Điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Ung thư vú là bệnh lý có liên quan đến yếu tố nội tiết hooc môn trong cơ thể. Vậy điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa ung thư vú với kinh nguyệt và chức năng sinh sản trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Hiểu rõ về bệnh ung thư vú 

Ung thư vú là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc rất cao ở phụ nữ và có một tỷ lệ rất nhỏ nam giới cũng bị. Phụ nữ ở độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Theo số liệu của Mediresourse Inc thì ở độ tuổi 39 tỷ lệ mắc ung thư vú là 1/231 người, độ tuổi từ 40 đến 59 tỷ lệ mắc là 1/25 người, còn ở độ tuổi 60 đến 79 tuổi thì tỷ lệ mắc ung thư vú lên đến 1/15 người.

Phân loại ung thư vú theo hóa mô miễn dịch gồm các thể: 

  • Ung thư vú âm tính với thụ thể hooc môn nội tiết (ER- và PR-).
  • Ung thư vú dương tính với thụ thể hooc môn nội tiết (ER+ hoặc PR+)
  • Ung thư vú thể HER2 dương tính
  • Ung thư vú thể HER2 âm tính
  • Ung thư vú thể bộ ba âm tính (ER-, PR-, HER2-).
  • Ung thư vú thể bộ ba dương tính (ER+, PR+ và HER2+)

Dựa vào phân loại này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng thể bệnh. Các phương pháp điều trị chính của ung thư vú bao gồm phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, với ung thư vú thể HER2 dương tính sẽ có thêm phác đồ điều trị nhắm trúng đích, với ung thư vú có dương tính với thụ thể nội tiết sẽ có thêm phác đồ điều trị liệu pháp nội tiết.

Một số triệu chứng của ung thư vú bao gồm:

  • Khi các khối u hình trong tuyến vú người bệnh có thể sờ thấy khối u cứng, chắc không di động ở ngực. Ở những giai đoạn muộn hơn, khối u đã di căn sang hạch nách, người bệnh cũng có thể sờ thấy khối hạch ở nách không di động, cứng chắc và ấn vào gây đau.
  • Một số trường hợp khác, người bệnh không sờ thấy khối u nhưng thấy có hiện tượng chênh lệch bất thường kích thước giữa 2 bên vú.
  • Khối u ác tính phát triển trong tuyến vú sẽ gây chèn ép đến các mô cơ quan lân cận gây ra triệu chứng đau tức vùng ngực. Cơn đau ung thư vú gây ra thường kéo dài âm ỉ, liên tục, khi gần đến ngày hành kinh các triệu chứng đau tăng nhiều hơn.
  • Ngoài ra, khối u phát triển gây co kéo vùng da ở ngực, người bệnh có thể thấy thay đổi màu sắc da ở vú, núm vú bị co kéo tụt vào trong dù trước đó cấu trúc màu sắc núm vú bình thường.
  • Một số trường hợp khác người bệnh sẽ có triệu chứng chảy dịch hoặc chảy máu bất thường ở núm vú.
  • Các triệu chứng ở giai đoạn muộn sẽ rõ ràng hơn như khối u xâm lấn, vỡ loét ra ngoài da, người bệnh mệt mỏi, thiếu máu, sụt cân nhanh,…

Điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Với các triệu chứng ung thư kể trên thì bệnh ung thư vú không gây triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt. Tuy nhiên, các phác đồ điều trị như hóa chất, liệu pháp nội tiết sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh sản nói chung và khả năng điều hòa kinh nguyệt nói riêng.

Các phương pháp điều trị ung thư vú có thể làm mất kinh nguyệt tạm thời hoặc vĩnh viễn

Ảnh hưởng của hóa chất điều trị ung thư vú đến kinh nguyệt

Các loại hóa chất điều trị ung thư vú có thể làm tổn thương buồng trứng, làm giảm số lượng và chất lượng trứng dẫn đến kinh nguyệt có thể dừng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản còn phụ thuộc vào loại và liều của các thuốc hóa chất được dùng, tuổi của bạn và khả năng sinh sản trước điều trị.

Khi người bệnh được điều trị ở độ tuổi càng trẻ, đặc biệt là độ tuổi dưới 35 tuổi, thì nhiều khả năng là kinh nguyệt sẽ trở lại. Đối với, phụ nữ bị ung thư vú trên 35 tuổi rất có thể sẽ bị mất khả năng sinh sản sau hóa trị.

Có thể kinh nguyệt tạm thời dừng trong khi điều trị hóa chất và kinh nguyệt trở lại sau khi kết thúc điều trị vài tháng hoặc đôi khi thậm chí vài năm. Ngoài ra, nếu kinh nguyệt trở lại sau hóa trị, mãn kinh rất có thể xảy ra sớm hơn (sớm hơn từ 5 tới 10 năm), nghĩa là người bệnh có thời gian ngắn hơn để có thể có thai.

Ảnh hưởng của liệu pháp nội tiết đến kinh nguyệt

Đối với người bệnh ung thư vú có dương tính với thụ thể nội tiết sẽ phải điều trị thêm liệu pháp nội tiết sau khi điều trị xong các phác đồ hóa, xạ trị và phẫu thuật. Liệu pháp nội tiết thường kéo dài 5 năm hoặc lâu hơn. Sử dụng thuốc nội tiết để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, người bệnh có thể bị mất kinh nguyệt hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Một số phụ nữ phải cắt bỏ buồng trứng như là một phần của điều trị ung thư vú để giúp giảm nguy cơ tái phát nếu họ có gen đột biến như là BRCA1 hoặc BRCA2 (có thể gây cả ung thư vú và ung thư buồng trứng). Nếu người bệnh làm phẫu thuật này thì người bệnh không thể có kinh nguyệt nữa và sẽ mất khả năng sinh con.

Một số bệnh nhân không muốn phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thì sẽ phải tiêm thuốc bất hoạt buồng trứng định kỳ. Loại thuốc này sẽ làm mất khả năng hoạt động sản sinh hooc môn của buồng trứng và cũng làm mất kinh nguyệt.

Như vậy đáp án cho câu hỏi điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không là có bạn nhé. Người bệnh có thể bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào thể bệnh người bệnh đang mắc và phụ thuộc vào các phương pháp điều trị của từng bệnh nhân.

Một số câu hỏi thường gặp về điều trị ung thư vú

Điều trị ung thư vú có gây mãn kinh sớm không?

Điều trị ung thư vú gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt và cũng có thể gây ra triệu chứng mãn kinh sớm ở phụ nữ. Các triệu chứng mãn kinh có thể đến sớm hơn 5-10 năm so với bình thường tùy thuộc vào thể bệnh và phương pháp điều trị của người bệnh. Cụ thể:

  • Các loại thuốc hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen của buồng trứng gây ra các triệu chứng mãn kinh sớm như bốc hỏa, khô âm đạo, mất ngủ hoặc các vấn đề về tiết niệu.
  • Sử dụng các loại thuốc nội tiết có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh sớm trong thời điểm dùng thuốc 5 năm. Còn với phương pháp tiêm bất hoạt buồng trứng, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sẽ gây ra triệu chứng mãn kinh hoàn toàn

Người bệnh có thể có con sau điều trị ung thư vú không?

Với những thông tin trên chúng ta đã biết điều trị ung thư vú có thể ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt và mãn kinh sớm vì thế có thể gây ảnh hưởng đến khả năng có thai của phụ nữ ung thư vú. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ bị ung thư vú vẫn có khả năng sinh con sau điều trị, và người bệnh nên trữ đông trứng hoặc phôi trước khi điều trị để đảm bảo chất lượng trứng và phôi tốt nhất.

Nếu còn đang trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không nên có thai. Vì các phác đồ điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng làm tăng khả năng thai nhi mắc các dị tật, bất thường.

Vì thế, nếu vẫn ở độ tuổi còn trẻ và mong muốn có con sau này, người bệnh cần trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được bác sĩ tư vấn về phương pháp đông lạnh trứng và phôi trước khi điều trị. Sau khi điều trị bệnh ổn định, sức khỏe người bệnh cho phép, người bệnh có thể có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sử dụng trứng và phôi đã trữ đông từ trước.

Điều trị ung thư vú có thể ảnh hưởng đến cơ quan nào khác ngoài cơ quan sinh sản?

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, các phương pháp điều trị ung thư vú còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim mạch, xương khớp. Các loại thuốc hóa trị hoặc thuốc nội tiết có thể làm tăng khả năng mắc bệnh lý tim mạch và các bệnh lý về huyết khối ở phụ nữ. Ngoài ra, liệu pháp nội tiết làm giảm nồng độ estrogen và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ ung thư vú.

Trong quá trình điều trị ung thư vú người bệnh nên lưu ý những gì?

Với những thông tin trên các bạn đã nắm rõ các phương pháp điều trị ung thư vú gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vì thế bạn cần lưu ý một số thông tin sau để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong quá trình điều trị:

  • Mặc dù gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Người bệnh ung thư vú nên tin tưởng và tuân thủ tuyệt đối phác đồ bác sĩ đưa ra, không nên tự ý bỏ dở điều trị.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêng khem quá mức để đảm bảo đủ sức khỏe và thể lực trong quá trình điều trị ung thư vú. Ăn nhiều các loại trái cây, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch trong quá trình điều trị.
  • Phụ nữ bị ung thư vú cần kiểm tra mật độ xương để nắm rõ về tình trạng xương khớp và có hướng bổ sung thêm canxi và vitamin D phù hợp.
  • Ăn ngủ đúng giờ và rèn luyện thể dục thể thao với cường độ hợp lý để tăng cường sức khỏe, nang cao thể trạng cho bản thân.

Hy vọng, thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ và tìm được đáp án cho câu hỏi điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không. Bạn cần lưu ý thêm một số thông tin giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ của phác đồ điều trị gây ra.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: