Ung thư đại tràng giai đoạn đầu – Những dấu hiệu tiềm ẩn!

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể được phát hiện kịp thời và chữa trị dứt điểm. Nhưng liệu bạn có biết cơ thể mình đang chứa những dấu hiệu mắc phải căn bệnh nan y này? Hãy cùng GENK STF tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin cần thiết!

Xem thêm:

1. Ung thư đại tràng 

1.1. Đại tràng

Đại tràng (ruột già) là bộ phận nằm cuối đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong hệ thống đường ruột, là nơi chứa cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống.

1.2. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là chứng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân xuất hiện các tế bào ung thư phát triển bất thường ở niêm mạc đại tràng và trực tràng. Tuy nhiên, khi ung thư đại tràng giai đoạn đầu, các tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng.

Hình ảnh mô phỏng bệnh ung thư đại tràng và các khối u.

Sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan, ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Ở Việt Nam, ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư có độ phổ biến đứng thứ 4 ở nam và thứ 3 ở nữ. Thế nhưng nếu được phát hiện sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh lên tới 90%.

2. Những dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Hiện nay, nhiều người có thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, dẫn đến nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư đại tràng. Thực tế, dù khá khó nhận biết những dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh, nhưng nếu để ý kĩ cơ thể mình, chúng ta vẫn có thể tự phát hiện các triệu chứng ung thư đại tràng.

2.1. Chán ăn, đầy bụng

Khi ăn uống bạn sẽ cảm thấy không ngon miệng, khó tiêu, đầy bụng thậm chí là thường xuyên có những cơn đau ở vùng bụng. Tuy nhiên đây cũng là những triệu chứng chung của những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên người bệnh sẽ dễ bị nhầm lẫn.

Do những triệu chứng này, bạn sẽ bị sút cân bất thường, sức khỏe ngày một suy nhược.

Chán ăn, đầy bụng khiến cân nặng giảm sút bất thường.

2.2. Táo bón

Đây là biểu hiện dễ thấy nhất khi bước vào ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người dễ dàng chủ quan, không để ý cho tới khi bệnh trở nặng với các dấu hiệu trầm trọng hơn.

Táo bón lâu ngày có thể gây khó chịu, nhức đầu, chán ăn,… từ đó gây ảnh hưởng đến thói quen sống lành mạnh và khiến sức khỏe dần suy yếu. 

2.3. Phân mỏng, hẹp và ra lẫn máu khi đại tiện

Trong quá trình tiêu hóa, đại tràng là cơ quan bài tiết chất thải. Do đó, ở giai đoạn đầu, người bệnh thường hay bị táo bón, tiêu chảy thất thường, rối loạn bài tiết,… Trong số đó, máu lẫn trong phân là triệu chứng phổ biến để chúng ta có thể nhận biết ung thư đại tràng. Khi ấy bệnh nhân đại tiện thì thường kèm máu nhỏ giọt, phủ lên phân. 

Máu lẫn trong phân là dấu hiệu phổ biến để nhận biết ung thư đại tràng.

2.4. Mệt mỏi và suy nhược dẫn đến căng thẳng, chóng mặt

Đây là dấu hiệu vô cùng phổ biến nhưng nhiều người bệnh lại thờ ơ và bỏ qua. Thông thường, do thiếu máu do mất máu trong phân, người mắc ung thư đại tràng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi. Và nặng hơn nữa. chúng ta còn dễ bị suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không biết nguyên nhân từ đâu. 

3. Làm cách nào để chẩn đoán và điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu?

So với các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp, ung thư đại tràng có tiên lượng sống tốt hơn với khoảng 90% cơ hội sống. Như vậy, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và khỏe mạnh trở lại.

3.1. Tầm soát và chẩn đoán bệnh

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường không để lại những rõ ràng, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Do vậy, để có thể phát hiện sớm, nếu như gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng như trên, chúng ta cần phải chủ động đi tầm soát bệnh cũng như khám sức khỏe định kỳ. 

Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư đại tràng để bệnh nhân có thể phát hiện kịp thời, tùy theo từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định và sử dụng những phương pháp như:

3.1.1. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

Phương pháp này có độ nhạy phát hiện ung thư khoảng 70 – 80%. Tuy vậy, xét nghiệm máu không phải là xét nghiệm đặc hiệu. Nếu bệnh nhân ra kết quả dương tính, bác sĩ cũng không thể chẩn đoán liệu đây có phải là ung thư đại tràng hay là một bệnh lý khác ở đường tiêu hóa. 

3.1.2. Nội soi đại tràng ảo

Phương pháp thực hiện trên người bệnh đã được xổ ruột bằng cách sử dụng CT Scan đa lát cắt. Nếu phát hiện polyp và khối u trong lòng đại tràng, bác sĩ phải nội soi để cắt polyp, sau đó sinh thiết khối u để có thể chẩn đoán xác định một cách chính xác.

3.1.3. Nội soi đại trực tràng

Phương pháp này là cách tầm soát chính xác nhất. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện được các bệnh lý khác như viêm loét đại trực tràng, trĩ, polyp,… Từ đó, các bác sĩ sẽ cắt bỏ khối polyp trong lúc nội soi nếu có thể. Đồng thời cũng sẽ sinh thiết polyp để chẩn đoán xác định ung thư.

3.2. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Có hai phương pháp điều trị căn bệnh này ở giai đoạn sớm:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng cơ bản nhất, bao gồm: phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật nội soi ứng dụng robot. Thông qua phẫu thuật này, bác sĩ có thể quan sát rõ hơn các cơ quan bên trong, sau đó loại bỏ các hạch di căn một cách hiệu quả và tránh tổn hại các cơ quan khác. Nhờ đó, người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, giúp giảm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật.

Phương pháp thứ hai là điều trị hỗ trợ. Đây là phương pháp bao gồm hóa trị và xạ trị, tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà được áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu có tỉ lệ thành công cao.

Tỷ lệ người mắc ung thư đại tràng đã và đang tăng lên ở mức đáng quan ngại. Thế nhưng, nhiều người không quan tâm, thậm chí không biết về các dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Nếu như tiếp tục thờ ơ để khối u phát triển đến giai đoạn giữa và cuối, tình trạng bệnh đã không thể cứu chữa và khó điều trị can thiệp thành công. Do vậy việc trang bị cho bản thân và cảnh giác đến mọi người xung quanh về những triệu chứng ban đầu của bệnh là việc làm vô cùng cần thiết và hữu ích.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng