Xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không?
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính của tuyến nội tiết thường gặp ở nước ta hiện nay. Phát hiện bệnh càng sớm thì tiên lượng điều trị khỏi càng cao. Vậy xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không? Mời bạn đọc cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết của GenK STF dưới đây.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- 6 Triệu chứng ung thư tuyến giáp điển hình
- Các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp bạn nên biết
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% trong tổng số các loại ung thư, là loại ung thư thường gặp nhất của tuyến nội tiết chiếm đến 90%. Ung thư loại biểu mô carcinoma biệt hóa tốt là loại thường gặp nhất trong ung thư tuyến giáp. Phương pháp điều trị chính của ung thư tuyến giáp là phẫu thuật. Đa phần các ca bệnh ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt nếu người bệnh tuân thủ điều trị tốt và phát hiện bệnh sớm.
Tại Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp khoảng 2 – 4 ca mới/100.000 dân một năm, tỷ lệ nam/nữ là 1/2,7 và tỉ lệ tử vong là 0,2 – 2,8/ 100.000 dân. Các ca mắc bệnh thường gặp ở độ tuổi nhỏ hơn 20 hoặc lớn hơn 50 tuổi. Theo thống kê năm 2002, tỉ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là 2,7/100.000 dân đối với nữ và 1,3/100.000 đối với nam. Như vậy, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ thường cao hơn ở nam.
Một số triệu chứng của ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Xuất hiện u ở vùng tuyến giáp, thấy u di chuyển theo nhịp nuốt.
- Khối u tuyến giáp phát triển chèn vào dây thanh quản gây khàn tiếng.
- U tuyến giáp chèn vào thực quản sẽ gây hiện tượng nuốt vướng, nuốt nghẹn.
- Khối u xâm lấn, chèn ép khí quản có thể gây ra triệu chứng khó thở.
- Hạch cổ có thể xuất hiện cùng bên với u tuyến giáp và có thể gây đau.
- Ở giai đoạn muộn, da vùng cổ bị thâm nhiễm, hạch phát triển to có thể gây triệu chứng loét sùi, chảy máu.
[XEM NGAY] Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?
Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp thường được chỉ định bước đầu để sàng lọc xem có yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp hay không. Thông qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ quan sát được tuyến giáp có gì bất thường không, có nhân tuyến giáp không, kích thước như nào và số lượng bao nhiêu.
Thông thường, siêu âm là phương pháp định hướng ban đầu, giúp xác định vị trí nhân tuyến giáp để tiến hành chọc kim sinh thiết nếu cần.
Xạ hình tuyến giáp
Đây là phương pháp giúp phát hiện được những hình ảnh bất thường về chức năng tuyến giáp. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xác định được bệnh nhân mắc bệnh lý gì về tuyến giáp như bướu cổ, suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp,…
Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ được tiêm hoặc cho uống thuốc có iod phóng xạ. Phóng xạ khi đi vào cơ thể, nếu có tế bào ung thư chúng sẽ hấp thụ các iod phóng xạ đó và sẽ có hình ảnh được thu lại. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Nhược điểm của phương pháp là sử dụng chất phóng xạ nên độc hại và đặc biệt không dùng được cho phụ nữ có thai.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Khi siêu âm thấy hình ảnh nhân giáp bất thường và có hạch cổ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để xác định tính chất lành tính hay ác tính. Dựa vào vị trí trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để lấy mẫu tế bào ở vùng hạch hoặc nhân giáp, sau đó mang mẫu bệnh phẩm đi quan sát dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện ung thư tuyến giáp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trên 90%.
Xem ngay >>> Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp có uống được vitamin E không?
Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ
Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ được chỉ định để xác định xem ung thư tuyến giáp đã có di căn, lan rộng đến đâu.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ sử dụng thuốc cản quang iod để quan sát hình ảnh cấu trúc tuyến giáp và xác định di căn hạch tốt hơn. Tuy nhiên, vì sử dụng chất cản quang, sẽ làm ngăn cản khả năng hấp thụ iod nếu thực hiện xạ hình sau đó, gây ảnh hưởng đến phương pháp xạ hình. Và nếu sử dụng chất cản quang iod liều cao có thể gây độc giáp trạng với bệnh nhân có cường giáp tiềm ẩn.
Chụp cộng hưởng từ MRI không cần dùng chất cản quang iod nên không gây độc hại, tuy nhiên phương pháp này thường đắt tiền và đánh giá di căn hạch không tốt bằng chụp CT.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm chỉ số Calcitonin: Đây là chỉ số đặc hiệu giúp theo dõi và chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thể tủy thường ít gặp, chỉ chiếm 5-10% trong ung thư tuyến giáp, nên nếu có nghi ngờ mới chỉ định làm xét nghiệm này.
Định lượng TSH: được chỉ định để phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ đơn thuần. Ngoài ra xét nghiệm TSH còn để đánh giá và theo dõi việc sử dụng hooc môn sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
Xét nghiệm chỉ số TG và anti TG: chủ yếu để theo dõi và đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
Xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không?
Với những thông tin về các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp bên trên thì đáp án cho câu hỏi xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không là có thể bạn nhé. Tuy nhiên, xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường mang tính định hướng ban đầu và vẫn cần phải kết hợp thêm các phương pháp chẩn đoán khác mới đưa ra được chẩn đoán xác định.
Các xét nghiệm máu đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp. Cụ thể như sau:
- Chỉ số TSH để theo dõi việc điều chỉnh hoóc môn sử dụng sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Bình thường, chỉ số này nằm trong khoảng 0,4-5 mIU/L. Nếu chỉ số này dưới 0,4 mIU/L thì được coi là cường giáp thì phải điều chỉnh lượng hooc môn uống giảm xuống. Nếu chỉ số này trên 5mIU/L thì gọi là suy giáp phải tăng liều uống hoóc môn tuyến giáp lên.
- Chỉ số TG và anti TG để theo dõi sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Chỉ số TG và anti TG tăng cao sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp thì có thể nhu mô tuyến giáp còn sót lại ở cổ còn nhiều hoặc có di căn hạch hoặc có di căn xa.
Xem ngay >>>> Ung thư tuyến giáp có ăn được nghệ mật ong không?
Những trường hợp nào cần lưu ý nên kiểm tra sàng lọc ung thư tuyến giáp định kỳ?
Việc phát hiện sớm ung thư tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong tiên lượng điều trị bệnh lý này. Một số đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý đi kiểm tra định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm những biến đổi bất thường trong cơ thể. Cụ thể như sau:
- Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn rất nhiều lần so với nam giới. Nữ giới ở độ tuổi 40-50 trở lên cần đi khám ngay nếu thấy vùng cổ to bất thường, dấu hiệu nuốt vướng nuốt nghẹn, thay đổi giọng nói.
- Gia đình có người nhà mắc ung thư tuyến giáp thì cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn so với người bình thường.
- Những người có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ như đã từng xạ trị vùng đầu cổ, từng gặp tai nạn ở nhà máy điện, vũ khí hạt nhân có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.
- Những người có thể trạng thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người có thể trạng bình thường, cân đối.
- Chế độ ăn ít iot có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nang, chế độ ăn quá nhiều iot có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp thể nhú.
Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không. Tỷ lệ điều trị khỏi ung thư tuyến giáp rất cao nếu bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì thế, bạn cần chủ động đi khám kiểm tra sớm nếu nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao và có những dấu hiệu bất thường về tuyến giáp.
Xem ngay >>> [Góc Giải Đáp] Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang