Ung thư bạch cầu: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

Ung thư bạch cầu là bệnh lý khá quen thuộc xuất hiện từ máu và tủy xương, hay cụ thể hơn là từ bạch cầu trong cơ thể. Điều này cho thấy đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, cần được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này cũng như nguyên nhân ung thư bạch cầu nhé.

Xem thêm:

1. Tổng quan về bệnh lý ung thư bạch cầu

Bạch cầu rất quan trọng đối với cơ thể bởi chức năng của nó là tìm và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh như: vi khuẩn, các tế bào bị tổn thương hoặc đã chết, ngăn không cho các mầm bệnh phát triển. Do nhiều yếu tố tác động, các tế bào bạch cầu tăng số lượng một cách mất kiểm soát, ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu. Vì vậy ung thư bạch cầu còn được gọi là bệnh máu trắng hay ung thư máu.

Phân loại bệnh theo tốc độ tiến triển gồm có 2 loại:

  • Ung thư bạch cầu cấp tính: ở thể bệnh này, các tế bào chưa trưởng thành, không thể thực hiện các chức năng bình thường nhưng lại tăng sinh với tốc độ chóng mặt khiến bệnh tiến triển nhanh. Bệnh nhân cần được điều trị tích cực, kịp thời.
  • Ung thư bạch cầu mãn tính: bệnh có nhiều thể mãn tính khác nhau. Nhưng đặc điểm là làm tăng quá trình sản sinh tế bào hoặc gây cản trở. Các tế bào trưởng thành thường là mục tiêu tác động. Chúng có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian nhưng tăng sinh và tích tụ chậm. Một số dạng bệnh bạch cầu mãn tính ban đầu không có triệu chứng ban đầu và có thể không được chú ý hay chẩn đoán.

Phân loại bệnh theo các tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng:

  • Bệnh bạch cầu lymphocytic: bệnh ảnh hưởng đến các tế bào bạch huyết.
  • Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy: tác động đến các tế bào tủy xương có chức năng sản xuất hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
ung thư bạch cầu
Hình ảnh minh họa tế bào bạch cầu trong mạch máu

Các loại bệnh bạch cầu chính là:

  • Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL): dạng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn.
  • Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML): bệnh xảy ra ở cả trẻ em và người lớn
  • Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL): hay gặp nhất ở người lớn. bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe mạnh trong nhiều năm mà không cần điều trị.
  • Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML): hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn. Các triệu chứng sớm của bệnh diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ. Tiến triển bệnh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi bước vào giai đoạn muộn, các tế bào ung thư sản sinh ồ ạt.

2. Các tác nhân gây bệnh ung thư bạch cầu

Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư bạch cầu hiện nay vẫn chưa rõ nhưng cần lưu ý một số tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Bệnh nhân từng điều trị ung thư: Những bệnh nhân từng được áp dụng hóa chất, tia xạ trong quá trình điều trị có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.
  • Rối loạn di truyền. Các vấn đề bất thường trong sự di truyền đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down có thể là tác nhân gây bệnh.
  • Hóa chất: Một số hóa chất chẳng hạn như benzen, có trong xăng và được ngành công nghiệp hóa chất sử dụng.
  • Thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư bạch cầu thì bạn cũng có thể mắc bệnh.

Tuy nhiên, có một điều bất thường là hầu hết những người có các yếu tố nguy cơ lại không nhiễm bệnh. Trái lại nhiều người không có yếu tố nguy cơ lại mắc phải.

3. Một số triệu chứng điển hình của ung thư bạch cầu

Đa số các thể bệnh không có các triệu chứng sớm rõ ràng. Bạn đọc nên lưu ý kĩ một số dấu hiệu sau đây:

  • Thiếu máu: người bệnh thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, gầy sút.
  • Chảy máu hoặc bầm tím: bao gồm chảy máu lợi hoặc mũi, tiểu ra máu hoặc có phân màu đen.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng: viêm họng hoặc viêm phổi phế quản,… có thể kèm theo nhức đầu, sốt nhẹ, lở miệng, phát ban trên da,…
  • Sưng hạch bạch huyết: thường ở vị trí cổ, nách hoặc bẹn.
  • Đau bụng: sưng gan hoặc lách nên xuất hiện triệu chứng đau bụng ở sườn trái hoặc thắt lưng, có thể kèm theo cảm giác đầy bụng. 
  • Một số triệu chứng khác: do số lượng bạch cầu rất cao có thể dẫn đến xuất huyết võng mạc, ù tai, thay đổi trạng thái tinh thần (chán ăn, mệt mỏi…), hội chứng cương cứng kéo dài (Priapism) và đột quỵ.
Các vết bầm tím đột ngột xuất hiện trên da có thể là dấu hiệu của ung thư máu
Các vết bầm tím đột ngột xuất hiện trên da có thể là dấu hiệu của ung thư máu

4. Các phương pháp điều trị ung thư bạch cầu

Tùy vào mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe hiện tại mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn các phác đồ thích hợp. 

Xạ trị

Sử dụng tia phóng xạ tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có hiệu quả nhất trong các giai đoạn đầu của bệnh. Vào giai đoạn cuối, xạ trị chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Hóa trị

Đưa hóa chất vào cơ thể để điều trị bệnh thông qua đường uống hoặc tiêm truyền. Để tránh thuốc không thể thâm nhập sâu, tiêu diệt các tế bào ở hệ thần kinh trung ương, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy.

Ghép tủy

Lựa chọn tủy xương từ người hiến tặng khỏe mạnh và tương thích với người bệnh để cấy ghép vào cơ thể. Nhằm hỗ trợ tạo ra các tế bào bạch cầu khỏe mạnh giúp đẩy lùi tiến triển bệnh. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc duy trì cuộc sống cho người bệnh.

Miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch cho nhiều kết quả khả quan nhưng đây vẫn còn là một phương pháp mới, chưa được áp dụng rộng rãi và có chi phí cao.

Ghép tủy tuy là phương pháp có hiệu quả cao, nhưng đa số các bệnh nhân không thể chờ đợi việc tìm được người hiến tặng phù hợp
Ghép tủy tuy là phương pháp có hiệu quả cao, nhưng đa số các bệnh nhân không thể chờ đợi việc tìm được người hiến tặng phù hợp

5. Phòng ngừa ung thư bạch cầu

Thông qua các thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh ác tính này. Vậy làm sao để phòng tránh, không để cơ thể nhiễm bệnh.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Các loại hóa chất độc hại có thể nằm trong các loại sơn, xăng, thuốc trừ sâu diệt cỏ, nhất là các hóa chất sử dụng trong công nghiệp cần phải hạn chế sự tiếp xúc tối đa. Đối với môi trường làm việc bắt buộc, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng, bảo quản và các biện pháp bảo hộ lao động

Nên thận trọng khi tiếp xúc với các hóa chất
Nên thận trọng khi tiếp xúc với các hóa chất

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây hại cho cơ thể như các loại nước có gas, rượu bia, thực phẩm đóng gói sẵn, nhiều dầu mỡ, chất béo,… để giảm các tác động xấu không đáng có cho cơ thể. Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong mỗi bữa ăn, thay thế các loại tinh bột tinh chế bằng các thực phẩm ngũ cốc nguyên cám, bổ sung Omega-3 từ các loại cá và hải sản. Lưu ý lựa chọn các thực phẩm tươi, không dư thừa lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hay bất kỳ chất hóa học nào tồn đọng lại trong thực phẩm.

Thường xuyên rèn luyện thân thể

Tập thể dục đều đặn giúp phòng tránh ung thư rất hiệu quả. Nhưng không nên tập gắng sức sẽ làm cho các cơ mệt mỏi hoặc xuất hiện các biến chứng như gãy xương, đứt/giãn dây chằng,… nên tập khoảng 30 – 60 phút/ngày, khoảng 5 ngày/tuần.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những phương pháp tốt nhất để phòng và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tối thiểu 6 tháng/lần hoặc thực hiện tầm soát ung thư 1 năm/lần để chăm sóc, điều trị ngay khi phát hiện bệnh.

Thông qua bài viết trên đây, mong rằng các bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về bệnh ung thư bạch cầu, cũng như nguyên nhân ung thư bạch cầu. Duy trì các thói quen sống lành mạnh, không chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể chính là cách tốt nhất để phòng ngừa không chỉ bệnh ung thư bạch cầu mà còn cả những bệnh lý ác tính nguy hiểm khác.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7