[Bật mí] Ung thư phổi có ăn được trứng gà không?

Trứng gà là loại thực phẩm có giá thành rẻ, phổ biến và cung cấp hàm lượng đạm cao. Vậy người bệnh ung thư phổi có ăn được trứng gà không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Lợi ích dinh dưỡng từ trứng gà mang lại cho sức khỏe

Trước khi trả lời câu hỏi ung thư phổi có ăn được trứng gà không, chúng ta cùng tìm hiểu về lợi ích dinh dưỡng mà trứng gà mang lại cho sức khỏe. Trứng gà là thực phẩm nằm trong nhóm cung cấp protein cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của trứng gà khá cao, giá thành rẻ và nhiều gia đình có thể tự nuôi gà để lấy trứng. Chính vì thế, các món ăn từ trứng gà khá phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam.

Mỗi ngày, bạn sử dụng khoảng 100g trứng gà đã giúp cung cấp cho cơ thể 166 Kcal, 14.8g protein, 11.6g chất béo, 0.5g glucid, 55 mg canxi, 2,7mg sắt, 176mg kali, 0.9mg kẽm, 11mg magie…cùng nhiều loại vitamin như folate, vitamin B12, vitamin A, vitamin D, vitamin K, …

Sử dụng trứng gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:

Cung cấp protein chất lượng cao

Lòng đỏ trứng gà có chứa phospho protein, loại protein này có thành phần acid amin tốt nhất và chất lượng nhất. Còn protein mà lòng trắng trứng gà cung cấp lại là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein trứng gà cung cấp là các loại acid amin quý mà các thực phẩm khác không có như tryptophan, methionin, cysteine, arginin, lecithin.

Sử dụng trứng giúp cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết giúp cơ thể duy trì khối lượng cơ bắp, tăng cường sức khỏe xương khớp. Thành phần protein trong trứng giúp bạn có cảm giác no lâu và đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc và học tập

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sử dụng trứng giúp tăng nồng độ HDL trong cơ thể, đây được coi là loại cholesterol tốt. Những người duy trì được nồng độ HDL cao thường sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Và một số nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ăn 2 quả trứng gà thường xuyên trong vòng 6 tuần sẽ giúp nồng độ HDL tăng lên 10%.

Trứng gà còn cung cấp hàm lượng lớn axit béo omega 3 và thành phần này giúp giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong máu. Mỡ máu giảm sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều nguy cơ bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Cung cấp choline cho cơ thể

Choline là một thành phần dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần có để xây dựng màng tế bào và giúp tạo ra các phân tử truyền tín hiệu đến não, đồng thời thực hiện nhiều chức năng khác. Hàm lượng choline mà trứng gà cung cấp khá phong phú. Trung bình nếu bạn ăn 1 quả trứng gà sẽ giúp cung cấp cho cơ thể 100mg choline. Do đó, bạn nên bổ sung trứng và vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để cung cấp thành phần thiết yếu này cho cơ thể.

Trứng gà cung cấp nhiều chất chống oxy hóa

Trứng gà có chứa Lutein và zeaxanthin là 2 chất chống oxy hóa tế bào có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa tế bào tại võng mạc mắt, giúp thị thực của bạn được cải thiện tốt hơn. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cung cấp Lutein và zeaxanthin đầy đủ cho cơ thể có thể giúp giảm đáng kể tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Cùng tìm hiểu: Ung thư phổi có ăn được trứng gà không?

Ung thư phổi có ăn được trứng gà không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm hiện nay. Vì vấn đề bổ sung dinh dưỡng có vai trò rất trong trọng, vừa giúp đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, và vừa giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Việc sử dụng trứng gà không gây ảnh hưởng gì đến phác đồ điều trị mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân ung thư phổi hoàn toàn dùng được trứng gà bạn nhé.

Trứng gà chứa nhiều dưỡng chất phong phú giúp đảm bảo sức khỏe cho người bệnh ung thư phổi trong quá trình điều trị

Bản chất của tế bào ung thư phổi tăng sinh và phát triển rất nhanh, nên chúng tiêu hao rất nhiều năng lượng của người bệnh. Đồng thời, các tác dụng phụ của phương pháp điều trị gây ra nhiều mệt mỏi, làm cân nặng người bệnh sụt giảm nghiêm trọng. Bổ sung các thức ăn giàu đạm có vai trò quan trọng giúp người bệnh duy trì được cân nặng và đảm bảo thể trạng cho điều trị.

Trứng gà là món ăn dân dã, quen thuộc, giá thành rẻ và có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Hàm lượng đạm và các thành phần dưỡng chất khác có trong trứng gà khá phong phú, giúp đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh.

Để kích thích cảm giác ngon miệng cho người bệnh, bạn có thể chế biến trứng gà thành nhiều món ăn khác nhau cho người bệnh sử dụng như trứng gà luộc trộn rau củ làm salad, trứng gà hấp ngải cứu, trứng kho thịt, súp gà,… Mỗi tuần người bệnh ung thư phổi có thể sử dụng từ 3-5 quả trứng gà kết hợp cùng các loại thực phẩm khác để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bệnh ung thư phổi cần lưu ý những gì khi sử dụng trứng gà?

Như những thông tin ở phần trên chúng ta hiểu rõ trứng gà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, việc sử dụng trứng gà cũng cần dùng đúng cách mới mang lại được hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

Số lượng và thời điểm dùng

Sử dụng trứng gà rất tốt và giá thành món ăn này cũng khá rẻ nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng trứng gà. Mỗi tuần người bệnh chỉ nên ăn từ 3-5 quả và mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng gà. Nếu sử dụng quá nhiều trứng gà trong 1 thời gian dài có thể gây phản ứng có hại cho sức khỏe, do cơ thể không hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng mà trứng gà cung cấp.

Thời điểm sử dụng trứng gà tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong trứng gà sẽ được hấp thu tối đa. Bạn nên hạn chế ăn trứng gà vào buổi tối trước khi đi ngủ, điều này dễ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Những thực phẩm không nên kết hợp cùng trứng gà

Khi chế biến trứng gà bạn không nên sử dụng bột ngọt hay đường để đánh cùng trứng. Vì những loại gia vị này kết hợp với thành phần trong trứng gà có thể tạo ra những hợp chất làm giảm hàm lượng dinh dưỡng vốn có của trứng hoặc gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe.

Bạn không nên sử dụng trứng gà cùng lúc với thịt ngỗng và thịt thỏ. Vì 2 loại thịt này và trứng gà đều có tính hàn. Nếu sử dụng những thực phẩm này cùng lúc với nhau dễ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cho người sử dụng.

Cách chế biến

Trứng gà nên được chế biến càng đơn giản càng tốt. Tốt nhất, bạn nên chế biến trứng dưới dạng hấp luộc. Nếu muốn làm món trứng gà kết hợp cùng lá ngải cứu hoặc lá mơ bạn có thể dùng thêm một chút dầu thực vật và cố gắng hạn chế tối đa lượng dầu mỡ đưa vào cơ thể.

Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn uống như nào để đảm bảo sức khỏe?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe người bệnh ung thư phổi. Ngoài trứng gà, bạn nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm khác để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng cho sức khỏe người bệnh. Các nhóm thực phẩm người bệnh nên tăng cường bổ sung bao gồm:

  • Protein từ thực vật: Ngoài đạm động vật, bạn nên tăng cường bổ sung nguồn đạm từ thực vật. Chúng không chỉ cung cấp nguồn đạm dễ tiêu hóa mà còn giúp cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một số nguồn đạm thực vật bạn có thể tham khảo sử dụng như các loại đậu, nấm, hạt và quả hạch.
  • Protein từ động vật nên ưu tiên lựa chọn các loại thịt trắng như thịt gà, cá, loại đạm này giúp cơ thể người bệnh dễ chuyển hóa và hấp thu hơn. Đồng thời, các loại thịt đỏ thường bị tồn dư các loại hooc môn tăng trưởng trong quá trình chăn nuôi không tốt cho sức khỏe.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa Carbohydrate tốt cho sức khỏe như lúa mì nguyên cám, yến mạch. Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ hòa tan khá cao vừa tạo cảm giác no lâu, vừa tốt cho hệ vi sinh đường ruột.
  • Các loại vitamin và khoáng chất có trong hoa quả và rau xanh có vai trò rất quan trọng trong cơ chế chống oxy hóa tế bào và giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt là vitamin D thường bị thiếu hụt sau quá trình điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa chua, nước cam, và một số loại ngũ cốc.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp người bệnh ung thư phổi chống lại được những tổn thương viêm nhiễm do tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị gây ra. Các thực phẩm có chứa nhiều hoạt chất chống viêm bạn nên dùng như nước chè xanh, quả dứa, các loại quả mọng,…

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi ung thư phổi có ăn được trứng gà không. Người bệnh cần lưu ý sử dụng trứng gà đúng cách và kết hợp thêm các loại thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178