Tại sao sức đề kháng yếu và cách để cải thiện như thế nào?
Suy giảm miễn dịch làm cho cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Từ đó sức khỏe giảm sút, người bệnh dễ bị nhiễm trùng và khó hồi phục. Vậy tại sao sức đề kháng yếu? Nhưng thông tin dưới đây của GENK STF sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn số 2: Hành trình chữa bệnh và ước mơ của cô gái 17 tuổi ung thư thận
- 8 Lưu ý giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Top những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh
- Top 6 thuốc tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt cho trẻ
Nội dung bài viết
1. Hệ miễn dịch bị suy giảm ảnh hưởng tới sức khỏe
Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào lympho trong máu, tế bào bạch cầu, tủy xương, hạch và lá lách. Các cơ quan này cùng làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh.
Hệ miễn dịch thường phân bố ở các vị trí “ngõ vào” của cơ thể, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa và đường hô hấp. Tùy vào từng độ tuổi mà sức đề kháng được củng cố và “ghi nhớ” sau mỗi lần mắc bệnh. Nhờ tạo kháng thể tiêu diệt kháng nguyên mà cơ thể có khả năng miễn dịch chủ động.
Vì vậy, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch (sức đề kháng yếu) sẽ không còn khả năng chống tại sự tấn công từ bên ngoài. Điều này làm cho bạn dễ dàng mắc các bệnh lý, nhiễm trùng nặng và mất nhiều thời gian để hồi phục.
2. Tại sao sức đề kháng yếu?
Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Do đó, nhiều người vẫn không biết tại sao sức đề kháng yếu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do:
2.1. Môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống, không khí có tác động tới sức khỏe của mỗi người. Khi bạn sống ở gần khu công nghiệp, nơi có nhiều khí thải, sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại,… sẽ làm cho phổi bị nhiễm bẩn.
Việc hít quá nhiều khói bụi cũng làm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Theo các nghiên cứu cho thấy, nguồn không khí bẩn chính là tác nhân ngăn chặn tế bào hệ miễn dịch, dẫn tới tình trạng bệnh viêm nhiễm hô hấp ngày càng gia tăng.
2.2. Công việc bận rộn
Công việc bận rộn khiến bạn làm việc quá sức, thường xuyên bị áp lực và căng thẳng cũng tác động tới cơ chế miễn dịch của cơ thể. Không chỉ vậy, làm việc lâu dài ở nơi độc hại cũng khiến sức đề kháng suy giảm dần dần.
2.3. Do thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng kém khoa học không chỉ ảnh hưởng tới sức đề kháng mà còn khiến cơ thể giảm sút. Nhất là những người có thói quen ăn đồ chế biến sẵn: Snack, bánh kẹo, khoai tây chiên, nước ngọt,…
Bên cạnh đó, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, đường và muối khi ăn thường xuyên sẽ làm tế bào T và B (tế bào chống lại bệnh tật) bị suy yếu. Ngoài ra, ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt chút nào.
2.4. Sử dụng nhiều mỹ phẩm
Người hay lạm dụng mỹ phẩm: Kem lót, kem nền, phấn, son môi,… chứa chất sodium lauryl rất có hại cho làn da và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống miễn dịch.
Do đó, nếu công việc bắt buộc phải trang điểm mỗi ngày, tốt nhất bạn nên chọn nguồn mỹ phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.
2.5. Thức quá khuya
Nếu bạn thắc mắc tại sao sức đề kháng yếu thì hãy xem lại thói quen thức khuya của mình. Cuộc sống bận rộn làm cho nhiều bạn trẻ hay thức tới sáng, làm việc quá sức.
Việc thức khuya kéo dài khiến cơ thể không được nghỉ ngơi để sản xuất melatonin. Cùng lúc đó, hệ miễn dịch không có thời gian để tạo ra tế bào bạch cầu chống vi khuẩn gây bệnh.
2.6. Thường xuyên bị stress, cô đơn
Khi tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng, cô đơn sẽ khiến nồng độ testosterone mất cân bằng. Từ đó, làm cho sức đề kháng bị giảm, không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh từ ngoài vào trong.
3. Biểu hiện thường gặp khi sức đề kháng bị suy yếu
Chức năng chính của sức đề kháng chính là khả năng bảo vệ cơ thể chống tại các tác nhân gây nhiễm trùng. Khi chúng bị suy giảm, người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ rệt sau:
– Hô hấp: Ho khạc có đờm, thở khò khè, khó thở, đau ngực, sốt cao,…
– Tim mạch: Đau tức ngực, co thắt cơ tim, tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi,…
– Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, buồn nôn, nôn, ăn không ngon, chướng bụng,…
– Bài tiết: Tiểu có mủ, tiểu đục, tiểu buốt, đau hông lưng, đau hạ vị,…
– Thần kinh: Hôn mê, co giật, chậm chạp, lừ đừ, tay chân yếu và liệt chi,…
– Da: Viêm loét, bóng nước, chảy mủ, sang thương da, vết thương hở lâu lành,…
Một vài trường hợp khi sức đề kháng bắt đầu suy giảm thường có dấu hiệu báo trước như: Dễ ngã bệnh, khả năng chịu đựng kém, căng thẳng và có cảm giác thèm ngọt. Đây là những dấu hiệu thường bị nhiều người bỏ qua, chủ quan và không thăm khám sức khỏe.
Bên cạnh đó, sức đề kháng nếu không được cải thiện sẽ làm cho người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn: Xanh xao, mệt mỏi, ốm yếu, nổi hạch toàn thân, thiếu máu, không thể chăm sóc bản thân, khó khăn khi sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, tình trạng kéo dài sẽ tác động tới các cơ quan dẫn tới tử vong.
6 cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Khi phát hiện sức khỏe giảm sút và có dấu hiệu khác thường, thay vì lo lắng bạn nên tìm cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là một số cách đơn giản mà mang lại hiệu quả cao:
1. Thay đổi lối sống
Thói quen sống thiếu lành mạnh làm cho sức đề kháng bị trì trệ, khó hồi phục. Để cải thiện sức khỏe, bạn cần thay đổi lối sống khoa học.
Trước tiên, bạn nên giảm bớt căng thẳng, bớt suy nghĩ lo âu. Tiếp đến, nên duy trì thời gian ngủ trước 10 giờ tối và thức dậy sớm để tập thể dục. Việc ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tăng sinh và phát triển.
2. Tập thể dục
Chọn lựa và luyện tập các bài tập phù hợp với thể trạng sẽ giúp cơ thể tăng IgA – một loại protein có khả năng chống nhiễm trùng, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
3. Dinh dưỡng lành mạnh
Dinh dưỡng lành mạnh là điều cần thiết để cải thiện sức đề kháng đang bị suy giảm. Thay vì ăn nhiều calo, chất béo bão hòa, tốt nhất bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:
– Các loại rau củ tươi: Cải xoăn, rau bina, súp lơ, hành tây, bí đỏ, cà rốt, khoai lang, nấm, tỏi, nghệ,…
– Các loại trái cây giàu vitamin: Bưởi, kiwi, nho, táo, cam,…
– Các loại hạt ngũ cốc dinh dưỡng: Hạnh nhân, óc chó, hồ đào, hạt dẻ,…
4. Không lạm dụng các chất kích thích
Rượu bia cần uống với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều. Kể cả thuốc lá, chất kích thích cũng nên từ bỏ từ từ để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
5. Quan hệ tình dục lành mạnh
Tình dục lành mạnh và đều đặn có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh Immunoglobulin (IgA), giúp cải thiện tâm trí và nâng cao sức đề kháng.
6. Tiêm vắc xin
Kể cả người lớn, người cao tuổi và trẻ em cần được tiêm vắc xin đầy đủ để nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường chống lại tác nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn. Đặc biệt là những đối tượng bị suy giảm miễn dịch do bệnh ung thư, HIV.
Qua bài viết giải đáp thắc mắc tại sao sức đề kháng yếu, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa cũng như cải thiện lối sống, dinh dưỡng lành mạnh. Nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Viên uống Genk STF tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị