Giải mã: Ung thư máu có di truyền từ bố sang con không?

Ung thư máu có di truyền từ bố sang con không là câu hỏi đang được nhiều gia đình thắc mắc hiện nay. Vì tỷ lệ mắc căn bệnh ác tính này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư máu

Trước khi đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi ung thư máu có di truyền từ bố sang con không, chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân và những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Cụ thể như sau:

Tiếp xúc với hóa chất hoặc phóng xạ

Những người có tiền sử tiếp xúc với benzen thường xuyên sẽ có nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý ung thư máu. Cụ thể, những người làm việc trong các nhà máy công nghiệp cao su, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất giày dép và các ngành công nghiệp liên quan đến xăng dầu sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với loại hóa chất độc hại này.

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy thường xuyên tiếp xúc với formaldehyde cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu. Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, những người bệnh có tiền sử dùng hóa chất điều trị bệnh cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Bên cạnh hóa chất độc hại, tiếp xúc với phóng xạ cũng là yếu tố có liên quan đến căn bệnh này. Những người có tiền sử điều trị bằng phóng xạ, những người làm việc trong nhà máy có chứa tia xạ hay những sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu.

Các bệnh rối loạn về máu

Một số bệnh lý rối loạn về máu như rối loạn sinh tủy MDS, bệnh myeloproliferative mãn tính, myelofibrosis tự phát đều có sự rối loạn về sản sinh các dòng tế bào máu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Do đó, nếu không điều trị từ sớm những bệnh lý này có nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thư máu.

Di truyền

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý ung thư máu thì những người thân ở thế hệ lân cận sẽ có nguy cơ mắc ung thư máu cao gấp 3 lần người bình thường. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh lý có tính chất di truyền như hội chứng Down, thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom, hội chứng Shwachman-Diamond cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cao hơn người bình thường.

Hút thuốc lá

Nhiều người có suy nghĩ hút thuốc lá chỉ gây tác hại đến vùng vòm họng và phổi nhưng thực tế không phải vậy. Những người có tiền sử hút thuốc lá thường xuyên cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cao hơn người bình thường.

Ung thư máu có di truyền từ bố sang con không?

Như những thông tin về phần bên trên thì yếu tố di truyền cũng là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến bệnh ung thư máu. Do đó, đáp án cho câu hỏi ung thư máu có di truyền từ bố sang con không là có thể bạn nhé. 

Bệnh ung thư máu có thể di truyền từ bố sang con

Tuy nhiên, không phải gia đình nào có bố mắc ung thư máu thì các con cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Có nhiều gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư máu nhưng con cái hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Trái lại, có nhiều người tiền sử gia đình không có ai mắc bệnh lý ung thư máu và cũng không nằm trong các nhóm yếu tố nguy cơ nêu trên nhưng vẫn mắc bệnh.

Chính vì thế, nếu bạn có bố hoặc mẹ mắc ung thư máu thì không cần lo lắng quá nhiều. Bạn nên chủ động tìm hiểu các biện pháp giúp phòng ngừa sớm bệnh lý ung thư máu như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với chất độc hóa học và môi trường phóng xạ,…

Ngoài ra, bạn cần chủ động đi khám sàng lọc ung thư máu định kỳ thường xuyên và lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ di truyền. Đặc biệt, nếu bạn là người mắc các hội chứng rối loạn di truyền hoặc có các đột biến gen như CEBPA, DDX41, RUNX1 thì càng nên theo dõi sức khỏe cẩn trọng hơn.

Ung thư máu có điều trị được không?

Nhiều người khi nghe tin người thân bị ung thư máu thường rất lo lắng, vừa lo sợ bản thân cũng có thể mắc bệnh do di truyền và vừa lo lắng bệnh không điều trị được. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân ung thư máu điều trị tích cực và có kết quả kiểm soát được bệnh rất tốt.

Vì thế khi có người thân mắc bệnh ung thư máu, bạn cần ở cạnh chăm sóc và động viên chia sẻ để bệnh nhân có tinh thần thoải mái và tâm lý vững vàng để điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị, yếu tố tinh thần góp phần rất quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả của phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể đảm bảo sức khỏe chống chọi lại những tác dụng phụ của các phác đồ điều trị.

Đặc biệt, người bệnh cần tin tưởng vào phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, không nên tự ý bỏ dở điều trị để theo các phương pháp dân gian truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng. Tùy thuộc vào thể trạng, tuổi tác, loại ung thư máu bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Cụ thể, một số phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay bao gồm:

  • Ghép tế bào gốc là phương pháp truyền các tế bào máu khỏe mạnh của chính bản thân người bệnh hoặc những người hiến phù hợp vào cơ thể. Những tế bào gốc này được lấy từ các nguồn tủy xương, máu lưu thông trong lòng mạch và máu cuống rốn.
  • Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào để chống lại sự phát triển tăng sinh của tế bào ung thư. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một loại hóa chất hay phối hợp nhiều loại để mang lại hiệu quả tiêu diệt tế bào máu ác tính tốt nhất.
  • Xạ trị được chỉ định giúp tiêu diệt tế bào ung thư, kìm hãm quá trình tiến triển của bệnh và giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh ung thư máu gây ra. Xạ trị và hóa trị có thể được chỉ định điều trị trước khi bệnh nhân tiến hành ghép tế bào gốc.

Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm thể trạng, thể bệnh, độ tuổi, mức độ tiến triển và các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Bệnh ung thư máu gồm 3 thể chính là bệnh bạch cầu chiếm tỷ lệ 36%, bệnh ung thư hạch lympho chiếm tỷ lệ 46% và bệnh đa u tủy xương chiếm tỷ lệ khoảng 18%.

Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư máu theo các thể như sau:

  • Bệnh ung thư máu dòng bạch cầu tủy cấp tính thường gặp nhất nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm là 20-40%. Bệnh phát hiện ở độ tuổi càng cao thì tiên lượng sống càng giảm đi.
  • Bệnh ung thư máu dòng bạch cầu tủy mạn tính nếu phát hiện ở giai đoạn đầu và điều trị tích cực thì thời gian sống thêm trung bình là 8 năm. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn giữa thì thời gian sống giảm xuống còn khoảng 5,5 năm. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn thì tiên lượng sống thêm chỉ còn khoảng 4 năm.
  • Bệnh ung thư máu dòng lympho cấp nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời thì tiên lượng sống thêm chỉ khoảng 4 tháng. Đối với trẻ em bị mắc ung thư máu dòng này, điều trị tích cực ngay từ giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa khỏi thành công lên đến 80%.
  • Bệnh ung thư máu dòng lympho B mạn tính tiên lượng thời gian sống có thể lên đến 10-20 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc bệnh ung thư máu dòng lympho T mạn tính thì tiên lượng lại rất xấu.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi ung thư máu có di truyền từ bố sang con không. Người thân trong gia đình có người mắc ung thư máu nên chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh và nắm rõ các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ