Ung thư máu có hiến tạng được không?

Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp, có thể giúp đỡ cho rất nhiều người đang gặp nguy hiểm về sức khỏe. Và hiện nay không ít người bệnh ung thư muốn tham gia hiến tạng. Vậy người mắc ung thư máu có hiến tạng được không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Hiến tạng là gì? 

Hiến tạng là hành động cho tặng lại các mô cơ quan một cách hợp pháp khi người hiến còn sống hoặc đã chết với sự đồng ý của người thân trong gia đình. Việc hiến tạng có thể được dùng với mục đích nghiên cứu y khoa hoặc để cấy ghép cho cơ thể người khác. Và hiện tại, trên thế giới có 119.000 người nằm trong danh sách chờ được ghép tạng nhằm kéo dài thêm sự sống và vượt qua những căn bệnh nguy hiểm. 

Người hiến tạng có thể trao tặng lại nội tạng hoặc mô cơ quan. Và trong cơ thể người có đến hơn 18 cơ quan có thể thực hiện cấy ghép, thay thế. Do đó, hành động đăng ký hiến tạng của bạn có thể giúp cứu sống hàng chục người khác. Vì thế, đây là một hành động rất ý nghĩa, nhân văn và được trân trọng.

Với những người bị chết não hiến tạng, các mô tạng nên được lấy ra càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ sau khi tim ngừng đập. Các mô lấy ra trừ giác mạc có thể bảo quản và được lưu giữ trong thời gian lâu nhất là 5 năm.

Hiến tạng là hành động có ý nghĩa rất lớn với y học

Các mô cơ quan có thể hiến tặng

Tay và mặt

Người hiến tạng đã chết có thể hiến tay và khuôn mặt từ năm 2004. Theo thống kê báo cáo của Johns Hopkins Medicine năm 2005, thế giới đã có hơn 20 trường hợp được ghép mặt và 85 trường hợp được ghép tay hoặc cánh tay. Với những ca ghép mặt, bệnh nhân phải được xét nghiệm mô và máu trước để đảm bảo tính tương thích với với người hiến tặng. 

Ngoài ra, bác sĩ còn phải kiểm tra sự tương thích của màu sắc da, giới tính, chủng tộc, giới tính của người cho và người nhận để có hiệu quả phẫu thuật ghép mặt toàn diện nhất.

Các cơ quan trong cơ thể

Với những người hiến tạng đã chết não thì các cơ quan có thể hiến là cả tim, gan, thận, phổi, tụy. Những người còn sống khỏe mạnh có thể hiến một phần gan, 1 thùy phổi hoặc 1 bên phổi, một phần tuyến tụy hoặc ruột. Tỷ lệ ghép tạng thường gặp nhất là ghép thận sau đó đến gan và đến tim. Ca ghép thận thành công đầu tiên diễn ra vào năm 1954, tại thành phố Boston của nước Mỹ.

Tỷ lệ ghép tạng ít gặp nhất là ghép ruột và ca ghép ruột thành công đầu tiên trên thế giới là năm 1988 tại nước Đức.

Giác mạc

Một người hiến giác mạc có thể giúp đỡ cho 4 người khác thoát khỏi tình trạng mù lòa. Những người cần được hiến giác mạc là những người bị tổn thương mắt do dị tật bẩm sinh, do tổn thương bệnh lý gây ra. Giác mạc là bộ phận của mắt thường được cấy ghép nhiều nhất vì là lớp ngoài cùng của mắt giúp tập trung tầm nhìn.

Ngoài giác mạc, bộ phận khác của mắt cũng được hiến tặng là màng cứng, là lớp ngoài của nhãn cầu.

So với cấy ghép cơ quan thì cấy ghép mô thường được áp dụng phổ biến hơn. Số ca cấy ghép mô thường cao hơn gấp 10 lần so với các ca cấy ghép nội tạng. Vì nếu một người đăng ký hiến tạng khi chết não nếu sử dụng các cơ quan hiến sẽ cứu sống được 8 người, còn nếu sử dụng các mô hiến có thể cứu sống được 50 người.

Các mô thường được sử dụng để cấy ghép bao gồm xương, gân, sụn, dây chằng, giác mạc, van tim, da, dây thần kinh, mạch máu.

Tế bào gốc máu

Những người sống khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 60 có thể đăng ký hiến tặng tủy xương, tế bào gốc từ máu cuống rốn và tế bào gốc từ máu ngoại vi. Người nhận tế bào gốc máu phải có sự tương thích phù hợp với kháng nguyên bạch cầu với người hiến tặng.

Máu và tiểu cầu

Hiến máu và tiểu cầu từ những người khỏe mạnh là việc làm phổ biến nhất và dễ dàng nhất mà bạn có thể giúp đỡ, giành lại tính mạng cho hàng nghìn người đang gặp các bệnh lý ác tính về máu hay những người bị chấn thương mất máu do tai nạn. 

Quyền lợi của người tham gia hiến tạng

Theo văn bản quy định pháp luật tại điều 17 Luật Hiến, người tham gia hiến mô, nội tạng cơ thể sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Người khỏe mạnh hiến mô sẽ được chăm sóc y tế, giúp phục hồi thể trạng miễn phí ngay tại cơ sở y tế thực hiện hiến mô.
  • Người khỏe mạnh hiến tạng sẽ được chăm sóc y tế, phục hồi sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ, cung cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí tại cơ sở y tế.
  • Người hiến tạng sẽ được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định điều trị của cơ sở y tế.
  • Người thực hiện hiến tạng sẽ được Bộ Y Tế tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Ung thư máu có hiến tạng được không?

Nhiều người có băn khoăn không biết ung thư máu có hiến tạng được không, vì sợ căn bệnh của mình có thể làm lây lan sang cho người được cấy ghép. Thực tế, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào được đưa ra là người ung thư không được tham gia hiến mô tạng. Do đó, bệnh nhân ung thư máu vẫn có thể đăng ký hiến mô tạng được.

Tùy vào tình trạng bệnh lý hiện tại, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn có thể hiến được mô, cơ quan nào. Và việc hiến tạng không chỉ sử dụng vào một mục đích duy nhất là cấy ghép cho người khác mà còn phục vụ mục đích nghiên cứu y khoa. Vì thế, những bệnh nhân ung thư máu đang muốn tham gia hiến tạng có thể đăng ký tại các cơ sở y tế quy định và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.

Tại Việt Nam, đã từng có trường hợp bệnh nhi ung thư não là bé Hải An tham gia hiến tặng giác mạc giúp cho 2 bệnh nhân bị mù có thể nhìn lại được ánh sáng. Tại Anh, theo số liệu của chương trình hiến máu và ghép tạng NHS Anh, có 272 người bị ung thư hiến tặng 675 bộ phận cơ thể để cấy ghép cứu sống người khác trong vòng 5 năm. 

Theo hiệp hội ung thư Mỹ, những người bị ung thư đã ở giai đoạn di căn sang bộ phận cơ quan khác, hoặc những người bị ung thư máu không hiến được nội tạng. Nhưng những mô như giác mạc, da, gân và xương của người ung thư hiến tặng có thể vẫn được sử dụng dựa trên sự đánh giá ở từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay, trên thế giới tình trạng thiếu hụt mô tạng là khá phổ biến, vì thế một số nước vẫn sử dụng các bộ phận mô cơ quan từ các bệnh nhân ung thư tham gia hiến tạng để cấy ghép cho những người có nhu cầu. Và trước đó, nhiều kiểm tra nghiêm ngặt đã được thực hiện để đảm bảo độ an toàn cho những người tham gia ghép tạng.

Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc ung thư máu có hiến tạng được không. Đây là một hành động có ý nghĩa rất lớn với y học, vì thế bệnh nhân ung thư máu vẫn có thể tham gia hoạt động trao tặng ý nghĩa này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178