Sự thật: Xạ trị ung thư vú có cần cách ly không?

Nhiều người lo lắng sau xạ trị ung thư vú cần cách ly với người thân vì sợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh. Vậy sự thực người bệnh có phải cách ly không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm lời giải đáp cho câu hỏi xạ trị ung thư vú có cần cách ly không trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về các phương pháp điều trị ung thư vú

Phẫu thuật điều trị ung thư vú

Phẫu thuật điều trị ung thư vú là một phương pháp chính để điều trị cho bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn sớm. Phương pháp này giúp loại bỏ triệt căn phần có tế bào ung thư, tùy vào tình trạng khối u và tình trạng hạch di căn nếu có, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp, bao gồm:

  • Phẫu thuật bảo tồn vú là phương pháp được chỉ định khi khối u kích thước nhỏ, không có nhiều tổn thương trong cùng 1 bên vú. Phương pháp này giúp giữ lại một phần cấu trúc tuyến vú và sau đó thường bệnh nhân sẽ phải xạ trị thêm để giúp giảm nguy cơ tái phát sau điều trị.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân có nhiều tổn thương trong cùng một tuyến vú, chân khối u lan rộng. Kể cả những bệnh nhân có khối u nhỏ nhưng nằm trong nhóm nguy cơ cao như có đột biến gen BRCA1, BRCA2, tiền sử gia đình đã có người mắc ung thư vú.
  • Phẫu thuật nạo vét hạch được chỉ định cho những trường hợp khối u không chỉ tiến triển tại chỗ mà đã có xâm lấn đến hạch vùng lân cận hoặc hạch nách.
  • Phẫu thuật tái tạo vú là phương pháp được áp dụng cho những chị em đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, giúp chị em lấy lại ngoại hình, tự tin hơn sau điều trị.

Xạ trị điều trị ung thư vú

Xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến được áp với nhiều bệnh nhân ung thư vú. Ở giai đoạn sớm, xạ trị được chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật ngăn ngừa nguy cơ tái phát tại chỗ. Ở giai đoạn muộn hơn, xạ trị được chỉ định giúp giảm triệu chứng do di căn gây ra như phù nề ở bệnh nhân di căn não, giảm đau do di căn xương, ngăn ngừa chèn ép tủy gây liệt do di căn tủy,…

Một số hình thức xạ trị trong điều trị ung thư vú bao gồm xạ trị vú, xạ trị thành ngực, xạ trị vào các hạch di căn, xạ trị vùng di căn.

Xạ trị ung thư vú có phải cách ly không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay

Hóa chất điều trị ung thư vú

Hóa chất điều trị ung thư vú là dùng các loại thuốc chống ung thư dưới dạng đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc đường uống. Tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh hiện tại, mức độ giai đoạn bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một loại hóa chất hay nhiều loại phối hợp.

Khi điều trị bằng hóa chất, người bệnh ung thư vú có thể gặp một số phản ứng phụ như:

  • Giảm các dòng tế bào máu dẫn đến thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng do bạch cầu giảm, tiểu cầu cầu giảm.
  • Chán ăn, mệt mỏi, viêm niêm mạc miệng, viêm loét đường tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Rụng tóc, móng giòn dễ gãy, viêm móng, da sạm đen.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây mất kinh tạm thời.
  • Một số tác dụng phụ khác như suy tim, viêm phổi.

Liệu pháp nội tiết điều trị ung thư vú

Liệu pháp nội tiết được chỉ định cho những phụ nữ bị ung thư vú dương tính với thụ thể Estrogen hoặc Progesterone. Tùy theo độ tuổi và tình trạng mãn kinh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc nội tiết uống hoặc phẫu thuật cắt buồng trứng, xạ trị hay tiêm thuốc làm buồng trứng ngừng hoạt động.

Một số tác dụng phụ không mong muốn của liệu pháp nội tiết như chảy máu âm đạo bất thường, dày nội mạc tử cung, loãng xương,…

Liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư vú

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc nhắm vào thụ thể protein có gắn với tế bào ung thư để tiêu diệt những tế bào ác tính này. Một số loại thuốc đích thường được sử dụng như Trastuzumab, Ado-trastuzumab, Emtansine, Neratinib, Lapatinib, Olaparib, Talazoparib, Everolimus,…

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư vú

Liệu pháp miễn dịch giúp tác động trực tiếp vào hệ thống miễn dịch tự thân của người bệnh để chống lại sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Một số loại thuốc miễn dịch để điều trị ung thư vú thường gặp bao gồm Pembrolizumab, Dostarlimab,…

Điều trị chăm sóc giảm nhẹ

Song song với các phương pháp điều trị trực tiếp vào khối u ác tính, các biện pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ rất quan trọng giúp góp phần làm tăng chất lượng sống, giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình điều trị. Các phương pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư vú bao gồm điều trị tâm lý, tư vấn dinh dưỡng, các liệu pháp giúp giảm đau, giảm buồn nôn cho bệnh nhân,… 

Xạ trị ung thư vú có cần cách ly không?

Như những thông tin ở phần bên trên thì chúng ta thấy xạ trị là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị ung thư vú. Kể cả người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm hay giai đoạn muộn đều áp dụng đến phương pháp điều trị này. Và nhiều người nghe đến xạ trị thường lo lắng tiếp xúc với phóng xạ sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Chính vì thế câu hỏi xạ trị ung thư vú có cần cách ly không đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Đối với xạ trị ung thư vú thì kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất là xạ trị chiếu ngoài (EBRT). Tức là nguồn phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư tác động từ bên ngoài cơ thể. Bác sĩ sẽ sử dụng một máy gia tốc tuyến tính phát ra chùm tia xạ để chiếu vào vùng cần điều trị. Vị trí chiếu xạ sẽ phụ thuộc vào vị trí khối u, bệnh nhân đã phẫu thuật chưa, có hạch nách di căn không và có những cơ quan nào bị di căn.

Dù chiếu tia xạ ở bất kỳ vị trí nào thì nguồn tia xạ chỉ tác động bên ngoài cơ thể và không gây tồn đọng bên trong. Vì thế, nếu bệnh nhân đã ra khỏi khu chiếu xạ thì sẽ không tồn tại nguồn phóng xạ gây ảnh hưởng đến người khác. Do đó, bệnh nhân ung thư vú sau khi xạ trị xong không cần phải cách ly với người thân và bạn bè xung quanh.

Một số ít trường hợp bệnh nhân ung thư vú sẽ được chỉ định xạ trị trong bằng cách đặt các mảnh nhỏ của chất phóng xạ vào gần vị trí khối u để phá hủy tổ chức khối u. Khi điều trị bằng phương pháp này, sẽ có lượng phóng xạ bên trong cơ thể tồn tại trong một thời gian nhất định và có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh. 

Nếu điều trị bằng phương pháp này bác sĩ sẽ cảnh báo cho bạn về nguy cơ ảnh hưởng đến người khác và hướng dẫn bạn cách lý trong thời gian bao lâu. Tuy nhiên, số người bệnh ung thư vú áp dụng kỹ thuật điều trị này rất ít. 

Nhiều bệnh nhân sức khỏe yếu, đi xạ trị cần có người thân đi cùng vì thế người nhà nên lưu ý ở bên để chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất. Không nên xa lánh hay kỳ thị những bệnh nhân sau xạ trị ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư vú nói riêng.

Một số câu hỏi thường gặp về xạ trị ung thư vú

Xạ trị ung thư vú kéo dài bao lâu?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân thời gian xạ trị ở mỗi người là khác nhau. Trung bình một đợt điều trị xạ ung thư vú kéo dài khoảng 3-6 tuần, và mỗi tuần bệnh nhân sẽ tiến hàng xạ 5 mũi từ thứ 2 đến thứ 6. Với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm, đã phẫu thuật triệt căn tốt thông thường xạ sẽ nhanh hơn. Những bệnh nhân giai đoạn muộn thì thời gian xạ trị sẽ kéo dài lâu hơn.

Xạ trị ung thư vú có đau không?

Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư vú khi xạ trị là kích ứng da vùng chiếu xạ. Thời gian đầu, bệnh nhân thường cảm giác hơi nóng rát và da hơi ửng đỏ vùng chiếu xạ. Đến những mũi xạ tiếp theo cảm giác rát sẽ tăng, có những người sẽ bị bong tróc, phồng rộp da. Những tổn thương này nếu không biết cách chăm sóc có thể tạo thành những ổ loét gây đau nhức.

Ngoài tác dụng phụ gây kích ứng da, người bệnh có thể gặp phải những phản ứng phụ khác như mệt mỏi, ăn uống kém, tê bì vùng chiếu xạ, da sạm và cứng dày hơn phần khác. Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp như gãy xương sườn, viêm mô phổi, xơ hóa phổi, tổn thương tim, nuốt khó, đau tức ngực.

Làm sao để giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú?

Để giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:

  • Chia sẻ tình trạng khó chịu mình đang gặp phải để được bác sĩ tư vấn hướng giải quyết phù hợp. Không tự ý bôi mỹ phẩm hay bất kỳ loại kem làm mát da nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Khi tắm, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng vùng da chiếu xạ không chà sát mạnh, gãi tránh gây tổn thương trở nên nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng thêm các loại nước mát như nước dừa, nước ép hoa quả để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau điều trị hơn.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi xạ trị ung thư vú có cần cách ly không. Trong quá trình xạ, bệnh nhân nên lưu ý có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi điều độ để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau đợt điều trị dài ngày.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178