Ung thư máu là gì? Nguyên nhân gây ung thư máu
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm bao gồm ung thư bạch cầu, u tủy, ung thư hạch (lymphoma). Có những nguyên nhân gây ung thư máu nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GenK STF.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Các phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả
- Ung thu máu – Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Nội dung bài viết
1. Ung thư máu là gì?
Ung thư máu là một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm xảy ra khi có đột biến hoặc thay đổi cấu trúc trong các tế bào mô tạo máu của cơ thể. Khi mắc ung thư máu, số lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ gia tăng đột biến, chúng sẽ bị thiếu dinh dưỡng và thức ăn, do đó bạch cầu sẽ ăn chính hồng cầu – một thành phần quan trọng trong máu.
Lượng hồng cầu trong máu sẽ bị suy giảm dần dần, dẫn đến tình trạng người bệnh bị thiếu máu rồi tử vong. Ung thư máu cũng là căn bệnh duy nhất không hình thành khối u.
Ung thư máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, ung thư máu chiếm khoảng 30% số bệnh nhi ung thư. Theo số liệu thống kê, cứ 3 phút lại có một người chẩn đoán mắc ung thư máu và cứ sau 9 phút lại có một người tử vong vì ung thư máu.
2. Có các loại ung thư máu nào?
Ung thư máu được chia làm 3 loại chính: bệnh bạch cầu (36%), lymphoma (46%) và u tủy (18%).
2.1. Bệnh bạch cầu (36%)
Các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có chức năng giúp cơ thể chống các protein lạ, chống vi khuẩn xâm nhập cơ thể bằng cách tạo hiện tượng thực bào hoặc kháng thể, hình thành khả năng miễn dịch đối với vi khuẩn, virus,…
Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu trong máu sẽ tăng một cách mất kiểm soát, chúng làm tắc nghẽn tủy xương, cản trở tủy xương sản xuất ra các tế bào máu khác để duy trì dòng máu khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch cân bằng.
Đồng thời, khi số lượng bạch cầu tăng đột biến, bản thân các tế bào này sẽ bị thiếu thức ăn và dinh dưỡng, buộc chúng phải ăn các tế bào hồng cầu, dẫn đến hiện tượng cơ thể thiếu hụt hồng cầu.
2.2. Lymphoma (46%)
Lymphoma là loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi các tế bào lympho phát triển bất thường và vô tổ chức sẽ gây nên tình trạng quá tải, lâu ngày sẽ làm tổn hại hệ miễn dịch của cơ thể.
Lymphoma có thể được phát hiện trong nhiều cơ quan: gồm lá lách, tủy xương và các cơ quan khác.
2.3. Đa u tủy (18%)
Dạng ung thư này gây ra do các tế bào plasma. Thông thường, tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương, có chức năng tạo ra kháng thể giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi các tế bào plasma tập trung phát triển bất thường trong tủy xương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống miễn dịch.
3. Có những nguyên nhân gây ung thư máu nào?
Hiện nay, tuy chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư máu nhưng có một số yếu tố nguy cơ như sau:
– Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại như benzene, formaldehyde hay tia xa.
– Nhiễm trùng virus EBV.
– Những người mắc các hội chứng di truyền cũng có khả năng mắc ung thư máu cao hơn
Mặc dù chưa thể xác định rõ nguyên nhân nhưng các nhà khoa học cho rằng ung thư máu cũng có thể do yếu tố di truyền. Nếu một trong 2 người (cha hoặc mẹ) là bệnh nhân ung thư bạch cầu thì đứa con của họ sinh ra thường có nguy cơ cao mắc bệnh này.
4. Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư máu
Để chẩn đoán bệnh ung thư máu, hiện nay các bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu, thường là xem công thức tế bào máu từ đó phát hiện ra sự bất thường nếu như mắc ung thư
– Thủ thuật chọc hút tủy xương: Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, sau đó chọc hút tủy xương thường thực hiện ở vùng xương chậu phía sau, thời gian thực hiện khá nhanh khoảng 5 – 10 phút, mục đích để tìm các tế bào ung thư máu trong tủy dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi.
5. Điều trị ung thư máu
Phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư, mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Về cơ bản, một số phương pháp điều trị ung thư máu chính bao gồm: hóa trị, xạ trị, điều trị kháng thể, cấy tế bào gốc, ghép tủy xương và truyền máu để tạo sinh huyết.
– Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc uống, thuốc truyền hoặc thuốc tiêm vào dịch não tủy để tiêu diệt các tế bào ung thư máu theo từng chu kỳ.
– Xạ trị: đây là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho những người chuẩn bị ghép tủy xương.
– Cấy tế bào gốc/ghép tủy: phương pháp này áp dụng cho những người bệnh đã được hóa trị/xạ trị. Tế bào gốc sẽ được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị cao với tỷ lệ 50% số bệnh nhân có thể tiếp tục sống sau khi thực hiện phẫu thuật.
6. Các cách ngăn ngừa ung thư máu
6.1. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư máu chúng ta nên tránh tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm bao gồm: thuốc trừ sâu, benzen, thuốc diệt cỏ…
Đặc biệt là người nông dân còn chủ quan với việc phòng chống, những người hay tiếp xúc với các chất hóa học khi phát triển nông nghiệp. Nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất, hãy cố gắng làm sao để giảm thiểu thời gian. Vì chỉ cần tiếp xúc trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm.
6.2. Tránh tiếp xúc với bức xạ
Việc tiếp xúc với bức xạ thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Do đó, nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường bức xạ, bạn cần mặc đồ bảo hộ theo quy định.
6.3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giảm khả năng mắc bệnh.
6.4. Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp có thể giúp bản thân tránh được các tác nhân của bệnh ung thư, bao gồm ung thư máu. Chế độ ăn uống được khuyến khích nên có nhiều thành phần ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Chúng chưa các hoạt chất có khả năng gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ác tính, bên cạnh đó nó còn ngăn ngừa sự di chuyển, lây lan của các tế bào.
6.5. Khám sức khỏe định kỳ
Bạn nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn hàng năm. Từ đó, nắm rõ được tình trạng sức khỏe bản thân để tự biết cách làm thế nào để điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp cũng như phát hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường.
Nắm được các nguyên nhân gây ung thư máu sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh một cách dễ dàng hơn. Mọi thắc mắc về căn bệnh này vui lòng liên hệ hotline để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị