Ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt cho sức khỏe?

Ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt cho quá trình điều trị và sức khỏe của người bệnh? Việc biết được người bệnh nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người ung thư đại tràng. Để tìm lời giải đáp ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu dưới đây.

Xem thêm:

1. Vì sao nên quan tâm đến chế độ ăn của người ung thư đại tràng

Đại tràng chính là ruột, có tác dụng chính là tiêu hóa thức ăn. Vì thế, bất cứ những gì bạn ăn vào cơ thể đều sẽ phải qua ruột và ảnh hưởng đến cơ quan này. Trong khi đó, đại tràng bị ung thư sẽ khiến chức năng của cơ quan này bị suy giảm. Bởi vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học lại càng quan trọng và cần thiết hơn đối với người bệnh.

che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-dai-trang
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người ung thư đại tràng

Viện Ung thư Dana-Faber ở Boston đã tiến hành nghiên cứu và cho thấy có một số thực phẩm tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ tái phát ung thư đại tràng. Theo đó, một nhóm sẽ thực hiện chế độ ăn uống phương Tây thì nguy cơ tái phát bệnh cao gấp 3 – 5 lần so với nhóm người ăn uống nhiều rau quả, trái cây.

Thông qua nghiên cứu trên có thể thấy việc thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học và hợp lý sẽ gia tăng thời gian sống cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Ung thư đại tràng nên ăn gì?

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bị ung thư đại tràng. Dưới đây là một số thực phẩm các bạn nên tích cực bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt hơn:

2.1. Cà rốt sống và rau sống

Thành phần trong cà rốt có chứa hợp chất chống lại bệnh ung thư đại tràng, ung thư vú và trực tràng – điều này đã được nghiên cứu tại Italy. Trong khi đó, các loại rau sống cũng tốt cho người bệnh trong việc giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng.

Một khảo sát gần đây đã cho thấy nguy cơ ung thư đại tràng giảm đến 29% đối với những người ăn cà rốt và rau sống với tần suất mỗi tuần 12 lần. Trong khi đó, con số này chỉ là 18% đối với những người chỉ ăn mỗi tuần 2 – 3 lần.

2.2. Ung thư đại tràng ăn gì tốt – Đậu nành và ngũ cốc họ đậu

Thực phẩm chất xơ rất tốt cho đại tràng, nhất là người ung thư đại tràng. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu nành và ngũ cốc họ đầu là lựa chọn hoàn hảo cho người mắc căn bệnh ung thư đại tràng.

Không chỉ chứa chất xơ lớn mà đậu nành và ngũ cốc họ đậu còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như chất đạm, axit amin, chất béo, chất vô cơ, khoáng chất… Vì thế, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe nhằm chống chọi tốt hơn đối với bệnh ung thư đại tràng.

2.3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Để chống lại ung thư đại tràng thì vitamin D và canxi là những nguồn dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên bổ sung mỗi ngày ít nhất 1.200 – 1.500mg canxi. Vì thế, bệnh nhân nên bổ sung sữa và các chế phẩm sữa vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại sữa ít béo, ít đường.

Trong trường hợp không thể bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thêm thuốc bổ sung canxi cũng như vitamin D. Việc dùng thuốc phải khoa học và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

sua-va-che-pham-tu-sua
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa

2.4. Thực phẩm giàu vitamin D và canxi

Ngoài dùng sữa, chế phẩm từ sữa thì các bạn hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi từ thực đơn hàng ngày. Có thể kể đến như rau xanh, cải xoăn, cá hồi,…

Ngoài ra, để tăng tổng hợp vitamin D cho cơ thể, người bệnh nên tắm nắng vào buổi sáng sớm.

2.5. Ung thư đại tràng nên ăn gì – Thực phẩm chống viêm

Những thực phẩm chống viêm như gừng, nghệ, tỏi… có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương ở đại tràng. Bên cạnh đó, các thực phẩm chống viêm còn giúp cải thiện hệ miễn dịch nhằm giảm triệu chứng do ung thư đại tràng gây ra như ợ chua, đầy bụng, ăn uống khó tiêu…

2.6. Trái cây

Trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe để chống chọi bệnh tật. Đồng thời, góp phần giảm đau, hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng tốt hơn.

Trái cây có hương vị thơm ngon nên người bệnh có thể thưởng thức trực tiếp, ép lấy nước uống. Một số loại trái cây tốt cho người ung thư đại tràng như bơ, xoài, dưa hấu…

2.7. Khoai lang

Trong khoai lang có chứa chất chống oxy hoá có tác dụng ức chế, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng cùng chất xơ dồi dào nhưng dễ tiêu hóa còn giúp nhuận tràng, tạo điều kiện để khuẩn lợi trong đường ruột phát triển. Điều này có lợi cho quá trình điều trị ung thư đại tràng.

2.8. Một số thực phẩm khác

Ngoài các thực phẩm kể trên, bệnh nhân ung thư đại tràng nên tích cực bổ sung các thực phẩm khác cũng rất tốt cho sức khỏe, quá trình điều trị bệnh. Đó là:

  • Rau xanh.
  • Sữa chua.
  • Thực phẩm giàu axit folic.
  • Ngũ cốc.
  • Hành, tỏi.

3. Ung thư đại tràng kiêng ăn gì?

Ngoài việc tìm hiểu ung thư đại tràng nên ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm gây hại, không tốt cho quá trình điều trị bệnh dưới đây:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, món ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn… khiến triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Mặt khác, các tác dụng phụ của hoá trị cũng gia tăng như tiêu chảy, buồn nôn…
  • Các món nướng: Các món nướng sẽ sản sinh ra amin dị vòng khi tiếp xúc với lửa. Loại amin này là một trong nguyên nhân gây ung thư.
  • Đồ ngọt: Tế bào ung thư sẽ tăng cường phát triển khi bổ sung nhiều đồ ngọt chứa đường như siro, kẹo.
  • Đồ ăn nhiều muối: Đại tràng sẽ dễ bị viêm, teo khi cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm chứa nhiều muối. Vì thế, lượng chất độ sinh ra có thể nhiều hơn và làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng sẽ trầm trọng hơn khi cơ thể dung nạp thực phẩm giàu chất béo bão hoá như thịt dê, thịt lợn, thịt cừu. Thay vào đó, người bệnh hãy sử dụng các chất béo không bão hòa từ các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu…
  • Đồ ăn chứa chất bảo quản: Các loại thực phẩm, đồ ăn chứa chất bảo quản như đồ đóng hộp, thức ăn nhanh… sẽ khiến các tế bào ung thư biến đổi và làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, các thực phẩm này không tốt cho sức khỏe vì chứa rất ít dinh dưỡng.
  • Rượu bia, hút thuốc lá: Tác dụng phụ của quá trình điều trị bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh hút thuốc lá, uống rượu bia. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn làm thuốc điều trị ung thư đại tràng không đạt được kết quả như mong muốn.

4. Nguyên tắc ăn uống đối với người ung thư đại tràng

Nắm được ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì là cần thiết để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tuân thủ nguyên tắc ăn uống dưới đây để quá trình điều trị bệnh được tốt hơn:

  • Cần đa dạng thực đơn cho người bệnh và luôn đảm bảo thực đơn được bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin – khoáng chất.
  • Không lạm dụng một thực phẩm trong thời gian dài vừa gây cảm giác chán ăn vừa khiến người bệnh thừa chất này, thiếu chất khác.
  • Thực phẩm chế biến theo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo ăn chín uống sôi.
  • Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng cho đại tràng. Đồng thời, đảm bảo cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi, dễ dàng hơn. Đồng thời, tăng khả năng đào thải độc tố và giúp cải thiện sức đề kháng.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Nên chia thành 6 – 8 bữa nhỏ trong ngày để cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất.
  • Trong quá trình chế biến nên ưu tiên các món chế biến đơn giản, thanh đạm, hạn chế sử dụng các món chiên rán, nướng, xào…
  • Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng đạm cần thiết. Tuy nhiên, nên hạn chế thịt đỏ và tăng cường sử dụng các loại thịt gia cầm, sữa, cá, trứng…

5. Nguyên tắc ăn uống dựa theo triệu chứng của bệnh

Ung thư đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh. Do đó, các bạn cũng có thể tuân thủ nguyên tắc ăn uống dựa theo triệu chứng bệnh để giảm triệu chứng, tăng cảm giác ngon miệng hơn. Cụ thể như sau:

  • Những thực phẩm dễ tiêu hóa như nước cam, cháo, canh, mì sợi… sẽ là lựa chọn tốt cho người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, đau, khó chịu.
  • Những thực phẩm thanh đạm, chế biến đơn giản như bột ngũ cốc, bột ngó sen… thích hợp cho người bệnh buồn nôn và nôn, không muốn ăn. Lúc này, cần tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây cảm giác buồn nôn nhiều hơn ở người bệnh.
  • Các thực phẩm lỏng, mềm và dễ tiêu thích hợp cho người bệnh sau phẫu thuật. Một thời gian khi đã quen dần và vết mổ dần hồi phục thì sẽ chuyển sang ăn các thực phẩm ít xơ, ít chất béo.
nguyen-tac-an-uong-cho-benh-nhan-ung-thu-dai-trang
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh ung thư đại tràng theo triệu chứng
  • Những thực phẩm tăng sức đề kháng như trứng gà, sữa, trà sâm là lựa chọn thích hợp cho người bệnh điều trị bằng hóa chất và góp phần giảm triệu chứng của bệnh.
  • Ung thư đại tràng giai đoạn muộn nên sử dụng sâm hãm với nước để tăng chức năng của các tạng phủ, giảm tình trạng toàn thân suy nhược.

6. Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Hầu hết các giai đoạn ung thư đại tràng đều được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Vậy sau phẫu thuật chế độ ăn của người bệnh như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

6.1. Chế độ ăn khi mới mổ xong

Khi mới phẫu thuật xong, người bệnh sẽ bắt đầu sử dụng nước trái cây, nước hầm xương để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thức ăn cần phải chế biến ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Chú ý bổ sung một số thực phẩm để cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng cần băm nhuyễn hoặc xay nhỏ trước khi chế biến.

Một số thực phẩm người bệnh hạn chế tạm thời để tránh gây hại cho vết mổ như:

  • Chất xơ ngũ cốc, đậu và đậu Hà Lan.
  • Vỏ trái cây, da động vật.
  • Bánh kẹo, sữa.
  • Chất béo, thực phẩm chiên rán.
  • Các loại trái cây sấy khô, các loại quả mọng.
  • Các loại hạt.
  • Những loại rau tạo ra khí như cải xoăn, bắp cải, cải ngọt, cải xanh, cải brussel.

6.2. Chế độ ăn sau mổ ở giai đoạn phục hồi

Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng và dần phục hồi, người bệnh có thể ăn uống theo chế độ phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa ung thư tái phát. Cụ thể việc lựa chọn các thực phẩm lúc này cho người bệnh như sau:

  • Điều phối các loại thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm chất thiết yếu trong thực đơn hàng ngày là chất béo, vitamin và khoáng chất, chất đường, chất đạm.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều calo, albumin, thực phẩm giàu vitamin như sữa, nấm, thịt nạc, các loại cá, đậu đỗ, các loại hạt, dầu cá, chế phẩm từ sữa, rau xanh.
  • Thức ăn giàu đạm lúc này sẽ rất cần thiết cho người bệnh để bổ sung nhiều axit amin với tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

7. Lưu ý chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật và tạo hậu môn giả

Đối với những người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại tràng và tạo hậu môn giả thì chế độ dinh dưỡng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo cơ thể được bù nước đủ bởi lúc này cơ thể rất dễ bị mất nước qua hậu môn giả.
  • Cần kiểm soát mùi hôi thật tốt. Lúc này, người bệnh cần tránh sử dụng các thực hành tạo mùi như bông cải, trứng, măng, cà phê, hành lá.
  • Các thực phẩm sinh nhiều hơi cũng cần tránh dùng là bông cải, rượu bia, đậu, đồ ăn cay nóng, dưa leo, hạt tiêu.
  • Chế độ ăn uống của người bệnh lúc này bị ảnh hưởng do cắt đoạn tiêu hóa. Vì thế, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm dễ gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm, các chất và nước.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3, vitamin C, Glutamine, Arginin. Người bệnh có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng thêm thuốc bổ, thực phẩm chức năng để nâng đỡ hệ miễn dịch.
  • Không sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây nhiễm khuẩn như đồ lên men, các đồ sống, tái, thực phẩm phơi khô.
  • Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
  • Những triệu chứng ảnh hưởng đến tiêu hóa gây ra do thuốc như tiêu chảy, buồn nôn và nôn… cần được điều trị.

8. Một số lưu ý quan trọng cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Ngoài xác định ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tốt cho quá trình điều trị, đó là:

  • Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao. Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu muốn dùng thêm thực phẩm chức năng hay thuốc bổ cần phải tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khoẻ và nâng cao hệ miễn dịch nhằm chống chọi lại bệnh tật tốt hơn.
  • Duy trì cân nặng một cách hợp lý, có kế hoạch giảm cân nếu đang bị béo phì.
  • Tâm lý và tinh thần của người bệnh cần phải thoải mái, lạc quan để hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận 

Ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị bệnh đã được giải đáp trên đây. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để tăng cơ hội chữa ung thư đại tràng nhằm đạt hiệu quả cao. 

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7