Sự thật: Ung thư phổi có lây qua đường máu không?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thuộc hệ hô hấp có tỷ lệ tử vong rất cao. Ung thư phổi có lây qua đường máu không là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính đường hô hấp thường gặp và có độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, trên thế giới số ca mắc mới mỗi năm là khoảng 2,09 triệu người và số ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm là khoảng 1,76 triệu người. Còn thống kê tại Việt Nam năm 2018, số ca mắc mới là 23.000 người và dự đoán số ca mắc càng ngày càng tăng nhanh.

Ung thư phổi có 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tỷ lệ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đa số khoảng 85%, còn lại là ung thư phổi tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ ít nhưng thể bệnh này thường diễn biến nguy hiểm và tỷ lệ tử vong nhanh hơn. 

Nếu bạn phát hiện bệnh sớm và có cơ hội điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi thành công cao. Ngược lại, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn đa phần mục tiêu điều trị là để giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống và tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn rất thấp. Chính vì thế, chúng ta cần để ý kỹ những dấu hiệu bất thường của cơ thể, nên đến bệnh viện khám ngay nếu có những triệu chứng sau:

  • Ho dai dẳng kéo dài dù đã sử dụng các thuốc giảm ho nhưng cũng không đỡ.
  • Sốt tái đi tái lại không dứt, thường hay sốt về chiều tối kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở cả khi nghỉ ngơi và khi vận động gắng sức.
  • Đau tức vùng ngực thường xuyên, cảm giác đau xuyên ra sau bả vai. Nhiều người thường gặp triệu chứng này nhưng chủ quan là do các triệu chứng của hội chứng cổ vai gáy, đến khi triệu chứng nặng hơn đi khám bệnh đã sang những giai đoạn muộn.
  • Những triệu chứng nặng hơn như ho ra máu, nuốt vướng, nuốt khó, sụt cân nhanh chóng, đau nhức trong xương,… Khi đã thấy có những triệu chứng như này, thường bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Tìm hiểu: Ung thư phổi có lây qua đường máu không?

Ung thư phổi có lây qua đường máu không hay ung thư phổi có lây truyền qua những con đường nào khác là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Vì thực tế, có một số gia đình cùng có bố và con hay mẹ và con đều mắc ung thư phổi, tạo tâm lý lo lắng cho nhiều người xung quanh. 

Sự thực, bệnh ung thư phổi không lây truyền qua bất kỳ con đường nào, kể cả đường máu, đường ăn uống hay đường tiếp xúc cơ thể như bắt tay, ôm hôn. Do đó, bạn không nên kỳ thị xa lánh người bệnh ung thư phổi. Trong khi đó, người bệnh rất cần sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ từ những người xung quanh.

Còn về trường hợp cùng 1 gia đình có 2-3 thành viên đều mắc ung thư phổi có thể là do sóng chung gia đình mọi người sẽ có chung thói quen ăn uống sinh hoạt, sử dụng thức ăn, nguồn nước giống nhau, sống chung môi trường nên cũng có nguy cơ đột biến tế bào giống nhau.

Mặc dù không lây truyền nhưng bệnh ung thư phổi được đánh giá là căn bệnh có khả năng di truyền. Tỷ lệ di truyền căn bệnh này cho các thành viên trong gia đình rơi vào khoảng 5-10%. Vì một số trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ liên quan đến vấn đề đột biến gen. Và các gen đột biến này có khả năng di truyền cho các thế hệ lân cận trong gia đình với nhau.

Ung thư phổi không lây truyền qua đường máu nhưng có thể di truyền với tỷ lệ nhỏ

Chính vì thế, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi nằm trong nhóm nguy cơ cao có thể mắc căn bệnh này. Vì thế, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này cần chủ động đi khám sàng lọc ung thư phổi định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ và có hướng can  thiệp kịp thời.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư phổi

Như những thông tin phần bên trên chúng ta đã nắm rõ, bệnh ung thư phổi có khả năng di truyền mặc dù tỷ lệ rất nhỏ. Ngoài tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi, còn một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân khác có thể dẫn đến căn bệnh này, cụ thể như sau:

Thuốc lá, thuốc lào

Theo thống kê, có khoảng 80-90% các ca mắc ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá, thuốc lào. Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hoạt chất độc hại, đặc biệt là 3-4 benzopyren là một chất gây ung thư đã được chỉ rõ trong thực nghiệm. Không chỉ riêng người hút thuốc lá, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Song song với thuốc lá, những người hút thuốc lào cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi và những người hít phải khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc tương tự.

Các bệnh lý tại phổi

Các bệnh lý tại phổi đặc biệt là bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý ung thư phổi. Bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ hô hấp mà môi trường viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột biến tế bào dẫn đến ung thư phổi.

Những bệnh nhân có tiền sử xơ phổi có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 7 lần so với người bình thường kể cả không liên quan đến yếu tố hút thuốc lá. 

Tiếp xúc môi trường hóa chất, phóng xạ

Môi trường làm việc và sinh sống thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ hoặc các chất độc hại như amiang, radon, kim loại (asen, crom, niken), bức xạ ion hoá và hydrocarbon thơm đa vòng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư phổi.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nhóm yếu tố nguy cơ trên, những người có tiền sử thường xuyên dùng rượu bia và có chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư phổi. Những bệnh nhân mắc HIV cũng có nguy cơ mắc căn bệnh ác tính này cao hơn người bình thường.

Các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi

Với những thông tin ở những phần bên trên chúng ta đã hiểu rõ về tính chất lây nhiễm và di truyền của bệnh ung thư phổi, đồng thời hiểu rõ và các nhóm yếu tố nguy cơ mắc căn bệnh này. Hiểu về những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh lý ung thư phổi như sau:

Chủ động phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm nhiễm ở phổi

Các bệnh lý viêm nhiễm ở phổi do vi khuẩn lao hay phế cầu gây ra có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vacxin phòng lao và vacxin phế cầu. Bên cạnh phòng ngừa chủ động bằng vacxin, chúng ta cũng cần tự tạo thói quen sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên khi đến nơi đông người. 

Đồng thời, bạn cũng nên súc họng bằng nước muối thường xuyên giúp vi khuẩn vi rút không tấn công, xâm nhiễm xuống đường hô hấp dưới. Ngoài ra, khi đã mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị dứt điểm, tránh bị tái lại thường xuyên.

Xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Khẩu phần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một cách giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở phổi và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý ung thư phổi. Ngoài ra, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin và giàu các chất chống oxy hóa tế bào giúp giảm nguy cơ hình thành các tế bào đột biến ở phổi.

Như chúng ta đã biết, thuốc lá, thuốc lào và rượu bia đều có liên quan đến ung thư phổi. Đặc biệt, thuốc lá, thuốc lào không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vì thế, cần chủ động hoặc tìm hiểu các biện pháp hỗ trợ để cai thuốc lá. Đồng thời, bạn nên giảm lượng sử dụng các chất kích thích, rượu bia để đảm bảo cho sức khỏe được tốt hơn.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao giúp cho lá phổi hoạt động tốt hơn, và giúp tăng cường đề kháng miễn dịch, giúp sức khỏe được cải thiện tốt hơn, phòng ngừa được nhiều bệnh lý trong đó có cả ung thư phổi.

Khám sàng lọc định kỳ với những người nằm trong nhóm nguy cơ cao

Khám sàng lọc sớm ung thư phổi có vai trò rất quan trọng giúp phát hiện sớm những ca mắc ung thư phổi ngay từ khi chưa có triệu chứng. Điều đó giúp làm tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi gây ra. Các phương pháp giúp sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư phổi bao gồm chụp X quang ngực, chụp phim CT cắt lớp, làm xét nghiệm tế bào học dịch đờm,…

Đặc biệt, những người nằm trong nhóm nguy cơ cao có khả năng mắc ung thư phổi nên đi khám sàng lọc ung thư phổi thường xuyên hàng năm để phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải để có hướng điều trị kịp thời.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi ung thư phổi có lây qua đường máu không là không bạn nhé. Thay vì lo lắng bệnh ung thư phổi có lây nhiễm, bạn nên chủ động tìm hiểu những biện pháp giúp phòng ngừa sớm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178