Tìm hiểu: Ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không?
Ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Vì sử dụng I131 là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư
- Ung thư tuyến giáp có ăn được gạo lứt không?
- Điều trị hoóc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không?
Nội dung bài viết
Vai trò của điều trị I131 đối với bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ung thư tuyến nội tiết có tỷ lệ điều trị khỏi rất cao. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp ở những giai đoạn sớm là phẫu thuật cắt tuyến giáp và nạo vét hạch cổ. Những trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm chưa có hạch cổ di căn thì chỉ cần phẫu thuật.
Những trường hợp di căn hạch cổ, hoặc sau phẫu thuật xét nghiệm đánh giá lại tế bào ung thư còn sót lại nhiều bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị thêm phóng xạ I131 để tiêu diệt nốt tế bào ung thư còn sót lại. Vì các tế bào nang giáp hấp thu iot rất tốt nên khi uống I131 thì bức xạ ion từ iod phóng xạ sẽ giúp phá hủy các mô giáp có chứa tế bào ung thư bằng cách phá hủy DNA và làm chết tế bào tuyến giáp.
Các cơ quan và tế bào ở bộ phận khác trên cơ thể không có đặc tính hấp thu iod nên ít bị ảnh hưởng bởi iod phóng xạ. Điều trị iod phóng xạ có tác dụng triệt căn tế bào ung thư còn sót lại phòng ngừa nguy cơ tái phát và di căn cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Phương pháp điều trị iod phóng xạ chỉ áp dụng với các trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang là các thể ung thư tuyến giáp biệt hóa.
Đối với các trường hợp ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy không điều trị bằng phương pháp này. Vì tế bào ung thư tuyến giáp ở các thể trên không hấp thụ với iod phóng xạ.
Trước khi vào điều trị iod phóng xạ, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu ngưng sử dụng hooc môn tuyến giáp trong vòng 1-2 tuần. Khi không bổ sung hooc môn tuyến giáp thay thế, người bệnh sẽ bị suy giáp, điều này sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết TSH. Nồng độ TSH cao sẽ làm các tế bào tuyến giáp hấp thụ phóng xạ tốt hơn. Vì dừng sử dụng hooc môn tuyến giáp đột ngột, người bệnh sẽ gặp một vài tác dụng phụ như mệt mỏi, tăng cân, táo bón, giảm khả năng tập trung,…
Một cách khác nữa để làm tế bào tuyến giáp hấp thụ iod tốt hơn là tiêm TSH tổ hợp và người bệnh sẽ vẫn sử dụng hooc môn tuyến giáp bình thường. Người bệnh sẽ được chỉ định tiêm TSH tái tổ hợp vào 2 ngày trước khi uống I131. Với cách này, người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ hạn chế được các tác dụng phụ khi phải ngừng hooc môn đột ngột.
Một điều cần lưu ý với người bệnh ung thư tuyến giáp khi chuẩn bị vào điều trị I131 là người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng iod trong vòng 14 ngày trước khi vào điều trị. Một số thực phẩm có chứa iod người bệnh cần kiêng trước khi vào điều trị I131 bao gồm thức ăn chứa muối, chế phẩm từ sữa, các loại thịt đỏ, trứng, hải sản, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
Đáp án: Ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không?
Ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân hiện nay. Việc tiên lượng điều trị I131 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể bệnh, giai đoạn bệnh nên không thể có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi trên là có hay không.
Theo một số nghiên cứu của các đơn vị lâm sàng, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (gồm ung thư tuyến giáp thể nang và thể nhú) có tỷ lệ đáp ứng với điều trị I131 rất cao. Cụ thể, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và có chỉ định điều trị I131 phù hợp sẽ có tỷ lệ chữa khỏi là 90% và có khoảng 15-20% tỷ lệ tái phát sau điều trị.
Đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và kém biệt hóa như ung thư tuyến giáp thể tủy thì việc điều trị I131 không có tác dụng chữa khỏi ung thư. Vì tế bào ung thư ở dạng không biệt hóa và kém biệt hóa không hấp thụ I131 nên các hạt phóng xạ không thể phá hủy được tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, sự tiến triển của tế bào ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và thể tủy phát triển rất nhanh nên tiên lượng điều trị khỏi ở 2 thể bệnh này giảm xuống rất thấp. Người bệnh sẽ phải điều trị phối hợp thêm hóa chất và xạ trị chiếu ngoài để làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
Một số tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng I131
Như vậy ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không bạn đã có câu trả lời. Một thông tin quan trọng người bệnh cần lưu ý thêm sau khi uống I131 là một số tác dụng phụ có thể xảy ra để có hướng theo dõi và xử trí sau điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi uống iod phóng xạ bao gồm:
- Viêm tuyến nước bọt cấp do phóng xạ: Người bệnh sẽ có các biểu hiện như khô miệng, đau quai hàm thường xuất hiện sau khi uống iod phóng xạ khoảng 1 đến 3 ngày.
- Viêm dạ dày thực quản cấp sau khi uống phóng xạ thường có các biểu hiện như sau: ợ chua, ợ nóng, cảm giác bỏng rát sau xương ức dọc theo xương ức, đau tức vùng thượng vị.
- Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Phù não là biến chứng nặng sau khi điều trị iod phóng xạ thường gặp ở những người có tổn thương ung thư tuyến giáp di căn não. Các triệu chứng nhận biết bao gồm đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, buồn nôn.
- Một biến chứng nặng khác khi điều trị bằng I131 là tắc đường thở do xâm nhiễm khí quản, hẹp lòng khí quản.
Lưu ý cho người bệnh ung thư tuyến giáp sau điều trị I131
Như những thông tin trên chúng ta đã biết điều trị I131 cũng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Vì thế, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi một cách đặc biệt để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Một số lưu ý cho bệnh nhân sau khi điều trị iod phóng xạ bao gồm:
- Nắm rõ về các tác dụng phụ có thể xảy ra để thông báo cho bác sĩ điều trị và có hướng xử trí kịp thời.
- Uống nước nhiều và đi tiểu thường xuyên để tránh các biến chứng tổn thương đến thận.
- Với các trường hợp phải ngưng dùng thuốc hooc môn tuyến giáp trước điều trị cần bổ sung lại với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ sau 3-5 ngày uống I131.
- Tùy thuộc vào liều lượng phóng xạ người bệnh phải sử dụng sẽ có quy định về cách ly y tế sau điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt về quy định cách ly mà bác sĩ đưa ra để tránh nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người khác.
- Một số trường hợp sẽ phải cách ly tại bệnh viện theo quy định và sau khi về nhà người bệnh cũng cần lưu ý một số thông tin như không để chất thải tiếp xúc với quần áo, chăn chiếu. Sau khi đi vệ sinh cần xả nước kỹ 2 lần để đảm bảo không còn lượng phóng xạ tồn dư trong chất thải. Giữ khoảng cách với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già trong một thời gian 1-2 tuần để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe tới những nhóm đối tượng này.
- Người bệnh cần tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ để đánh giá lại về hiệu quả phác đồ và có hướng theo dõi chỉnh liều hooc môn phù hợp theo từng thời điểm.
- Phụ nữ sau khi điều trị hooc môn tuyến giáp cần lưu ý không nên có thai ngay sau khi điều trị I131 vì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp uống I131 có khỏi không. Hiệu quả điều trị I131 còn phụ thuộc vào thể bệnh và giai đoạn bệnh. Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn trước và sau điều trị bác sĩ đưa ra để có kết quả điều trị tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: