Bị trào ngược dạ dày có gây viêm xoang không?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa nhưng gây ra nhiều biến chứng đến đường hô hấp. Vậy trào ngược dạ dày có gây viêm xoang không? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Giải đáp: Trào ngược dạ dày có gây ra khó thở không?
- [Mẹo hay] Chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương
- Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan: Nguyên nhân và cách xử trí
Nội dung bài viết
1. Viêm xoang là bệnh lý như nào?
Xoang là các tổ chức rỗng bên trong hộp sọ. Trong hộp sọ có nhiều tổ chức xoang được gọi theo vị trí giải phẫu gồm xoang sàng, xoang trán, xoang bướm, xoang hàm. Bình thường xoang có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn cản các tác động từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm, khói bụi gây ảnh hưởng đến mũi.
Viêm xoang là bệnh lý phổ biến thường gặp do lớp niêm mạc trong xoang bị viêm nhiễm, phù nề gây ứ đọng, tắc nghẽn dịch viêm trong các cấu trúc trong xoang và làm người bệnh đau đớn, khó chịu. Bệnh viêm xoang có 2 thể chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp thường kéo dài trong vòng 4 tuần trở về, viêm xoang mạn tính các triệu chứng kéo dài lâu hơn 4 tuần, điều trị khó khăn, dễ bị tái đi tái lại nhiều lần.
Triệu chứng của viêm xoang bao gồm các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên như ngạt mũi, hắt hơi, chảy dịch mũi, đau họng, khàn tiếng và có thể có sốt. Đồng thời người bị viêm xoang sẽ có triệu chứng đau nhức tại vị trí xoang đang bị viêm nhiễm như viêm xoang trán sẽ đau nhức vùng trán, viêm xoang sàng đau nhức trong đầu phía sau gáy, viêm xoang bướm đau nhức vùng 2 hốc mắt.
Ở trẻ em, các triệu chứng của viêm xoang thường kéo dài lâu hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị ổn. Các biến chứng của viêm xoang ở trẻ em thường gặp bao gồm viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mắt, viêm màng não.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm xoang như sống và làm việc lâu trong môi trường khói bụi, hóa chất độc hại, sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo như nước ao hồ, sông suối hay những người bị viêm họng bội nhiễm kéo dài cũng có thể gây biến chứng viêm xoang.
Vậy trào ngược dạ dày có phải là một nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang không, chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần dưới đây.
2. Trào ngược dạ dày có gây viêm xoang không?
Khi axit dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng gây tổn thương niêm mạc mũi họng, bề mặt niêm mạc bị axit hóa lâu ngày dẫn đến viêm họng kéo dài. Viêm họng lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công từ họng lên các xoang và dẫn đến viêm xoang.
Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà cả thức ăn trong dạ dày xâm nhập lên vùng cổ họng. Điều này dẫn đến các vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng có thể xâm nhập đến khoang miệng và mũi xoang. Các vi khuẩn có hại này sẽ gây viêm nhiễm trực tiếp đến các xoang và dẫn đến bệnh viêm xoang.
Ngoài 2 cơ chế trên, axit dạ dày còn có thể gây kích thích trực tiếp đến hệ thần kinh giao cảm của hệ hô hấp gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, tiết dịch nhầy ở mũi. Lâu dần các dịch này gây viêm và ứ đọng lại ở xoang và dẫn đến bệnh viêm xoang.
Đặc biệt trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị viêm xoang do trào ngược dạ dày nhiều hơn. Vì hệ thống tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu nên dễ bị trào ngược thức ăn và axit lên hơn. Đồng thời, cấu trúc của mũi và thể tích các xoang cũng nhỏ hơn so với người lớn nên dễ bị axit dịch vị gây tác động tổn thương phù nề nhiều hơn.
Như vậy, bệnh lý trào ngược dạ dày không chỉ đơn giản gây các triệu chứng nhẹ lên đường tiêu hóa, mà lâu dài chúng còn dẫn đến nhiều biến chứng đến cơ quan khác. Nếu bạn chủ quan không điều trị, bệnh có thể gây biến chứng thành viêm xoang và nhiều bệnh lý hô hấp khác như viêm họng, viêm thanh quản, polyp dây thanh, viêm loét dây thanh âm,…
3. Triệu chứng bệnh viêm xoang do trào ngược dạ dày
Bệnh viêm xoang có thể do trào ngược dạ dày gây ra hoặc do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến. Nhiều người bị viêm xoang, đã điều trị nhiều đợt thuốc kháng sinh, chống viêm chưa khỏi và đến khi bác sĩ kê đơn thuốc kháng axit thì bệnh viêm xoang có tiến triển đỡ hơn. Những trường hợp như này có thể khẳng định người bệnh bị viêm xoang do bệnh lý trào ngược dạ dày gây ra.
Ngoài ra, người bệnh bị viêm xoang do trào ngược dạ dày gây ra thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau nhức xoang nhiều hơn vào ban đêm. Hoặc người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bệnh viêm xoang tăng nặng hơn khi sử dụng nhiều đồ cay nóng, đồ uống có cồn, các loại thức ăn gây khó tiêu,…
Đồng thời, người bệnh viêm xoang do trào ngược dạ dày sẽ gặp phải các triệu chứng rắc rối do trào ngược axit gây ra như:
- Ợ nóng, ợ chua, thường xuyên cảm thấy đắng miệng;
- Buồn nôn và nôn nhiều;
- Nóng rát ngực và cổ họng;
- Ho khan, rát họng, khàn giọng.
4. Trào ngược dạ dày gây viêm xoang điều trị như nào?
Trào ngược dạ dày gây viêm xoang chứng tỏ bệnh đã diễn ra trong thời gian dài và chưa được kiểm soát tốt. Vì thế người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để điều trị đồng thời bệnh lý viêm xoang và trào ngược dạ dày. Các thuốc tây y để điều trị bao gồm kháng sinh, chống viêm, thuốc kháng tiết axit, thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản cần phải sử dụng theo đúng chỉ định và đơn kê của bác sĩ điều trị.
Đặc biệt, việc sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm để điều trị viêm xoang không đúng cách còn có thể làm bệnh trào ngược dạ dày càng nặng hơn. Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, thời gian sử dụng theo đơn kê của bác sĩ để bệnh viêm xoang do trào ngược dạ dày nhanh chấm dứt hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng mẹo thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngày đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ và súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để tránh gây nhiễm khuẩn thêm cho đường tiêu hóa.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường ở và làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Nếu bị dị ứng với lông động vật nuôi nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi để không làm nặng thêm các triệu chứng của viêm xoang.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và đến nơi đông người để tránh hít phải khói bụi và môi trường không khí có nhiều vi khuẩn.
- Ăn uống lành mạnh, nên tự chế biến các món ăn luộc, hấp, súp để sử dụng, tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gốc, hạn chế ăn các đồ ăn chiên rán.
- Sử dụng nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc; bổ sung thêm sữa chua để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Nói không với những loại đồ uống có cồn, thực phẩm chua, cay, nóng, đồ ăn quá cứng, đồ ăn khó tiêu.
- Phân chia thời gian làm việc và luyện tập, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để tinh thần được thư giãn, thoải mái, tránh gặp phải áp lực, căng thẳng quá mức.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày có gây viêm xoang không là có. Để tránh biến chứng viêm xoang và các viêm nhiễm đường hô hấp khác bạn cần chủ động đi khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày từ sớm. Đồng thời, cần có những thói quen ăn uống, sinh hoạt tích cực để giúp bệnh nhanh chóng ổn định và không tiến triển nặng hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang