Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan: Nguyên nhân và cách xử trí

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay có số lượng người mắc ngày càng gia tăng. Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin bài viết của GenK STF dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Xem thêm:

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt dưới thực quản bị suy yếu, đóng mở không đúng lúc dẫn đến axit và pepsin dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. 

Axit dịch vị không chỉ tấn công thực quản mà chúng còn có thể tấn công cả lớp niêm mạc thanh quản và vòm họng gây ra các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan rát nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng biết vì nhiều người nhầm lẫn đó là dấu hiệu của đường hô hấp thông thường.

Axit dạ dày trào ngược lên cổ họng có thể gây ra tình trạng viêm amidan

Vì thế, khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh cần đi khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân mới có hướng xử trí và điều trị phù hợp. Tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm amidan có thể không có gì nguy hiểm đáng lo ngại trước mắt, nhưng nếu để bệnh tiến triển lâu dài không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tổn thương nghiêm trọng đến đường hô hấp.

Một số biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày bao gồm hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản. Khi đã tiến triển thành ung thư thực quản, sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Vì thế, khi phát hiện bệnh, bạn cần được can thiệp và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan có triệu chứng gì?

Viêm amidan do trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng của viêm amidan thông thường như đắng miệng, hôi miệng, cảm giác vướng khi nuốt thức ăn, đau họng khi nuốt thức ăn và khi nuốt nước bọt. Ngoài ra, viêm amidan do trào ngược dạ dày thường đi kèm cùng các triệu chứng của trào ngược như:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Là triệu chứng thường gặp sau khi ăn no hoặc khi nằm, đây là triệu chứng điển hình của đa phần người bệnh.
  • Axit dạ dày trào ngược lên cổ họng gây ra phản ứng buồn nôn, nôn.
  • Dịch vị axit trào lên thực quản, chèn ép thực quản gây ra triệu chứng đau tức vùng ngực và kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Axit dịch vị có thể gây viêm loét niêm mạc thực quản dẫn đến hiện tượng sưng, phù nề thực quản là lòng ống tiêu hóa bị hẹp lại dẫn đến hiện tượng khó nuốt.
  • Dịch vị axit trào lên họng, miệng sẽ kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit. Đồng thời, axit trào ngược lên sẽ gây cảm giác đắng miệng, chán ăn, ăn không ngon.

Trong trường hợp, tình trạng bệnh lý đã kéo dài một thời gian mà không được can thiệp điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Viêm loét niêm mạc thực quản nặng dẫn đến chảy máu, bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn, chán ăn và có thể dẫn đến sụt cân.
  • Tổn thương viêm loét nếu tự hồi phục có thể tạo thành sẹo trong lòng thực quản, lâu dần sẽ gây chít hẹp lòng thực quản, người bệnh sẽ thấy tình trạng khó nuốt ngày càng tăng nhiều hơn.
  • Ngoài gây viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản còn gây các viêm nhiễm khác như viêm họng, viêm xpang, viêm thanh quản,…
  • Nghiêm trọng nhất là các triệu chứng của ung thư và tiền ung thư do tế bào bị viêm loét lâu ngày bị biến đổi bất thường.

Cách xử trí khi bị trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan

Sử dụng thuốc tây y để điều trị trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan

Để điều trị dứt điểm, tránh bệnh kéo dài gây ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị bằng các loại thuốc tây y. Đặc biệt lưu ý, khi sử dụng thuốc tây, người bệnh cần dùng theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ, không tự ý ra tiệm thuốc tây mua về để sử dụng.

Một số loại thuốc thường được kê để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng bao gồm:

Thuốc ức chế bơm proton: 

Thuốc ức chế bơm Proton H+ được viết tắt là PPI, là nhóm thuốc dùng để giảm tiết axit từ dạ dày, giúp giảm triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Một số thuốc PPI thường được dùng bao gồm esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, pantoprazole…

Nhóm thuốc này được đánh giá là an toàn với bệnh nhân, tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng. Nếu dùng lâu dài có thể gây ra một số biến chứng như thiếu vitamin B12, nguy cơ viêm phổi, loãng xương, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn tăng cao, thiếu magie.

Thuốc kháng histamin H2:

Thuốc kháng histamin H2 hay còn được gọi là thuốc chẹn H2 cũng là loại thuốc có tác dụng làm giảm tiết axit từ dạ dày bằng cách ức chế giải phóng histamin. Histamin là một chất hóa học có tác dụng kích thích tế bào dạ dày tiết axit. Một số loại thuốc trong nhóm chẹn H2 thường được dùng bao gồm Cimetidine, famotidine, nizatidine…

Nhóm thuốc này khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm mê sảng, lú lẫn, ảo giác và nói lắp.

Thuốc trung hòa axit:

Thuốc trung hòa axit hay còn gọi là thuốc kháng axit là nhóm thuốc có tác dụng trung hòa bớt lượng axit dư thừa, làm giảm nồng độ axit, thông qua đó giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Loại thuốc này thường điều chế dưới dạng viên nén hoặc chất lỏng có chứa thành phần các muối như Nhôm hydroxit, magie cacbonat và magie trisilicat

Thuốc điều hòa nhu động:

Nhu động dạ dày thực quản ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sử dụng thuốc điều hòa nhu động có tác dụng cải thiện trương lực cơ thắt thực quản dưới, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày, ruột giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Một số thuốc điều hòa nhu động thường được sử dụng bao gồm metoclopramide, domperidone, cisapride… Đặc biệt lưu ý nhóm thuốc này không được sử dụng cho người đang bị xuất huyết tiêu hóa, sử dụng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt rất quan trọng trong điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt mà không cần dùng thuốc. Những trường hợp đang dùng thuốc điều trị cũng vẫn cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để bệnh được cải thiện nhanh hơn, hạn chế tái phát sau điều trị.

Một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan như sau:

  • Các loại thức ăn nên tăng cường bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày như thịt lợn, trứng, cá hồi, bánh mì, bột yến mạch, dầu oliu, dầu hướng dương, khoai lang, cà rốt, cải xoong, mồng tơi…
  • Các thực phẩm người bệnh nên tránh xa bao gồm thực phẩm thô cứng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích, thực phẩm chua cay, thực phẩm chế biến sẵn.
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên tránh xa rượu bia và đồ uống có cồn
  • Các loại hoa quả người bệnh trào ngược dạ dày nên tăng cường sử dụng bao gồm bơ, chuối, táo, lựu…
  • Người bệnh nên tăng cường uống đủ nước trong ngày để giúp trung hòa bớt nồng độ axit.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no trong một bữa để giảm tải áp lực cho dạ dày.
  • Sau khi ăn xong, bạn không nên đi nằm hoặc vận động mạnh ngay, nên vận động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi.
  • Hạn chế thức khuya, có các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để giảm các căng thẳng, áp lực hàng ngày, hoạt động thể dục, thể thao điều độ để duy trì mức cân nặng lý tưởng.
  • Khi ngủ, người bệnh nên nằm gối đầu cao để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Một số mẹo dân gian khi bị trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan

Sử dụng nghệ tươi kết hợp mật ong

Trong thành phần của củ nghệ vàng có chứa thành phần curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa tế bào rất tốt. Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng củ nghệ để hỗ trợ cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị gồm có 1 củ nghệ tươi và 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Nghệ tươi đem đi rửa sạch cạo vỏ rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Cho thêm 1 thìa mật ong và 100ml nước ấm vào dung dịch nghệ tươi đã xay nhuyễn khuấy đều lên.
  • Bạn có thể sử dụng nước nghệ tươi kết hợp với mật ong ngày 2 lần trước ăn, sử dụng liên tục để cảm nhận hiệu quả.

Kết hợp mật ong và tỏi

Mật ong và tỏi đều có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bạn có thể sử dụng kết hợp mật ong với tỏi để hỗ trợ cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 500g tỏi và 300ml mật ong nguyên chất.
  • Tỏi bạn bóc sạch vỏ bên ngoài rửa qua với nước để ráo rồi đập dập tép tỏi.
  • Bạn cho tỏi đã đập dập vào một bình thủy tinh có nắp đậy rồi từ từ đổ thêm mật ong vào bình đến khi ngập qua tỏi.
  • Sau đó, bạn đậy kín nắp để trong môi trường tự nhiên khoảng 3 tuần là có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày, bạn nên sử dụng từ 2-3 tép tỏi ngâm mật ong và sử dụng thường xuyên đều đặn hàng ngày để thấy rõ hiệu quả.

Sử dụng lá mơ lông

Lá mơ lông có đặc tính sát khuẩn rất tốt vì trong thành phần có hoạt chất hóa học giống như kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, lá mơ lông còn có tác dụng hỗ trợ trung hòa axit và kích thích tiêu hóa, giảm đỡ tình trạng đầy bụng, khó tiêu rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Sử dụng lá mơ lông để hỗ trợ giảm tình trạng trào ngược dạ dày rất đơn giản. Bạn có thể ăn lá mơ lông trực tiếp cùng một ít muối, hoặc bạn có thể xay lá mơ lông và cho thêm nước lọc để sử dụng. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng lá mơ lông 2 lần, dùng liên tục sẽ thấy hiệu quả.

Hy vọng, thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan. Bệnh cần được can thiệp và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sau này.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ