Cách để tăng sức đề kháng cho những trẻ hay bị viêm tai giữa

Có thể mẹ chưa biết, cơ thể trẻ non yếu cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ hay bị viêm tai giữa tái đi tái lại. Vì thế với những trẻ hay bị viêm tai giữa, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hay bị viêm tai giữa qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa ở trẻ là hiện tượng trẻ bị nhiễm trùng ở tai giữa
Viêm tai giữa ở trẻ là hiện tượng trẻ bị nhiễm trùng ở tai giữa

Viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa, có các loại viêm tai giữa như

  • Viêm tai giữa cấp tính: nhiễm trùng cấp xảy ra trong tai giữa
  • Viêm tai giữa tiết dịch: sự hiện diện của dịch không phải mủ trong tai giữa
  • Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính: là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (thường  6- 12 tháng), 50% trẻ dưới 1 tuổi ít nhất 1 lần viêm tai giữa, 1/3 trẻ 3 tuổi có > 3 lần bị viêm tai giữa, 90% trẻ  6 tuổi có ít nhất 1 lần viêm tai giữa và bệnh viêm tai giữa thường xảy ra vào mùa đông.

Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.

Dấu hiệu giúp mẹ phát hiện trẻ viêm tai giữa sớm nhất

Dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị viêm tai giữa:

  • Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…
  • Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
  • Có mủ/ dịch chảy ra từ ống tai.
  • Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
  • Nếu trẻ hay đưa tay lên ngoáy tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì mẹ nên chú ý có thể bé bị viêm tai giữa. Tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

Vì sao trẻ viêm tai giữa thường bị tái đi tái lại?

Trẻ thường bị viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần bởi:

  • Điều trị không đúng, chữa không dứt điểm
  • Bệnh viêm tai giữa cấp phát hiện càng sớm thì điều trị càng dễ dàng và ít để lại biến chứng mạn tính.
  • Viêm tai giữa tái phát do không điều trị triệt để bệnh đường hô hấp.
  • Trẻ bị các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm mũi có thể phát sinh viêm tai giữa. Điều trị các bệnh viêm mũi họng không đúng cách là nguyên nhân thúc đẩy bệnh ở trẻ.
  • Sức đề kháng trẻ yếu: Sức đề kháng yếu là nguyên nhân chung khiến bệnh tật tái phát. Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển,viêm tai giữa dễ dàng xâm nhập lại gây bệnh cho cơ thể. Vì thế cần phải tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa.
Sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại
Sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Khi bé có biểu hiện sốt cao 39-40oC, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Liều paracetamol mỗi lần dùng cho mọi lứa tuổi của trẻ là 10-15mg/kg và cách 6-8 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 3-4 lần.

Vệ sinh sạch sẽ cho tai: lấy ráy tai, rửa tai. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và lấy ráy tai ra ngoài. Các mẹ không nên tự ý lấy cho con dễ gây thêm tổn thương cho tai trẻ.

Các kháng sinh thường được dùng cho trẻ viêm tai giữa cấp là: Amoxicillin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I,II, III phổ biến nhất là augmentin. Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng cần phải sử dụng kết hợp kháng sinh thuộc 2 nhóm penicillin và macrolid. Thời gian điều trị dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ từ 10- 15 ngày. Trong mọi trường hợp các mẹ không tự ý cho con dùng thuốc mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Cách để tăng sức đề kháng cho những trẻ hay bị viêm tai giữa

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ hãy thực hiện những điều sau:

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh tai mũi họng cho bé hằng ngày: rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bé lớn hơn có thể hướng dẫn trẻ súc họng nước muối mỗi sáng thức dậy.

Cho bé bú sữa mẹ

Sữa mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt lên. Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến ít nhất 2 tuổi.

Không cho trẻ đi học quá sớm

Mẹ không nên cho bé đi mẫu giáo quá sớm trước 1 tuổi vì môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho trẻ dễ nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

Hạn chế để trẻ quấy khóc

Hạn chế cho trẻ quấy khóc nhiều, khi đó tăng tiết dịch mũi họng đọng lại nhiều là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm tai giữa.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất và đa dạng các loại thực phẩm:

  • Gan bò, cà rốt hoặc cà tím xào mềm có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể, đồng thời làm tăng cường thính lực cũng như giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong loa tai.
  • Bổ sung các loại cá biển, rong biển để có thể cung cấp iốt cho cơ thể, và làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
  • Ăn thêm lạc luộc để tăng cường các khoáng tố kẽm
  • Tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ù tai
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là một cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hay bị viêm tai giữa
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là một cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hay bị viêm tai giữa
Thông tin liên hệ