Cảnh giác: Trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ gặp ở người trưởng thành nhưng trẻ em cũng là nhóm đối tượng dễ bị bệnh lý này. Và mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ ở trẻ em không phải ai cũng biết. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho câu hỏi trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không, bạn đọc cùng theo dõi.
Xem thêm:
- Tư vấn: Gan nhiễm mỡ độ 1 có cần uống thuốc không?
- Cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng thuốc nam có tốt không?
- Mách nhỏ: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?
Nội dung bài viết
1. Giải đáp: Trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan mật phổ biến nhiều ở nước ta hiện nay do đa phần người dân chưa có ý thức về chế độ ăn uống lành mạnh. Tỷ lệ dân số gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ chiếm 10-20%, độ tuổi mắc nhiều nhất nằm trong khoảng 40-55 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể bị gan nhiễm mỡ nếu cha mẹ không chú ý đến thói quen ăn uống sinh hoạt của trẻ.
Gan là cơ quan nội tạng lớn của cơ thể, nếu trẻ bị gan nhiễm mỡ thì chức năng gan và sức khỏe cơ thể của trẻ sau này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Và tình trạng trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ hiện nay đang ngày càng gia tăng, do đó phụ huynh cần lưu tâm và chú ý nhiều hơn.
Lượng mỡ tích tụ vượt quá 5-10% tổng trọng lượng gan ở trẻ làm cho chức năng gan cũng bị suy giảm. Và hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng theo nếu trẻ bị gan nhiễm mỡ. Nếu như không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
Đặc biệt, khi gan nhiễm mỡ ở cấp độ nhẹ trẻ sẽ không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng. Đến khi triệu chứng rầm rộ, gan trẻ đã bị tổn thương nặng, nếu có điều trị khả năng khôi phục lại chức năng gan như bình thường cũng rất khó. Vì thế, cha mẹ lưu ý đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Đồng thời, khi trẻ có biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa cần đưa trẻ đi khám sớm để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị.
2. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến hơn là do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:
Thừa cân béo phì
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ ở cả người lớn và trẻ em. Tâm lý của nhiều gia đình hiện nay là mong muốn con phát triển tốt và bụ bẫm. Đặc biệt, ở giai đoạn phát triển thể chất nhanh, mỡ cũng tăng sinh mạnh mẽ. Nếu ba mẹ không cân đối lại chế độ ăn uống cho phù hợp trẻ rất dễ bị thừa cân, béo phì.
Tình trạng thừa cân béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, mỡ máu và gan nhiễm mỡ.
Mắc bệnh lý mạn tính
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có thể là tình trạng thứ phát khi mắc các bệnh lý mạn tính như: nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn hô hấp, lao phổi, viêm tủy xương, nhiễm trùng đường tiêu hóa,… Các bệnh lý này gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn ở trẻ. Tình trạng biếng ăn, thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ sụt cân nhanh và các chuyển hóa hấp thu trong cơ thể cũng kém hơn.
Lúc này chất béo trong cơ thể sẽ phân giải thành axit béo và di chuyển đến gan. Các bệnh lý trên tấn công làm cho chức năng chuyển hóa của gan cũng kém hơn làm mỡ dư thừa tích tụ tại gan và dẫn đến bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Trẻ em thường bị hấp dẫn bởi các đồ ngọt, bánh kem, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, các loại thực phẩm đóng hộp. Nếu sử dụng các loại thực phẩm này quá nhiều thì nguy cơ bị gan nhiễm mỡ càng tăng cao hơn.
Yếu tố di truyền
Một số loại gen di truyền đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa của cơ thể, làm cho mỡ dễ bị tích tụ tại gan hơn. Do đó, di truyền cũng là một yếu tố có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Nếu bố hoặc mẹ bị gan nhiễm mỡ thì con sinh ra cũng sẽ nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn người bình thường.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm suy giảm chức năng gan và khả năng chuyển hóa chất béo ở gan cũng kém đi, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Các loại thuốc dễ làm suy giảm chức năng gan nếu không sử dụng đúng cách ba mẹ nên chú ý như thuốc giảm đau, các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc,…
Ngộ độc một số loại thuốc như carbon tetraclorid, phosphor,… làm tăng lượng mỡ tích tụ tại gan và dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
3. Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Bệnh gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ là gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2 và độ 3. Ở cấp độ sớm nhất, người mắc sẽ không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng. Đến khi bệnh tiến triển sang cấp độ nặng hơn bé sẽ có một số biểu hiện như đau tức vùng hạ sườn phải. Một số triệu chứng khác khi trẻ bị gan nhiễm mỡ ở cấp độ nặng như vàng da, vàng mắt, bụng chướng nhiều dịch, ăn kém, cân nặng sụt giảm, đau bụng, tiêu chảy,…
Tuy nhiên, một số trẻ nhỏ chưa biết cách thông báo với cha mẹ khi thấy khó chịu. Hoặc trẻ thường mải chơi nên không thông báo kịp thời cho bố mẹ. Những yếu tố này có thể làm cho tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn mà không được can thiệp kịp thời. Vì thế ba mẹ nên để ý theo dõi sát những triệu chứng bất thường ở trẻ.
Đặc biệt, những trẻ có cân nặng vượt mức bình thường khoảng 20% thì nguy cơ gan nhiễm mỡ cao hơn, ba mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
4. Cách điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ
Trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không bạn đã nắm được câu trả lời. Để tránh các biến chứng nguy hiểm do gan nhiễm mỡ gây ra, bạn cần nắm rõ về cách điều trị bệnh lý cho trẻ như sau:
Điều trị bằng tây y
Khi trẻ bị gan nhiễm mỡ và có chỉ số mỡ máu cao thì cần được sử dụng thuốc làm hạ mỡ máu để tránh cho mỡ tích tụ nhiều hơn tại gan. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: nhóm dẫn chất statin, nhóm thuốc Fibrat,… Bên cạnh đó, trẻ thường được chỉ định sử dụng thêm vitamin C, vitamin E để bảo vệ tế bào gan, giảm nguy cơ viêm gan.
Trong thời gian điều trị gan nhiễm mỡ cho trẻ bằng thuốc tây y ba mẹ cần lưu ý cho trẻ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều và cũng không tự ý dừng thuốc. Ngoài ra, trẻ cần được tiêm phòng vacxin ngừa virus viêm gan A, B sớm. Vì khi bị gan nhiễm mỡ, các loại virus cũng dễ tấn công gây hại đến chức năng gan của trẻ hơn.
Điều trị bằng đông y
Trong y học cổ truyền có một số bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả, ba mẹ có thể áp dụng cách điều trị này cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ cần thăm khám và sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Một số bài thuốc đông y điều trị gan nhiễm mỡ độ 1, ba mẹ có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các vị Atiso, Uất kim, Bạch thược, Sài hồ, Xuyên khung, Đương quy, Đại táo, Chỉ thực, Hậu phác mỗi loại lấy 12g sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị các vị Atiso, Sài Hồ, Bạch truật, Bạch Linh, Bạch thược, Đương quy, Cam thảo, gừng, Uất kim mỗi loại 12g sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị các vị Atiso, Nhân trần, Sa tiền, Bạch linh, Bạch truật, Xích thược, Trạch tả, Sơn tra mỗi loại 12g cùng với 16g ý dĩ, sắc uống hàng ngày.
Thay đổi chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất
Trẻ đang bị gan nhiễm mỡ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất đảm bảo năng lượng cho sự phát triển. Ba mẹ không được ép trẻ ăn kiêng để giảm cân thiếu khoa học. Nếu trẻ đang bị thừa cân, béo phì cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp trẻ giảm cân từ từ, khoa học.
Trẻ nên ăn các loại đồ ăn chế biến dạng hấp luộc, các loại thịt nạc, ít mỡ, các loại cá béo. Các loại hoa quả có thể chế biến thành nước ép hoặc sinh tố cho trẻ sử dụng để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất.
Các loại thực phẩm, thức uống ba mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng khi bị gan nhiễm mỡ độ 1 bao gồm: nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo nhiều đường hóa học, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội. Ngoài ra, trẻ cần được rèn luyện thói quen ăn đúng giờ giấc, tập trung khi ăn, không vừa ăn vừa xem ti vi hay điện thoại.
Khám sức khỏe định kỳ
Gan nhiễm mỡ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tương lai của trẻ, vì thế ba mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị và đưa ra hướng điều chỉnh thay đổi phù hợp hơn với thể trạng, sức khỏe của trẻ.
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã hiểu được trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không. Ngoài ra, ba mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh lý gan nhiễm mỡ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ được tốt hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang