Ung thư miệng là gì và những thông tin cần biết
Ung thư miệng là một trong những căn bệnh ác tính, gây đe dọa tính mạng người bệnh và làm cho chất lượng cuộc sống của người mắc bị ảnh hưởng. Đến nay, ung thư miệng vẫn là nỗi khiếp sợ của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn hãy cùng Genk STF theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Ung thư miệng là gì?
Ung thư miệng còn được gọi là ung thư khoang miệng. Bệnh xảy ra khi tế bào ác tính ở niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Đây là căn bệnh được xếp vào top 10 bệnh ung thư phổ biến hiện nay.
Ung thư miệng được chia thành các loại sau:
- Ung thư môi: Bao gồm môi dưới, môi trên và mép.
- Ung thư lợi hàm dưới, ung thư lợi hàm trên.
- Ung thư khẩu cái cứng, ung thư khe liên hàm.
- Ung thư lưỡi (phần di động).
- Ung thư niêm mạc má và sàn miệng.
- Ung thư tuyến nước bọt.
Ung thư miệng đang là căn bệnh nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong ngày càng có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với nữ giới và thường gặp ở những người tuổi từ 50 – 70. Theo thống kê, độ tuổi trên 45 có trên 90% bệnh nhân mắc ung thư miệng và tăng ổn định đến 65 tuổi rồi lại giảm dần.
Theo thống kê, mỗi số ca mắc mới ung thư miệng là khoảng 500.000 người. Bệnh xảy ra nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ.
2. Các giai đoạn của ung thư miệng
Cũng như các căn bệnh ung thư khác, ung thư miệng được chia thành 4 giai đoạn dựa vào sự phát triển của khối u. Cụ thể từng giai đoạn như sau:
2.1. Ung thư miệng giai đoạn đầu (giai đoạn 1)
Đây là giai đoạn đầu của ung thư miệng. Lúc này, kích thước khối u vẫn nhỏ dưới 2cm và vẫn trong phạm vi miệng và chưa lây lan đến các mô lân cận, hạch bạch huyết cũng như các cơ quan khác. Tế bào ung thư đã phát triển thông qua miệng hầu hoặc các mô lót miệng cũng như các mô sâu hơn bên dưới.
2.2. Ung thư miệng giai đoạn 2
Kích thước khối u ở giai đoạn 2 đã lớn hơn 2cm nhưng vẫn nhỏ hơn 4cm. Khối u đang trong giai đoạn phân chia và phát triển mạnh. Tuy nhiên, khối u vẫn ở trong khoang miệng và chưa có dấu hiệu xâm lấn sang hạch bạch huyết lân cận cũng như các cơ quan khác.
2.3. Ung thư miệng giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau về vị trí và kích thước của khối u, đó là:
- Kích thước khối u phát triển lớn hơn 4cm. Tuy nhiên, khối u vẫn nằm trong phạm vi khoang miệng và chưa có dấu hiệu lây lan sang hạch bạch huyết cũng như bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
- Khối u có kích thước bất kỳ. Tuy nhiên, khối u đã có sự lây lan đến 1 hạch bạch huyết ở cùng một phía cổ. Kích thước hạch lympho không quá 3cm.
2.4. Ung thư khoang miệng giai đoạn 4
Giai đoạn 4, tế bào ung thư đã phát triển, xâm lấn mạnh mẽ nên rất khó kiểm soát. Giai đoạn 4 sẽ được chia thành 3 giai đoạn nhỏ khác, đó là:
- Giai đoạn 4A: Ung thư đã phát triển tại các mô quanh miệng và môi. Có thể có hoặc không chứa tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết trong khu vực.
- Giai đoạn 4B: Khối u phát triển ở bất cứ kích thích nào và đã lan rộng vượt qua con số 1 nút bạch huyết ở cùng một phía của cổ. Thậm chí, ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ. Giai đoạn 4B cũng xảy ra khi ung thư lan đến bất kỳ nút bạch huyết nào lớn hơn 6cm.
- Giai đoạn 4C: Lúc này, tế bào ung thư đã lan ra những bộ phận khác của cơ thể ở xa hơn như xương, phổi.
3. Nguyên nhân gây ung thư miệng
Đến nay, chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ung thư khoang miệng. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố đã được nghiên cứu và cho thấy làm tăng nguyên nhân gây bệnh:
- Hút thuốc
Nghiên cứu đã cho thấy có hơn 3.000 hóa chất độc hại trong khói thuốc lá. Do đó, dù hút thuốc chủ động hay thụ động thì cơ quan hệ hô hấp cũng sẽ bị tác động trực tiếp một phần nào đó. Đồng thời, một phần chất độc được khoang miệng giữ lại và gây các bệnh về răng miệng, trong đó có ung thư.
- Nghiện rượu
Rượu là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng thứ hai chỉ sau thuốc lá. Cồn và các chất kích thích trong rượu cũng làm cho các mô mềm trong khoang miệng bị tác động trực tiếp, dẫn đến tổn thương. Theo thời gian, mức độ tổn thương ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến ung thư.
- Tiền sử gia đình
Nếu gia đình có người từng mắc ung thư miệng thì các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
- Các tổn thương tiền ung thư
Những tổn thương tiền ung thư có thể là hồng sản, bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc. Các tổn thương tiền ung thư này nếu có tác nhân sinh ung thư tác động vào thì sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư.
- Dinh dưỡng
Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin A hoặc ß-caroten sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô khoang miệng.
- Virus HPV
Đã có nghiên cứu cho thấy một số chủng virus HPV có mối quan hệ chặt chẽ với ung thư vòm họng.
- Hội chứng Plummer-Vinson
Hội chứng này có liên quan đến ung thư khoang miệng một cách mật thiết. Hội chứng thường xảy ra ở phụ nữ trung niên với các tổn thương dạng nứt kẻ ở lưỡi, môi, mép. Cùng với đó là tình trạng thiếu máu do sắt. Trong khi đó, lưỡi có dấu hiệu đỏ, đau, thoái hóa teo hoặc nuốt khó, nhú niêm mạc.
- Nhai trầu
Nguy cơ ung thư khoang miệng ở những người thường xuyên nhai trầu cao gấp 4 – 35 lần so với những người không nhai trầu. Lý do là các một tổn thương tiền ung thư là bạch sản có liên quan đến việc nhai trầu.
Rễ cây, vôi, vỏ cau, lá trầu,… sẽ tạo nên một dung dịch màu đỏ khi nhai trầu sẽ dễ đọng lại ở lợi hàm dưới. Niêm mạc má và môi… dễ bị cọ xát trong quá trình nhai trầu khiến cho niêm mạc miệng chịu tác động hóa học, cơ học một cách thường xuyên.Vì thế, gia tăng nguy cơ ung thư khoang miệng.
4. Triệu chứng ung thư miệng
Ở giai đoạn đầu, ung thư miệng thường rất ít triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng sẽ rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng hơn.
4.1. Triệu chứng ung thư miệng giai đoạn đầu
- Người bệnh tăng tiết nước bọt, đôi khi còn có cả máu.
- Trong miệng người bệnh luôn có cảm giác vướng víu.
- Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình nói.
- Khi nuốt thức ăn, nước bọt hay uống nước có cảm giác đau.
- Cơn đau lan lên tai.
4.2. Triệu chứng ung thư khoang miệng khi bệnh tiến triển
- Cơn đau khi nuốt đã tăng lên và mỗi khi nuốt sẽ có cảm giác đau nhói lên tai.
- Tình trạng nói khó tăng lên.
- Người bệnh khạc ra đờm nhầy, có khi lẫn máu và đờm nhầy thường có mùi hôi thối.
- Xuất hiện hạch ở cổ nhưng các dấu hiệu lâm sàng chưa rõ rệt.
- Hình ảnh ung thư khoang miệng lúc này là các khối u có thể là nụ sùi hoặc loét. Cũng có thể là vừa sùi vừa loét bờ nham nhở. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và vướng khi sờ vào. U cứng, dễ chảy máu và không có ranh giới rõ ràng. Tổng thương không thuyên giảm bằng các điều trị thông thường như khi bị nhiệt miệng.
5. Chẩn đoán ung thư miệng bằng phương pháp nào?
Ung thư miệng cần được chẩn đoán chính xác từng giai đoạn, mức độ bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:
5.1. Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh của gia đình và người khám cũng như các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải.
Sau đó, kiểm tra các dấu hiệu thực thể bằng cách sờ nắn hạch ở cổ, dưới cằm, dưới hàm hoặc cả hai bên hạch cổ. Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra miệng để đánh giá bệnh thông qua các dấu hiệu của bệnh.
5.2. Thăm khám cận lâm sàng
Các xét nghiệm chuyên sâu sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Các xét nghiệm thường dùng bao gồm:
- Nội soi: Thực hiện nội soi để kiểm tra xem miệng, họng, thanh quản có bất thường, tổn thương nào hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng tìm xem ung thư đã lan ra khỏi phạm vi miệng hay chưa.
- Chụp X-quang thông thường nhằm phát hiện xem tổn thương ung thư miệng có xâm lấn sâu hay xâm lấn xương.
- Chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ: Hình ảnh trên phim chụp sẽ giúp bác sĩ phát hiện khối u có sự xâm lấn vào các cơ lưỡi hay không. Phim chụp cũng giúp phát hiện được khối u ở những vị trí khó thực hiện khám bằng lâm sàng.
- Sinh thiết: Để đánh giá chính xác khối u là ác tính hay lành tính thì sinh thiết là không thể thiếu. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô ở khối u đem vào phòng thí nghiệm nhuộm màu rồi soi dưới kính hiển vi để đánh giá mô bệnh học.
6. Ung thư khoang miệng có chữa được không?
Ung thư khoang miệng là căn bệnh ác tính nên để chữa khỏi hoàn toàn là rất khó. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ càng đơn giản và cho hiệu quả cao. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì việc điều trị càng khó khăn và nguy cơ tử vong rất cao.
Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng phổ biến hiện nay bao gồm:
6.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u và một phần mô lành xung quanh để ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ họng, lưỡi, thanh quản hoặc xương hàm. Ngoài ra, phương pháp này cũng được dùng nhằm loại bỏ những hạch bạch huyết có nguy cơ chuyển thành ung thư.
Để khắc phục những thay đổi do ung thư, phẫu thuật cũng sẽ được sử dụng. Chẳng hạn như phẫu thuật tạo hình lại một phần họng hay phẫu thuật đặt ống sonde dạ dày để khắc phục tình trạng khó nuốt.
6.2. Xạ trị
Xạ trị sẽ tiêu diệt tế bào ung thư bằng các chiếu tia năng lượng cao vào khu vực có khối u. Phương pháp này còn giúp giảm các triệu chứng do ung thư gây ra như chảy máu, khó nuốt, đau.
Xạ trị có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Cũng có khi xạ trị kết hợp cùng với hóa trị để gia tăng hiệu quả, giảm triệu chứng hoặc phòng ngừa ung thư tái phát.
Xạ trị thường gây ra một số tác dụng phụ như da thay đổi khi chiếu xạ, khàn giọng, vị giác thay đổi, người cảm thấy mệt mỏi, khô miệng, khó nuốt, loét miệng và họng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ hầu hết sẽ thuyên giảm sau khi điều trị kết thúc.
6.3. Hóa trị
Hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Thuốc có thể dùng bằng đường uống ở dạng viên hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Hóa trị được dùng theo chu kỳ với 1 hoặc nhiều loại thuốc kết hợp tuỳ vào tình hình bệnh. Sau mỗi đợt điều trị, người bệnh sẽ có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi nhằm giúp cơ thể phục hồi.
Hóa trị thường được kết hợp với xạ trị nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao. Ở giai đoạn nặng, hóa trị có thể được dùng riêng lẻ để giảm triệu chứng cho người bệnh.
Tác dụng phụ của hóa trị thường làm cho người bệnh mệt mỏi, rụng tóc, đau bụng, tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến vấn đề thính giác.
6.4. Điều trị đích
Thuốc điều trị đích sẽ tác động lên các tác tế bào ung thư và hầu như không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của cơ thể. Trong nhiều trường hợp, các phương pháp điều trị khác có thể không hiệu quả nhưng điều trị đích lại có hiệu quả tốt.
Thuốc điều trị đích cũng gây tác dụng phụ. Thế nhưng, tuỳ từng loại thuốc mà tác dụng phụ sẽ khác nhau. Có thể kể đến như giảm tế bào máu, đau bụng, thay đổi màu sắc da ở chân hoặc tay. Tuy nhiên, sau kết thúc điều trị thì hầu hết các tác dụng phụ này đều biến mất.
6.5. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp này nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch nâng cao hơn để nhận diện ra tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.
Liệu pháp miễn dịch cũng gây ra một số tác dụng phụ. Tuỳ thuộc vào loại thuốc sử dụng mà tác dụng phụ sẽ khác nhau như đau bụng, phát ban, mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng giống như liệu pháp đích thì các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất khi kết thúc điều trị.
6.6. Các phương pháp điều trị khác
Ngoài các phương pháp kể trên, bác sĩ có thể cân nhắc một số phương pháp điều trị khác nếu thấy cần thiết. Có thể kể đến như:
- Có chế độ ăn kiêng đặc biệt cho người bệnh.
- Bổ sung vitamin, thảo mộc cho cơ thể người bệnh.
7. Lưu ý sau khi điều trị ung thư miệng
Ung thư vòm họng dù đã được điều trị nhưng nguy cơ tái phát vẫn rất cao. Do đó, sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, liệu trình.
- Khi thấy dấu hiệu của bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm đánh giá có phải ung thư tái phát không
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tránh xa các thực phẩm gây hại cho vòm họng.
- Thực hiện nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.
8. Biện pháp phòng ngừa ung thư miệng
Để phòng ngừa ung thư miệng đạt kết quả cao, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Cần đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Mỗi ngày nên súc miệng họng bằng nước muối ấm pha loãng.
- Nếu sử dụng răng giả và có thể tháo được thì mỗi khi đi ngủ, hãy tháo răng giả, làm sạch mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng 4 nhóm chất thiết yếu. Bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả mỗi ngày.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
- Chỉ uống rượu bia khi thực sự cần thiết và khi uống nên sử dụng một lượng vừa phải.
- Chú ý tập luyện thể dục mỗi ngày, tránh thức khuya để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư miệng. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để kéo dài thời gian sống, gia tăng hiệu quả điều trị thành công. Do đó, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi cơ thể thấy có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác và điều trị tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư