U đại tràng là gì? Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?
Mổ u đại tràng có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn hiện nay. Bởi bất cứ ca phẫu thuật nào dù là nhỏ hay lớn đều tiềm ẩn những rủi ro, biến chứng nhất định. Do đó, nếu muốn biết mổ u đại tràng có nguy hiểm không và những thông tin cơ bản về căn bệnh này thì hãy cùng Genk STF tìm hiểu bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Nghị lực nữ chiến sĩ công an nhân dân
- Ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt cho sức khỏe?
- Ung thư đại tràng có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Nội dung bài viết
1. U đại tràng là gì?
U đại tràng là căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng hoặc người trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh.
Khi xuất hiện khối u đại tràng thì hầu hết không gây ra triệu chứng cụ thể nào. Thế nhưng, khi khối u lớn dần theo thời gian và tùy thuộc vào vị trí mà người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu nhất định, có thể kể đến như:
- Người bệnh thường bị tiêu chảy nếu khối u nằm ở đại tràng trên.
- Người bệnh thường bị táo bón kéo dài và có khi xen lẫn giữa táo bón với tiêu chảy nếu khối u nằm ở đại tràng xuống.
- Nếu tại niêm mạc phía trên có sự xuất hiện của khối u thì có thể gây ra các vết loét, dẫn đến xuất huyết. Vì thế, người bệnh có thường có triệu chứng là đi ngoài phân có chất nhầy và máu tươi.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn và nôn.
2. Các loại khối u đại tràng
U đại tràng thường là cụm tế bào phát triển trên lớp lót của niêm mạc đại tràng hoặc là một dạng polyp đại tràng. Căn cứ vào đặc điểm mà người ta phân u đại tràng thành 3 loại sau:
- Adenomatous: Vị trí đại tràng và trực tràng thường hay xuất hiện loại u Adenomatous. Loại u này có sự tăng trưởng lành tính. Thế nhưng, nếu khối u có kích thước lớn hơn 1cm thì nguy cơ tiến triển thành u ác tính là rất cao. Vì thế, cần được phát hiện và loại bỏ sớm để tránh nguy cơ chuyển thành ung thư sẽ rất nguy hiểm.
- Hyper Plastics: Những khối u này có đặc điểm là kích thước nhỏ hơn 5mm nên không đáng lo ngại. Hơn nữa, rất hiếm khi Hyper Plastic tiến triển thành ác tính.
- Dạng viêm: Những khối u dạng viêm thường xuất hiện ở những người mắc bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng. Những khối u này có đặc điểm giống như bướu thịt.
3. Những yếu tố tăng nguy cơ u đại tràng
Đến nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến các khối u đại tràng. Thế nhưng, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể người, nhất là ở đại tràng. Bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ hình thành u đại tràng càng tăng. Theo đó, từ sau 40 tuổi, nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể sẽ tăng cao.
- Mắc các bệnh lý về viêm đường ruột (IBD): Nguy cơ mắc u đại tràng sẽ tăng ở những người đã từng mắc các bệnh lý về viêm đường ruột như viêm ruột từng phần, viêm loét đại tràng…
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình từng có người từng bị ung thư đại tràng thì những người thân cận huyết thống sẽ có khả năng xuất hiện khối u đại tràng cao hơn.
- Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng. Khi càng mắc nhiều bệnh về đại tràng thì càng tăng khả năng hình thành khối u ở cơ quan này.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Những đối tượng nghiện rượu bia, hút thuốc lá nhiều sẽ kích thích hình thành khối u đại tràng và làm chúng phát triển.
- Lười vận động: Những người lười vận động sẽ khiến hệ tiêu hóa kém hoạt động và tăng nguy cơ hình thành khối u ở đại tràng.
- Yếu tố chủng tộc: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người da đen và người Do Thái có tỷ lệ mắc u đại tràng cao hơn.
4. Chẩn đoán u đại tràng bằng phương pháp nào?
Để chẩn đoán u đại tràng, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng thực thể và làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác. Những xét nghiệm đó thường là:
- Nội soi đại tràng: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện được trong đại tràng có khối u hay bất thường nào hay không. Thậm chí, nhiều trường hợp bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u khi nội soi nếu khối u có kích thước nhỏ.
- Chụp X-quang: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát toàn bộ ruột già để đánh giá xem có tổn thương hay khối u hay không.
- Chụp CT: Đây cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang. Thế nhưng, chụp CT sẽ cho hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn, giúp bác sĩ quan sát được cả vị trí và kích thước khối u, bao gồm khối u có kích thước nhỏ.
- Xét nghiệm DNA trong phân: Những người nghi ngờ bị ung thư thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm này.
- Thử nghiệm di truyền: Bác sĩ sẽ chỉ định làm thử nghiệm di truyền đối với những bệnh nhân có người thân mắc ung thư đại tràng để xác định nguy cơ ung thư.
5. Điều trị u đại tràng bằng cách nào?
Phương pháp điều trị u đại tràng phổ biến hiện nay là phẫu thuật (mổ). Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào vị trí, kích thước và số lượng khối u. Cụ thể như sau:
- Nếu kích thước khối u đại tràng nhỏ và số lượng ít thì bác sĩ có thể loại bỏ ngay trong quá trình kiểm tra bằng hình thức nội soi. Để loại bỏ khối u, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt.
- Phẫu thuật nội soi sẽ được chỉ định đối với trường hợp khối u lớn và không thể loại bỏ ngay trong quá trình kiểm tra khối u như cách trên.
- Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ đoạn đại tràng bị ảnh hưởng từ khối u nếu như khối u phát triển không bình thường.
6. Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?
Mổ u đại tràng là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhằm loại bỏ khối u ra khỏi đại tràng. Thế nhưng, mổ u đại tràng có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, phẫu thuật hay bất cứ phương pháp điều trị khối u nào cũng tiềm ẩn những rủi ro, nhất là khi bạn thực hiện tại những cơ sở không đảm bảo uy tín, chất lượng. Những biến chứng sau mổ u đại tràng có thể kể đến như:
- Xuất huyết, chảy máu bên trong bụng.
- Bàng quan hoặc các cơ quan lân cận khác bị chấn thương do phẫu thuật.
- Hình thành các mô sẹo.
- Thoát vị rạch do mô đi qua vết cắt thực hiện phẫu thuật.
- Vết thương phẫu thuật bị vỡ.
- Kích ứng da ở khu vực vết cắt phẫu thuật.
- Nguy cơ khối u tái phát.
Do đó, để giảm biến chứng, bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tài giỏi, giàu chuyên môn cùng với hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến. Như vậy, khi thực hiện phẫu thuật sẽ mang lại sự yên tâm hơn cho người bệnh và sau mổ u đại tràng sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
7. Phòng ngừa u đại tràng bằng cách nào?
U đại tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Do đó, mọi người nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa và giảm nguy cơ xuất hiện khối u ở đại tràng:
- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, nhất là các chất béo từ mỡ động vật. Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhan, thức ăn chứa nhiều gia vị.
- Tích cực bổ sung vào cơ thể các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… để tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được nhanh và tốt hơn.
- Nên bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể dưới nhiều hình thức như qua thực phẩm ăn uống hàng ngày. Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm viên bổ trợ canxi.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia. Mỗi lần phải dùng rượu bia chỉ sử dụng một lượng vừa đủ.
- Tăng cường vận động để rèn luyện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và giúp đại tràng, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Duy trì cân nặng phù hợp, có kế hoạch giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân, béo phì.
- Uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước lọc, nước ép rau củ quả… để tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy thải độc, giải độc cơ thể.
- Không thức khuya quá 23h. Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và đảm bảo có giấc ngủ chất lượng, mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
- Có kế hoạch học tập, làm việc hợp lý để tránh bản thân bị stress, căng thẳng. Hãy giữ tâm lý, tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ.
Kết luận
Nội dung bài viết đã giải đáp thắc u đại tràng là gì và mổ u đại tràng có nguy hiểm không? Dù phẫu thuật u đại tràng theo phương pháp nào đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó, các bạn nên lựa chọn bệnh viện, cơ sở uy tín để thăm khám và mổ u đại tràng cho hiệu quả cao, hạn chế biến chứng sau mổ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị