Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Viêm họng ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của con. Để giảm nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ cần nằm lòng kiến thức về căn bệnh này nhằm sớm phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Do đó, hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn về viêm họng ở trẻ sơ sinh qua nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Viêm họng ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân do đâu?

Viêm họng ở trẻ sơ sinh là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm, gây khó chịu cho bé.

Việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng:

1.1. Viêm họng ở trẻ 6 tháng tuổi do cúm

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng chính là cúm. Khi trẻ bị cúm sẽ xuất hiện các dấu hiệu đi kèm của bệnh viêm họng là chảy nước mũi, ho khan, ăn không ngon miệng. Thậm chí, bé còn bị tiêu chảy và nôn mửa.

tre-so-sinh-bi-viem-hong
Trẻ sơ sinh bị viêm họng do cảm cúm

1.2. Viêm họng ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus

Nhiễm virus cũng là tác nhân chính gây viêm họng ở trẻ. Các loại virus này thường lây qua bàn chân, ban tày hoặc qua miệng của bé. Bệnh do virus gây ra sẽ có các triệu chứng điển hình sau:

  • Xung quanh miệng xuất hiện các đốm đỏ.
  • Phát ban ở bàn tay và bàn chân của bé. Hoặc khu vực mông và các bộ phận khác cũng bị phát ban.
  • Bé chán ăn, bỏ ăn.

1.3. Viêm họng ở trẻ 8 tháng tuổi do Herpangina

Herpangina là căn bệnh truyền nhiễm. Khi viêm họng do nguyên nhân này gây ra sẽ có các triệu chứng điển hình sau:

  • Bên trong và xung quanh miệng của trẻ xuất hiện những chấm xám và trắng với tần suất ngày càng nhiều.
  • Trẻ bị tiêu chảy và sốt cao.
  • Trẻ ăn không ngon.
  • Bé bị dị ứng với bụi.

1.4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên thì viêm họng ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ một trong những yếu tố dưới đây:

  • Trẻ bị dị ứng với các tác nhân như gia vị, bụi bẩn, lông động vật, các loại bột, phấn hoa…
  • Cho trẻ nằm lâu trong điều hòa hoặc sử dụng quạt không đúng cách.

2. Viêm họng ở trẻ sơ sinh có triệu chứng gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ khá dễ nhận biết bởi các triệu chứng rõ ràng hơn người lớn rất nhiều. Cụ thể như sau:

  • Bé khóc và quấy nhiều, nhất là khi đang ăn:  Mỗi lần bú, trẻ thường khóc và quấy rất nhiều. Trẻ còn bị đau khi nuốt nước bọt, thức ăn và có cảm giác khó chịu.
  • Sưng đỏ cổ họng: Viêm họng khiến cổ họng của trẻ thường bị sưng đỏ. Nếu thăm khám cho bé thì cha mẹ cần phải rửa tay sạch trước khi thực hiện. Tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.
  • Bé khó chịu, bực bội và bồn chồn: Trẻ sẽ luôn cảm thấy bực tức, khó chịu trong người khi bị viêm họng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những lý do khác như trẻ bị đói, buồn ngủ hoặc bệnh lý khác.
  • Sốt: Viêm họng hầu hết đều gây sốt. Sốt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé nên cha mẹ cần phải theo dõi trẻ cẩn thận.
  • Nôn mửa và tiêu chảy: Viêm họng có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa ở trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch của bé còn yếu.
  • Ho: Tùy từng tình trạng của bệnh viêm họng mà trẻ có thể ho khan hoặc ho có đờm.

3. Biến chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên bất cứ căn bệnh nào nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

  • Viêm VA.
  • Viêm amidan.
  • Viêm phế quản.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm thanh quản.

4.  Viêm họng ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị viêm họng cha mẹ cần tìm ra chính xác nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ hãy cùng tham khảo:

  • Cha mẹ cần nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây dị ứng nếu trẻ bị viêm họng do dị ứng.
  • Không gian sống không đảm bảo cũng khiến trẻ bị viêm họng. Lúc này, cha mẹ cần đảm bảo phòng ngủ và nơi nằm của bé được sạch sẽ, thông thoáng. Phải đảm bảo tiêu chí ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Trường hợp sử dụng điều hòa thì cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với trẻ.
  • Cha mẹ có thể sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm cho không khí trong phòng của trẻ.
  • Mẹ hãy cho con bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời, giúp trẻ được bổ sung dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, hãy chia nhỏ số lần bú để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái mỗi khi bú.
cho-tre-bu
Cho con bú nhiều hơn và chia thành nhiều cữ để giảm khó chịu cho bé
  • Mẹ hãy cố gắng dỗ dành và cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn khi con quấy khóc liên tục. Như vậy, sẽ giúp sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng nhiều và sớm phục hồi.
  • Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần dùng khăn ấm lau người cho bé. Đặc biệt, chú ý lâu ở vùng nách, bẹn để bé hạ sốt.
  • Trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ sớm cải thiện tình trạng sức khỏe nếu được chăm sóc tốt.

5. Viêm họng ở trẻ sơ sinh khi nào cần đi khám bác sĩ?

Viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu phát hiện sớm và tình trạng không nghiêm trọng thì cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Trẻ bỏ bú, không chịu bú.
  • Bé bị khó thở.
  • Trẻ có hiện tượng phát ban.
  • Bé quá mệt, lười vận động, ngủ li bì…

6. Cách điều trị viêm họng ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng hiện nay:

6.1. Sử dụng thuốc

Trẻ sơ sinh bị viêm họng kèm theo các triệu chứng là sổ mũi, sốt, ho có thể sử dụng một số thuốc nếu cần là thuốc hạ sốt, ho, cảm lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C.

Cha mẹ cần tuyệt đối tránh việc tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ vì tác dụng phụ và nguy cơ rủi ro khá nhiều. Do đó, chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chuyên khoa cho phép và phải dùng đúng chỉ định.

6.2. Áp dụng một số mẹo dân gian

Mẹo dân gian trị viêm họng cho bé cũng được khá nhiều phụ huynh lựa chọn vì tính an toàn. Cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

  • Rau diếp cá: Rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá rồi đem nấu cháo loãng. Thêm chút đường khi cháo chín để tạo vị ngọt. Cha mẹ hãy cho bé uống 3 lần/ngày món cháo này và mỗi lần uống khoảng 10ml.
  • Lá húng chanh hấp đường phèn: Lấy 1 nắm lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với đường phèn. Đem hấp cách thủy rồi gạn lấy phần nước cho bé uống 3 lần/ngày.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ, thái khúc và cho thêm đường phèn vào trộn đều lên. Đem hỗn hợp hấp cách thủy rồi cho bé uống mỗi lần 2 thìa và mỗi ngày uống 2 lần.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp khi trẻ sơ sinh bị viêm họng nhẹ. Thời gian sử dụng bài thuốc không quá 1 tuần.

7. Phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để hạn chế và phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Chú ý vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ mỗi ngày, nhất là mùi, họng, tay chân.
  • Môi trường sống các các đồ chơi hàng ngày của con cần được vệ sinh sạch sẽ.
  • Không để quạt xả trực tiếp vào vùng mặt, đầu của trẻ. Không để trẻ nằm ngay cửa sổ nhằm bảo vệ con trước các cơn gió lạnh lùa vào.
  • Không để con nằm thẳng điều hòa và khi bật điều hòa cần điều chỉnh ở mức nhiệt độ phù hợp.
  • Tiêm vắc xin đầy đủ cho bé để tăng sức đề kháng và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn.
  • Cho bé ngủ đủ giấc và đủ thời gian theo độ tuổi.
  • Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Nếu trẻ đã lớn hơn và ăn dặm, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đặc biệt, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C để giúp con cải thiện sức đề kháng.
  • Không cho trẻ sử dụng nước đá, nước lạnh hay các thực phẩm không tốt cho hệ hô hấp của con.
  • Nếu không cần thiết thì không nên cho trẻ sơ sinh tới nơi đông người, nhất là khi thời điểm giao mùa.
  • Trước khi chăm sóc, bế hay cho bé bú cần vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Không để người lạ hôn hít, tiếp xúc gần với trẻ.

Kết luận

Viêm họng ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi triệu chứng để có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả. Nếu bệnh diễn biến nghiêm trọng cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7