Trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không?
Trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày thường xuyên gặp triệu chứng ho, đau họng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết của GenK STF dưới đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Bị trào ngược dạ dày có nên uống yakult không?
- Tư vấn: Trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không?
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ nóng, cảm giác bỏng rát theo dọc xương ức,…
Cấu tạo của thực quản bao gồm cơ thắt thực quản trên và cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới có chức năng mở van khi thức ăn đi xuống và đóng vào để giữ cho thức ăn và dịch vị không bị trào ngược trở lại. Nếu cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, axit dịch vị dạ dày hoặc thức ăn có thể trào ngược lên trên gây ra các tổn thương ở thực quản, dẫn đến các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nóng rát dọc cổ họng.
Bên cạnh đó, cơ thắt thực quản trên có chức năng ngăn cản axit dạ dày trào ngược lên vùng thanh quản, cổ họng. Khi cơ thắt thực quản trên bị suy yếu hoặc bị giãn cơ thắt, axit dịch vị có thể trào ngược lên vùng phía sau cổ họng, đường thở. Do đó, axit dạ dày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng hầu họng, gây ra tình trạng viêm họng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không là có bạn nhé.
Phân biệt viêm họng thông thường với viêm họng do trào ngược dạ dày như nào?
Rất nhiều người bệnh bị trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng nhưng lại nghĩ chỉ là viêm họng thông thường. Từ đó dẫn đến tâm lý chủ quan và người bệnh không được xử trí, điều trị đúng hướng, bệnh sẽ dai dẳng và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Vì thế, người bệnh cần phải phân biệt rõ như nào là viêm họng thông thường và như nào là viêm họng do trào ngược mới có hướng theo dõi và điều trị đúng đắn.
Viêm họng thông thường có thể khởi phát đột ngột hoặc khởi phát sau khi bị nhiễm lạnh, ăn đồ lạnh quá nhiều. Các triệu chứng viêm họng thông thường gồm có khô họng, nuốt đau, ngứa mắt, vướng họng.
Viêm họng do trào ngược thường xuất hiện đi kèm cùng các triệu chứng của trào ngược dạ dày như:
- Ngứa rát cổ họng kèm theo khàn tiếng, khó phát âm.
- Cảm giác khó nuốt, nuốt vướng.
- Có triệu chứng bỏng rát trước ngực, nhiều người cảm thấy nóng rát cả cổ họng.
- Ho thường xuyên, ho nhiều về đêm kèm theo nhiều đờm trong cổ họng.
- Đờm nhiều trong cổ họng nên người bệnh thường xuyên hắng giọng để đỡ cảm giác vướng đờm trong cổ họng.
Xem thêm >>> Những dấu hiệu ung thư họng không thể bỏ qua
Cách xử trí khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày
Để điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày chúng ta phải điều trị cả triệu chứng và điều trị cả nguyên nhân gây bệnh mới giúp bệnh ổn định.
Điều trị triệu chứng của viêm họng do trào ngược dạ dày
Bệnh nhân viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng như nào cần kể rõ với bác sĩ trong quá trình khám lâm sàng. Thông qua đó, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp để giảm các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Thông thường, người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm họng như:
- Thuốc làm tiêu nhầy để giảm đờm trong cổ họng cho người bệnh như Bromhexin, acetylcysteine,…
- Thuốc kháng viêm để làm giảm các phản ứng viêm, phù nề gây nuốt vướng như Alphachymotrypsin, lysozyme,…
- Thuốc chống dị ứng để giảm cảm giác ngứa họng là các thuốc kháng histamin như cetirizine, chlorpheniramine,…
- Thuốc giảm ho người bệnh có thể dùng các loại có thành phần từ thảo dược.
Bên cạnh các thuốc bác sĩ kê để giảm triệu chứng, người bệnh cũng có thể thực hiện một số phương pháp đơn giản tại nhà để giảm cảm giác ngứa rát cổ họng như: ngậm nước chanh muối, súc họng bằng nước muối ấm, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giàu Vitamin,…
Điều trị nguyên nhân: Sử dụng các thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Song song với việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần trực tiếp điều trị vào nguyên nhân là tình trạng trào ngược dạ dày thì mới kiểm soát được bệnh một cách tốt nhất. Để điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ được kê thêm các loại thuốc như:
- Thuốc kháng axit là các thuốc có chứa các hợp chất như magie hidroxit, sodium bicarbonate, canxi carbonate, nhôm hydroxit,… Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong dịch vị dạ dày, giúp giảm các triệu chứng của trào ngược. Thông qua đó, các triệu chứng viêm họng cũng được giảm đỡ khi tình trạng trào ngược dạ dày được kiểm soát.
- Thuốc ức chế thụ thể histamin H2 là nhóm thuốc giúp giảm tiết axit từ dịch vị dạ dày. Nhóm thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn tế bào dạ dày gắn kết với các thụ thể của tế bào tiết axit. Một số thuốc ức chế thụ thể histamin H2 thường được dùng bao gồm famotidine, cimetidine, ranitidine, nizatidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton cũng là nhóm thuốc có tác dụng giảm tiết axit từ dịch vị dạ dày và giúp giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra bao gồm cả các triệu chứng viêm thanh quản – họng. Một số thuốc trong nhóm ức chế bơm proton thường được dùng bao gồm omeprazole, Lansoprazol, esomeprazole,…
Các thuốc chữa trào ngược dạ dày hiện nay được bán khá phổ biến ở các tiệm thuốc tây, tuy nhiên bạn không nên tự ý mua về sử dụng. Bệnh trào ngược dạ dày cần được điều trị theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, đúng liều lượng, đúng thời gian dùng mới mang lại được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem ngay >>> [Hỏi đáp] Điều trị hoá trị ung thư có bị rụng tóc không?
Phòng ngừa viêm họng do trào ngược dạ dày như nào?
Để phòng ngừa tình trạng viêm họng do trào ngược dạ dày, bạn cần ghi nhớ một số thông tin sau:
- Bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa, nên dừng ăn trước khi cảm thấy quá no để giảm tải áp lực lên dạ dày. Bạn nên chia nhỏ các bữa, ăn làm nhiều bữa trong ngày sẽ giúp tình trạng trào ngược axit giảm bớt hơn.
- Sau khi ăn no, dịch vị axit dễ bị trào ngược lên thực quản, cổ họng vì thế bạn không nên đi nằm ngay. Vì thế, bạn nên đi ngủ sau khi ăn khoảng 2-3 giờ, và nằm đầu cao khi ngủ để tránh tình trạng trào ngược trong khi ngủ.
- Duy trì mức cân nặng lý tưởng để bảo vệ dạ dày vì khi có tình trạng thừa cân, dạ dày sẽ bị chèn ép nhiều hơn dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày có thể trở nên nặng hơn, dẫn đến viêm họng do trào ngược.
- Mặc quần áo quá chật, bó sát vào vùng bụng cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Vì thế, bạn cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, hạn chế mặc đồ bó sát, quá chật.
- Các thói quen xấu có hại cho dạ dày bạn nên từ bỏ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thường xuyên uống nước ngọt có gas,…
- Các thực phẩm làm tăng triệu chứng của trào ngược dạ dày bạn cũng nên tránh như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ lên men muối chua, các loại qua quả có vị chua,…
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không. Để phòng ngừa tình trạng này bạn cần điều trị ổn định về bệnh trào ngược dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi không được bác sĩ kê đơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: