Những dấu hiệu ung thư họng không thể bỏ qua
Ung thư họng là bệnh ung thư phổ biến, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về những dấu hiệu ung thư họng để cảnh giác hơn và sớm phát hiện bệnh.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về ung thư họng
Ung thư họng là ung thư xảy ra ở họng, cơ quan nằm phía sau mũi và phía trên cổ họng. Ở các khu vực khác trên thế giới – cụ thể là Đông Nam Á – ung thư biểu mô họng xảy ra thường xuyên hơn.
Ung thư họng rất khó phát hiện sớm. Lý do là bởi họng nằm ở bên trong sâu, khó kiểm tra và triệu chứng ung thư biểu mô họng hầu như giống với những bệnh lý phổ biến khác vùng mũi họng.
2. Các dấu hiệu ung thư họng
Đa phần các dấu hiệu ung thư họng khó xác định được ở giai đoạn đầu của bệnh bởi có nhiều triệu chứng giống với các bệnh liên quan đến tai, mũi họng như cảm cúm thông thường. Vì thế mà người bệnh chủ quan lơ là khi có dấu hiệu bệnh.
Khi bệnh tiến triển sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nổi hạch ở cổ
Khi xuất hiện tế bào ung thư ở họng, chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp vùng cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển, nó sẽ hình thành các hạch cứng ở cổ, không gây đau.
- Khó nuốt
Tình trạng khó nuốt, đau họng cũng hay gặp phải ở người bệnh ung thư họng. Lúc này có thể có một khối u phát triển trong cổ họng. Khối u sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng gây ra tình trạng khó nuốt, đau họng.
- Thay đổi trong giọng nói
Đây cũng là dấu hiệu ung thư họng. Nếu bệnh phát triển xung quanh các dây thanh âm, nó sẽ gây ra tình trạng thay đổi giọng nói.
- Ho kéo dài
Tình trạng ho kéo dài có thể cảnh báo dấu hiệu ung thư họng. Nếu bạn bị ho dai dẳng và khi khỏi, giọng bạn bị khàn đi thì cần hết sức lưu ý.
- Ù tai
Nếu ung thư họng xâm lấn ra các vị trí xung quanh có thể khiến người bệnh thường xuyên bị ù một bên. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác trầm như tiếng ve kêu bên trong tai.
- Chảy máu cam
Đây là dấu hiệu thường gặp khi bị ung thư họng. Người bệnh sẽ thấy nước mũi một bên chảy ra và có kèm theo máu.
- Biểu hiện ở mắt
Khu khố u vòm họng lan rộng có thể gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt dẫn tới tình trạng lác mắt, lồi mắt, sụp mí, giảm thị lực…
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư họng, người bệnh không nên chủ quan. Cần tới ngay các bệnh viện có khoa ung bướu để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.
3. Phương pháp điều trị ung thư họng
Tùy vào từng giai đoạn và mức độ bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị sau:
- Xạ trị
Ở giai đoạn đầu khi ung thư họng không di căn thì người bệnh thường được chỉ định điều trị xạ trị. Đây là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị chỉ tác động tới khu vực điều trị mà không ảnh hưởng tới các vị trí khác trong cơ thể.
- Xạ trị kết hợp hóa trị
Đối với các bệnh nhân vào giai đoạn ung thư muộn (đã có sự xâm lấn đáy hộp sọ hoặc sự hiện diện của thiếu hụt dây thần kinh sọ) hoặc các hạch đã to lên lan rộng tới đáy cổ thì được chỉ định xạ trị kết hợp với hóa trị để cải thiện tình trạng bệnh.
- Phẫu thuật
Với những bệnh nhân có khối u tái phát thì có thể được chỉ định làm phẫu thuật
- Hóa trị
Đây là phương pháp điều trị chính cho các bệnh nhân bị ung thư di căn hoặc những bệnh nhân bị ung thư tái phát sau bức xạ.
Những phương pháp điều trị ung thư vòm họng vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
4. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư họng?
Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư biểu mô họng bao gồm:
– Khám lâm sàng: chẩn đoán ung thư biểu mô họng bắt đầu bằng việc kiểm tra chung. Bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, khám lâm sàng bằng cách ấn lên cổ để kiểm tra xem các hạch bạch huyết có sưng không.
– Nội soi mũi họng: nếu nghi ngờ ung thư họng, bác sĩ có thể đề nghị nội soi mũi. Thử nghiệm này sử dụng một ống mỏng, mềm với một máy ảnh ở cuối để kiểm tra, tìm kiếm bất thường bên trong vòm họng. Nội soi mũi có thể cần gây tê cục bộ.
– Sinh thiết: thử nghiệm để loại bỏ một mẫu tế bào bất thường. Bác sĩ của bạn cũng có thể sử dụng nội soi hoặc dụng cụ khác để lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để được kiểm tra ung thư.
5. Các xét nghiệm để xác định mức độ ung thư họng
Một khi chẩn đoán được xác nhận, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác để xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh ung thư, chẳng hạn như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp (PET)
- Chụp X-quang
6. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư họng
Tầm soát ung thư họng định kỳ là việc làm rất cần thiết để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Những người nên khám tầm soát ung thư vòm họng bao gồm: tất cả những người từ 40 tuổi trở lên; người dưới 40 tuổi nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, quan hệ tình dục không an toàn…; người có các triệu chứng bất thường nghi ung thư vòm họng như thường xuyên chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi…
7. Phòng bệnh ung thư họng thế nào?
Không có biện pháp phòng ngừa ung thư họng tuyệt đối. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ:
– Tránh xa thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh những người đang hút thuốc mà từ bỏ được thì sau 5-6 năm nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ giảm xuống giống như những người không hút thuốc.
– Hạn chế uống rượu, bia và các chất có cồn gây hại cho cơ thể.
– Hạn chế ăn thịt muối, cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối).
– Bổ sung các loại trái cây, rau củ vào khẩu phần ăn uống. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, luyện tập thể lực để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin cơ bản về dấu hiệu ung thư họng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa, hy vọng đây là những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.