Xạ trị ung thư phổi bao tiền, sống bao lâu, tác dụng phụ gì?

Xạ trị ung thư phổi là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh lý ung thư phổi. Ung thư phổi là căn bệnh hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như rất tốn kém trong điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Và trong khuôn khổ bài viết này GENK STF sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin xoay quanh về phương pháp xạ trị ung thư phổi.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu vài nét về ung thư phổi

benh-ung-thu-phoi
Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

1.1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh lý ung thư phổ biến nhất hiện nay. Ung thư phổi rất khó phát hiện sớm và tỷ lệ điều trị khỏi cũng như tiên lượng sống cho bệnh nhân cũng rất thấp. Ung thư phổi là bệnh lý ung thư gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Tuy nhiên ung thư phổi cũng có thể phòng tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.

1.2. Phân loại ung thư phổi

Có 2 loại ung thư phổi chính, đó là:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)

Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm phần lớn trong số các trường hợp bị ung thư phổi và loại này thường tiến triển chậm. Bệnh này nếu phát hiện sớm kết hợp với điều trị ngay lập tức thì có thể mang đến cơ hội hồi phục rất khả quan. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)

SCLC là dạng ung thư phổi ít gặp hơn tuy nhiên có tiến triển nhanh và thường nhanh chóng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể thông qua dòng máu. SCLC thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn tiến triển và phương pháp điều trị được chỉ định sẽ thường là hóa trị.

1.3. Ung thư phổi là gì có nguyên nhân do đâu?

Một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có khả năng phát triển thành ung thư phổi cao hơn. Theo thống kê 80% bệnh nhân ung thư phổi có tiền sử từng hút thuốc lá. Khói thuốc từ thuốc lá, thuốc lào hay từ xì gà có chứa các chất hóa học gây hại và các chất này được biết đến là các tác nhân gây ung thư. Sau khi hút thuốc các loại hợp chất này sẽ trực tiếp làm tổn thương tế bào và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chức năng cũng như sự phân chia bình thường của tế bào. Theo thời gian, các tế bào bị tổn thương này có thể phát triển thành ung thư. Ngay cả việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến hình thành ung thư. Phơi nhiễm với khói thuốc càng nhiều thì nguy cơ bị phát triển ung thư phổi càng cao.

Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư phổi bao gồm phơi nhiễm với radon (một chất khí phóng xạ), amiăng, arsen, crom, niken hay không khí ô nhiễm. 

2. Xạ trị ung thư phổi là gì?

Điều trị ung thư phổi bằng xạ trị là phương pháp điều trị ung thư phổi tiên tiến giúp loại bỏ tế bào ung thư ác tính thông qua việc chiếu các tia bức xạ mang năng lượng cao vào khu vực có tế bào ung thư. Có 3 phương pháp xạ trị ung thư phổi thường được các bác sĩ sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bao gồm có:

  • Xạ trị ngoài (hoặc bức xạ từ bên ngoài): sử dụng máy điều khiển các tia năng lượng cao đi từ bên ngoài cơ thể chiếu vào khối u. Phương pháp này được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện hay trung tâm điều trị. Đây là phương pháp thường được tiến hành trong nhiều tuần và đôi khi sẽ được thực hiện hai lần 1 ngày trong vài tuần. Một người bệnh được điều trị xạ ngoài sẽ không phát xạ và do vậy sẽ không phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa an toàn đặc biệt tại nhà.
  • Xạ trị trong: xạ trị trong còn được gọi là phương pháp xạ trị áp sát. Ở phương pháp này một nguồn phóng xạ được đưa vào bên trong cơ thể trong khối u hoặc gần khối u. Với một số loại xạ trị áp sát, nguồn tia xạ có thể được đặt vào trong cơ thể để hoạt động. Trong một số trường hợp nó được đặt trong cơ thể trong một khoảng thời gian và sau đó được loại bỏ cơ thể. Chính vì vậy trong thời gian điều trị xạ trị áp sát người bệnh nên cách ly với người xung quanh để tránh gây ra những tác hại không đáng có. 
  • Xạ trị toàn thân: Ở phương pháp này các thuốc phóng xạ sẽ được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc đưa vào tĩnh mạch để điều trị một số loại ung thư nhất định. Sau khi vào cơ thể những loại thuốc phóng xạ này sau đó đi khắp cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần phải tuân thủ các cảnh báo đặc biệt tại nhà trong một khoảng thời gian sau khi các loại thuốc phóng xạ này được đưa vào cơ thể.

3. Quy trình xạ trị ung thư phổi diễn ra như thế nào?

Khi điều trị xạ trị, bệnh nhân sẽ ở một mình trong phòng điều trị. Các bác sĩ và các kỹ thuật viên vận hành có thể quan sát thấy bạn mọi lúc qua camera trong phòng điều trị. Máy xạ trị sẽ không chạm vào bạn trong quá trình điều trị và bạn sẽ không cảm thấy gì. Máy sau đó sẽ di chuyển xung quanh bạn và phát ra âm thanh ù ù. Thông thường các bác sĩ điều trị sẽ căn dặn một số điều trước khi bạn xạ trị buổi đầu tiên, tuy nhiên nếu bạn trở nên lo lắng hay cảm thấy không khỏe, hãy giơ tay hoặc kêu gọi sự trợ giúp của bác sĩ hay kỹ thuật viên. Các bác sĩ xạ trị sẽ có thể tạm dừng quá trình điều trị và chăm sóc cho bạn.

4. Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần? Điều trị sẽ mất bao lâu?

Mỗi lần điều trị xạ trị, còn được gọi là phân liều điều trị sẽ thường mất khoảng 10 đến 20 phút. Việc điều trị xạ trị thường được thực hiện từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, mỗi ngày là một phân liều điều trị. Tổng số phân liều điều trị sẽ tùy vào mục đích điều trị. 

  • Với mục đích điều trị triệt căn hay điều trị bổ trợ thì một đợt xạ trị sẽ mất khoảng 6 đến 7 tuần để hoàn thành. 
  • Đối với mục đích dự phòng não hay điều trị triệu chứng, một đợt xạ trị sẽ mất khoảng 2 tuần. 

Đối với một số trường hợp, phương pháp xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị. Sau khi hội chẩn và có phác đồ các bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về loại điều trị phù hợp nhất và số lần xạ trị (phân liều) cho bạn.

5. Xạ trị ung thư phổi hết bao nhiêu tiền?

Những bệnh nhân điều trị ung thư phổi thường rất lo lắng không biết xạ trị ung thư phổi bao nhiêu tiền. Tuy nhiên để có thể đưa được 1 con số chính xác thì cũng rất khó bởi chi phí xạ trị ung thư phổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn xạ trị, tình trạng của người bệnh cũng như mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.

Đối với những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, có sức đề kháng yếu thì sẽ cần phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau khiến chi phí xạ trị ung thư tăng cao hơn những người trẻ.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm chính là chìa khóa nhằm giảm thiểu chi phí xạ trị ung thư phổi vì trong thực tế tiến hành xạ trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm sẽ tiết kiệm chi phí cũng như hiệu quả hơn so với các giai đoạn muộn hơn. Người bệnh có bảo hiểm y tế hay các bảo hiểm sức khỏe nhân thọ khác cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí xạ trị ung thư phổi.

ung-thu-phoi
Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 4 có đau không?

6. Ung thư phổi có nên xạ trị hay không?

6.1. Khi nào được chỉ định điều trị ung thư phổi bằng xạ trị?

Xạ trị ung thư phổi thường được chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư phổi ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn và di căn đến các bộ phận trên cơ thể người bệnh.

Ngoài ra xạ trị ung thư phổi còn được chỉ định cho người bệnh ở các giai đoạn sau nhằm thu nhỏ khối u và ddeer kết hợp với các biện pháp khác như phẫu thuật để loại bỏ khối u, giảm những đau đớn khó chịu cho người bệnh.

6.2. Ung thư phổi nên xạ trị hay không?

Như đã trình bày ở trên nếu vẫn còn băn khoăn ung thư phổi nên xạ trị không thì câu trả lời CÓ. Phương pháp xạ trị ung thư phổi có nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, cụ thể là:

  • Giúp giảm kích thước các khối u
  • Kết hợp với phương pháp phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u
  • Ở những trường hợp bệnh mới phát hiện, khối u còn bé thì xạ trị là phương pháp điều trị chính giúp loại bỏ khối u
  • Giảm đau đớn cho bệnh nhân và giảm những triệu chứng của ung thư phổi
  • Ngăn ngừa ung thư tái phát sau khi điều trị ung thư phổi
  • Tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn lên não
  • Xạ trị sẽ rất hiệu quả trong giai đoạn đầu ung thư phổi

6.3. Những lưu ý xạ trị ung thư phổi

Mặc dù xạ trị ung thư phổi là một phương pháp điều trị tương đối an toàn và hiệu quả cao, ít gây đau đớn cho bệnh nhân và đồng thời nhanh chóng hơn so với những biện pháp điều trị khác, tuy nhiên có một số lưu ý cho bệnh nhân xạ trị ung thư phổi như sau:

  • Xạ trị ung thư phổi không được chỉ định điều trị ung thư phổi di căn toàn thân và đa số trường hợp ung thư phổi di căn sẽ không áp dụng phương pháp xạ trị
  • Xạ trị ung thư phổi có thể gây nên những tác dụng phụ như tạo thành mô sẹo, ảnh hưởng một số mô lành lân cận
  • Tùy vào phương pháp xạ trị mà bệnh nhân có thể cần được cách ly để những chất phóng xạ không ảnh hưởng đến người khác.

7. Những tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi

Như đã trình bày ở trên, xạ trị ung thư phổi là biện pháp tương đối an toàn tuy nhiên vẫn đem đến khá nhiều tác dụng phụ đến người bệnh như:

  • Làm phá hủy cả những tế bào trong cơ thể bệnh nhân trong quá trình phá vỡ cấu trúc tế bào ung thư khiến người bệnh có thể cảm thấy rất mệt mỏi. Triệu chứng này thông thường sẽ biến mất sau 2 đến 3 tuần sau xạ trị.
  • Có thể gây ra kích ứng da, tấy đỏ bong da và các triệu chứng này thường xuất hiện trong 2 tuần đầu điều trị
  • Người bệnh cảm thấy đau, khó nuốt, khô miệng, thay đổi vị giác
  • Có thể gây ra mô sẹo
  • Một số bệnh nhân xạ trị ở vùng bụng có thể gây ra tiêu chảy

Ngoài ra đặc biệt về vấn đề sinh sản, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ có thai nếu tiến hành xạ trị ung thư phổi thì có thể gây nên dị tật ở thai nhi, do vậy phụ nữ không nên mang thai trong quá trình xạ trị ung thư phổi
  • Chất lượng tinh trùng của nam giới tiến hành xạ trị ung thư phổi cũng không tốt do vậy trong nên có con trong giai đoạn đang điều trị xạ trị.

8. Cần phải chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt điều trị xạ trị ung thư phổi?

Trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình xạ trị ung thư phổi, người bệnh cũng cần phải chuẩn bị thật tốt sức khỏe cho bản thân bởi vì xạ trị ung thư phổi là một quá trình điều trị lâu dài tốn nhiều công sức, do đó người bệnh cần:

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh,… Nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để cơ thể dễ hấp thu tốt hơn. Trong trường hợp tiêu chảy người bệnh nên kiêng ăn các loại rau xanh, trái cây hay những đồ uống có cồn mà nên uống nhiều nước để bù lại nước do mất nước, điện giải.
  • Sử dụng một số loại kem bôi giúp dưỡng da, khắc phục tình trạng tổn thương da.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo những chỉ định của bác sĩ trong điều trị, cần chú ý theo dõi những biến đổi của cơ thể để có những xử lý kịp thời
  • Hạn chế việc căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị xạ trị, cần phải luôn giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức.
  • Rèn luyện thể dục thể chất thường xuyên

Ngoài ra một số lưu ý khác đặc biệt trong quá trình xạ trị bệnh nhân cần lưu ý như:

  • Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ tất cả các loại thuốc thậm chí thực phẩm chức năng hay thảo dược mà bạn đang sử dụng trước khi xạ trị
  • Báo cáo với bác sĩ về các triệu chứng bất thường cũng như hỏi rõ bác sĩ mọi điều thắc mắc về quá trình xạ trị trước khi tiến hành xạ trị
  • Trong điều trị người bệnh nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tránh những nơi có đám đông, hạn chế tiếp xúc người khác nhất là trong tình trạng vẫn còn chất phóng xạ trong cơ thể.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề xạ trị ung thư phổi mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Xạ trị là quá trình điều trị lâu dài và rất tốn kém về tiền bạc, do đó bệnh nhân cần chuẩn bị không chỉ về sức khỏe mà còn phải chuẩn bị về tiềm lực kinh tế trước khi tiến hành xạ trị ung thư phổi để không rơi vào tình thế bị động tiến thoái lưỡng nan.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7