Tìm hiểu cách ăn uống giảm mỡ máu
Để điều trị và phòng ngừa tình trạng mỡ máu cao, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Bài viết dưới đây chia sẻ cách ăn uống giảm mỡ máu cho người mỡ máu cao.
Nội dung bài viết
1. Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao hay còn gọi máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng các chỉ số cholesterol và triglycerid vượt quá ngưỡng cho phép. Bình thường trong máu luôn có tỉ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này vượt mức cho phép thì gọi là máu nhiễm mỡ.
Mỡ máu cao là vấn đề sức khỏe của cuộc sống hiện đại, xuất phát từ thói quen ăn uống dư thừa chất béo, lười vận động. Mỡ máu cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh, như: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, tiểu đường…
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi được chẩn đoán tình trạng mỡ máu cao, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm và điều trị tích cực theo đúng chỉ định của bác sĩ.
2. Các triệu chứng của mỡ máu cao
Mỡ máu cao ở giai đoạn sớm rất nghèo triệu chứng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận biết máu nhiễm mỡ qua các triệu chứng dưới đây:
– Dấu hiệu trên da: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực… Nốt phồng to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa. Nếu có dấu hiệu này, bạn nên nghĩ đến nguy cơ mỡ máu cao và nhanh chóng đi khám để được làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết.
– Triệu chứng toàn thân: Khi bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng váng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp, nhịp tim nhanh, tăng cân…
– Khi bệnh đã tiến triển nặng sẽ có những triệu chứng của xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đau tim…
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi có các triệu chứng của mỡ máu cao nêu trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
3. Tác hại của mỡ máu cao đối với sức khỏe
Dưới đây là 6 tác hại cực kỳ nguy hiểm của tình trạng mỡ máu cao:
3.1. Đau và tê chân
Khi lượng mỡ trong máu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch. Khi lượng chất này chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên, gây cảm giác đau và tê chân, làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng ở chân, bàn chân, ảnh hưởng đến việc đi bộ của người bệnh.
3.2. Tiểu đường tuýp 2
Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của mỡ máu cao. Mỡ máu cao có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Khi chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
3.3. Gan nhiễm mỡ
Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao và làm gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
3.4. Cao huyết áp
Mỡ máu cao, bệnh tiểu đường và cao huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Máu nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân tác động xấu đến huyết áp, khiến huyết áp tăng cao.
3.5. Đột quỵ
Yếu tố chính gây nên đột quỵ chính là triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Do đó, tác hại của mỡ máu cao có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
3.6. Bệnh tim mạch
Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp cùng với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc về các bệnh lý về tim mạch.
3.7. Viêm tụy
Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mỡ máu cao. Nguyên nhân là do hàm lượng triglyceride cao gây sưng tuyến tụy, gây ra viêm tụy
4. Cách ăn uống giảm mỡ máu
4.1. Ăn các thực phẩm ít cholesterol
Thực phẩm giàu cholesterol sẽ làm cho lượng mỡ trong máu tăng vọt, khiến tình trạng mỡ máu cao trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như mỡ động vật, bơ, sữa béo, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, thịt hun khói, dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, đồ nếp, lòng đỏ trứng… Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc, nấm hương, bí đỏ, trái cây…
4.2. Hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, người bị mỡ máu cao cần hạn chế đến mức tối đa. Nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt lợn, cá trắng, thịt gà bỏ da, thịt vịt bỏ da…
4.3. Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo no
Chất béo no làm tăng nguy cơ bít tắc động mạch đặc biệt bất lợi cho người mỡ máu cao. Do đó, người bị mỡ máu cao nên hạn chế tối đa, nên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nói không với mỡ động vật, sử dụng dầu thực vật để chế biến món ăn.
4.4. Ăn nhiều rau củ quả và trái cây ít ngọt
Rau xanh, củ quả và trái cây ít ngọt là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào giúp hạ cholesterol trong máu. Các loại rau củ như cà chua, cà rốt, rau bina, rau dền, rau muống, bí xanh, bí ngòi, bông cải xanh, đậu đỗ, táo, lê, ổi, dưa hấu, quả bơ… rất tốt cho người bị mỡ máu cao.
4.5. Không nên ăn tối muộn
Người bị mỡ máu cao nên ăn tối trước 19 giờ và không nạp thêm bất cứ thực phẩm nào sau 19 giờ.
Bên cạnh đó người mỡ máu cao cũng cần chú ý:
- Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả, sinh tố trái cây…
- Nói không với rượu bia, đồ uống có ga, nước tăng lực, nước ngọt, cà phê, trà đặc, thuốc lá… và các chất kích thích khác.
- Ăn uống điều độ, chia nhỏ bữa ăn, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mỡ máu cao.
- Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày nên dành ra từ 30-45 phút để tập thể dục.
Hy vọng qua bài viết “Tìm hiểu cách ăn uống giảm mỡ máu” giúp bạn đọc đưa ra lựa chọn sáng suốt trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp hạ mỡ máu, cải thiện sức khỏe.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị