Chi phí hóa trị ung thư trực tràng và cách giảm tác dụng phụ
Hóa trị ung thư trực tràng là một phương pháp thường được sử dụng trong điều trị ung thư trực tràng. Trong hoá trị, các loại hóa chất có thể đưa vào người bệnh thông qua các đường uống, tiêm hoặc truyền. Vậy cụ thể hóa trị ung thư đại trực tràng là gì, có chi phí ra sao và người bệnh cần làm gì để giảm các tác dụng phụ khi điều trị bằng phương pháp này. Tất cả những thông tin trên sẽ được GENK STF đề cập qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Các yếu tố gây ung thư đại trực tràng cần quan tâm hơn
- Điều trị ung thư trực tràng theo từng giai đoạn
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về phương pháp hóa trị ung thư đại trực tràng
1.1. Hóa trị ung thư trực tràng là gì?
Hóa trị ung thư đại trực tràng là phương pháp sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều trị ung thư đại tràng – trực tràng để có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư ở đại trực tràng.
Hiện nay trong điều trị ung thư đại trực tràng thường chủ yếu sử dụng phương pháp phẫu thuật và sử dụng hóa trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Các dạng khác nhau của hóa trị trong điều trị ung thư trực tràng bao gồm:
- Hóa trị liệu toàn thân: Là phương pháp mà thuốc được đưa thẳng vào máu của bạn qua đường tĩnh mạch hayường uống. Các loại thuốc theo đường máu của bạn sẽ đến tất cả các khu vực của cơ thể. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Hóa trị liệu tại khu vực có xuất hiện khối u ác tính: Thuốc sẽ được đưa ngay vào động mạch dẫn đến khu vực có khối u trong cơ thể. Phương pháp này người bệnh sẽ gặp ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp trên là do đã hạn chế được lượng thuốc đến phần còn lại của cơ thể. Trong một số trường hợp, hóa trị còn được đưa trực tiếp vào động mạch gan khi ung thư đã di căn đến gan.
Các bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị theo chu kỳ và sau mỗi lần điều trị là một khoảng thời gian nghỉ ngơi sẽ để cho cơ thể có điều kiện phục hồi và chu kỳ hóa trị thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần.
1.2. Chi phí hóa trị ung thư trực tràng như thế nào?
Chi phí hóa trị ung thư đại trực tràng phụ thuộc vào số lần điều trị của người bệnh, giai đoạn của bệnh ung thư, kích thước khối u trực tràng cũng như mức độ xâm lấn của ung thư.
Bệnh nhân có thể cần hóa trị ung thư đại trực tràng nhiều đợt khác nhau dẫn đến chi phí điều trị có thể tăng cao do đó người nhà cần có sự chuẩn bị chu đáo và kịp thời nhất về tài chính để cho quá trình điều trị ung thư đại trực tràng được thuận lợi nhất.
Không chỉ tốn kém chi phí cho quá trình hóa trị, bệnh nhân sẽ còn tốn kém rất nhiều chi phí khác như sinh hoạt phí, viện phí, giường bệnh cho người bệnh cũng như chi phí chăm sóc của người nhà gia đình. Bên cạnh đó còn có các chi phí về ăn uống cũng như các loại thuốc bổ sung giúp hỗ trợ quá trình điều trị.
Để đỡ tốn kém nhất thì bệnh nhân nên đăng ký tham gia dịch vụ bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng chi phí điều trị cũng như để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng tốt nhất.
1.3. Mục đích của hoá trị ung thư trực tràng
Hóa trị ung thư đại trực tràng có nhiều vai trò khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể của người bệnh, cụ thể là:
- Hóa trị khi được tiến hành sau phẫu thuật sẽ có mục tiêu là tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị còn sót lại sau quá trinh phẫu thuật vì chúng quá nhỏ để các bác sĩ có thể nhìn thấy mà cắt đi cũng như trong trường hợp các tế bào ung thư có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể nhưng không thể quan sát trên các xét nghiệm hình ảnh. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát trở lại.
- Hóa trị được tiến hành (đôi khi kèm theo phương pháp xạ trị) trước khi phẫu thuật: để giúp thu nhỏ kích thước khối u và từ đó làm cho các khối u dễ dàng hơn để loại bỏ. Điều này rất hay được thực hiện trong ung thư trực tràng.
- Đối với những bệnh ung thư mà đã tiến triển đến giai đoạn di căn sang cơ quan khác như gan thì hóa trị có thể được sử dụng để giúp làm thu nhỏ khối u cũng như giảm bớt các biến chứng mà chúng gây ra. Mặc dù nó không có khả năng chữa khỏi ung thư hoàn toàn, tuy nhiên điều này thường giúp người bệnh kéo dài thời gian sống hơn.
1.4. Các thuốc hóa trị ung thư đại trực tràng
Những loại thuốc thường được sử dụng trong hoá trị ung thư đại tràng bao gồm:
- 5 – Fluorouracil (5 – FU): đây là lựa chọn đầu tiên để điều trị ung thư đại tràng trước đây. Thuốc thường được tiêm theo đường tĩnh mạch cùng với leucovorin (đây là một loại vitamine), giúp cho 5 – FU hiệu quả hơn.
- Capecitabine (Xeloda) được dùng để thay thế cho 5 – FU.
- Các loại thuốc điều trị ung thư trực tràng khác bao gồm irinotecan(Camptosar) và oxaliplatin (Eloxatin). Các loại thuốc thường được kết hợp với 5 – FU hay Xeloda sau phẫu thuật hoặc trong các trường hợp khác.
- Trifluridine và tipiracil (Lonsurf) cũng là 1 loại thuốc kết hợp điều trị ung thư trực tràng được sử dụng ở dạng viên uống.
1.5. Các phác đồ hóa trị ung thư trực tràng
Có nhiều phác đồ hoá trị trong điều trị ung thư đại trực tràng, trong đó phổ biến nhất là:
Phác đồ FUFA
Sử dụng 5-Fluorouracil và tolinic acid (Leucovorin) với liều thấp, cụ thể:
- 5-Fluoriuracil: 500mg/m2, thuốc được truyền tĩnh mạch hàng tuần và kéo dài trong 6 tuần.
- Leucovorin: 20mg/m2, sử dụng trước 5-fluouracil.
- Nếu như tổng thời gian điều trị là 24 tuần thì cứ 8 tuần cho 1 liều lặp lại.
Phác đồ FOLFOX4
Phác đồ này sử dụng cho các loại thuốc như: Folinic acid (Leucovorin), tluorouracil (5-FU, adrucil), oxaliplati (Eloxatin). Cụ thể:
- Oxaliplatin với liều là 85mg/m2 truyền tĩnh mạch cho ngày đầu tiên.
- 5-Fluorouracil với liều 400mg/m2 bolus tĩnh mạch và 600mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 22 giờ cho ngày 1 và ngày 2.
- Leucovorin với liều 200mg/m2, truyền tĩnh mạch cho người bệnh trong 2 giờ vào ngày 1 và 2 trước khi truyền 5-fluorouraci.
- Liều lặp lại: 2 tuần/lần và tổng số đợt điều trị là 12 đợt.
Phác đồ FOLFIRI
Trong phác đồ hóa trị ung thư trực tràng này, các bác sĩ sử dụng thuốc folinic acid (Leucovorin), tluorouracil (5-FU, Adrucil) và irinotecan (Camptosar, CPT-11) với liều lượng như sau:
- Irinotecan với liều 180mg/m2 IV cho ngày 1.
- 5-Fluorouracil với liều 400mg/m2 bolus tĩnh mạch cho ngày 1 và sau đó truyền tĩnh mạch 2400 mg/m2 trong 46 giờ.
- Leucovorin: được truyền bằng đường tĩnh mạch với liều lượng 400 mg/m2 trong 2 giờ ở ngày 1 và sẽ truyền trước 5-fluorouracil.
Lặp lại 2 tuần/lần.
- Ngoài 5-fluorouracil thì các tluoropyrimidins dạng uống như capecitabine (Xeloda) và tegatur cũng sẽ được sử dụng tăng lên hay dùng để phối hợp với oxaliplatin (Eloxatin) và irinotecan (Camptosar).
Phác đồ XELOX cho ung thư trực tràng
Đây là phác đồ được sử dụng cho bệnh nhân ung thư trực tràng đã di căn. Bao gồm 2 loại thuốc đó là Oxaliplatin cộng capecitabine (gọi là XELOX hoặc CAPOX)
- Oxaliplatin liều 130 mg/m2, truyền tĩnh mạch trong ngày 1.
- Capecitabine 1000 mg/m2 uống 2 lần 1 ngày liên tục trong 14 ngày.
- Chu kỳ 3 tuần
Trong phác đồ XELOX, thuốc uống capecitabine (thương hiệu: Xeloda) sẽ được kết hợp với oxaliplatin tiêm tĩnh mạch. Phác đồ này thuận tiện hơn cho người bệnh vì không cần bơm truyền tại nhà. Oxaliplatin sẽ thường được tiêm qua đường tĩnh mạch trung tâm vì nó hay gây ra đau khi truyền qua tĩnh mạch ở cánh tay.
1.6. Thời gian hoá trị ung thư đại tràng
Hoá trị ung thư đại tràng sẽ được tiến thành theo chu kỳ. Tiếp theo sẽ là thời gian nghỉ ngơi để giúp cho bạn thời gian phục hồi từ tác dụng của thuốc. Mỗi chu kỳ thường kéo dài 2 hay 3 tuần. Lịch trình hoá trị có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ. Ví dụ, với một số loại thuốc, hoá trị chỉ được sử dụng vào ngày đầu tiên của chu kỳ. Với một số thuốc khác, hoá trị được đưa ra trong nhiều ngày liên tiếp hay mỗi tuần một lần. Sau đó, vào cuối chu kỳ, lịch trình hoá trị sẽ được lặp lại bắt đầu theo chu kỳ tiếp theo. Hoá trị bổ trợ hay hoác trị giảm nhẹ thường được dùng trong khoảng 3 đến 6 tháng. Thời gian điều trị ung thư đại tràng tiến triển sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của khối u và những tác dụng phụ mà hoá trị gây ra.
2. Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại trực tràng
Thuốc sử dụng trong phương pháp hóa trị sẽ tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng và đó là lý do tại sao chúng có thể chống lại được các tế bào ung thư. Tuy nhiên các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể, chẳng hạn như các tế bào ở trong tủy xương (nơi tạo ra các tế bào máu mới), các tế bào niêm mạc miệng, tế bào ruột, nang lông, cũng đang phân chia nhanh chóng cũng bị ảnh hưởng bởi hóa trị và từ đó có thể dẫn đến tác dụng phụ.
Một số tác dụng phụ của hóa trị có thể kể đến như:
2.1. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh
Việc sử dụng hóa chất trong điều trị ung thư đại trực tràng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi của người bệnh đang mang thai nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì. Do đó, bệnh nhân nên tránh việc mang thai trong quá trình điều trị bằng hóa trị.
2.2. Rụng tóc
Rụng tóc là tác dụng phụ rất phổ biến trong điều trị ung thư đại trực tràng bằng hóa trị. Nguyên nhân là do các hóa chất này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào phát triển nhanh như ung thư mà còn tiêu diệt và ngăn chặn luôn cả sự phát triển của các tế bào lông tóc dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở bệnh nhân.
Đây là tác dụng phụ có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người bệnh nhất là nữ giới do ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của bệnh nhân.
2.3. Suy nhược cơ thể, cảm giác mệt mỏi và giảm trí nhớ
Hiện tượng mệt mỏi thường xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân tiến hành hóa trị ung thư đại trực tràng và kèm theo đó có thể là những dấu hiệu như suy giảm trí nhớ do tổn hại ở dây thần kinh. Hiện tượng mệt mỏi ở bệnh nhân có thể biến mất dần sau 2 đến 3 tháng điều trị
2.4. Nôn, buồn nôn
Phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng có thể gây ra buồn nôn bởi các thuốc điều trị ung thư này có khả năng gây cảm giác buồn nôn, như là carmustin, doxorubicin, oxaliplatin…
2.5. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một tác dụng phụ rất phổ biến với nhiều loại thuốc hoá trị, đặc biệt khi sử dụng thuốc irinotecan. Tiêu chảy cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tình trạng mất nước nghiêm trọng ở người bệnh. Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc hóa trị có khả năng gây tiêu chảy thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những loại thuốc nên sử dụng cũng như tần suất sử dụng chúng để kiểm soát vấn đề này.
2.6. Phản ứng dị ứng hay nhạy cảm
Hiện tượng này có thể xảy ra ở một số người trong khi dùng thuốc oxaliplatin. Các triệu chứng có thể bao gồm như phát ban da; tức ngực và khó thở; đau lưng; cảm thấy chóng mặt, lâng lâng hay yếu đuối.
Người bệnh nên báo cáo với với bác sỹ hay điều dưỡng ngay lập tức nếu như bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong khi bạn đang hóa trị.
2.7. Hội chứng chân tay
Hội chứng chân tay có thể phát triển trong quá trình điều trị bằng thuốc capecitabine hay 5-FU (khi được tiêm truyền), bắt đầu bằng triệu chứng đỏ ở tay và chân, sau đó tiến triển thành bị đau và nhạy cảm ở lòng bàn tay cũng như lòng bàn chân.
Nếu như tình trạng này xấu đi, da bệnh nhân có thể bị phồng rộp hay bị bong tróc, đôi khi dẫn đến lở loét. Do đó, khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên báo với bác sĩ ngay lập tức về bất kỳ triệu chứng ban đầu nào, chẳng hạn như đỏ hoặc nhạy cảm, để bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp hạn chế vấn đề này.
3. Những biện pháp giúp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại trực tràng
Hầu hết các tác dụng phụ này khi hoá trị ung thư trực tràng kể trên có xu hướng biến mất theo thời gian sau khi điều trị kết thúc. Và để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn này bệnh nhân có thể tiến hành các biện pháp sau đây:
- Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất từ thức ăn cũng như các loại thực phẩm tươi để giúp cơ thể được phục hồi sau tiến hành hóa trị và làm giảm các triệu chứng mệt mỏi
- Nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị để giúp tăng hiệu quả điều trị ung thư và giảm các tác dụng phụ không mong muốn
- Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ
- Ăn các món ăn mềm, dễ ăn và không nên ăn những món ăn nặng mùi có thể tăng cảm giác buồn nôn
- Sử dụng tóc giả, khăn choàng hay đội mũ sẽ giúp người bệnh tự tin hơn trong sinh hoạt hằng ngày
- Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư và giảm tác dụng không mong muốn như GENK STF
4. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt hóa trị ung thư đại trực tràng?
Bệnh nhân cần lưu ý một số điều trước, trong và sau các đợt hóa trị ung thư đại trực tràng như sau:
- Trước khi tiến hành hóa trị, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của người bệnh để đảm bảo các chức năng sinh lý có bình thường hay không từ đó mới tiến hành hóa trị
- Giữa các đợt hóa trị thì người bệnh cần được nghỉ ngơi phù hợp
- Bệnh nhân nên giải tỏa các công việc áp lực hằng ngày cũng như dự đoán trước những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra để có biện pháp giúp những tác dụng phụ này
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các loại chất đạm và calo cho cơ thể
- Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức để hạn chế căng thẳng
- Chịu khó tập luyện các bài thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là 1 biện pháp giúp hạn chế những tác dụng phụ
Trên đây là những thông tin xoay quanh phương pháp hóa trị ung thư trực tràng mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Ung thư đại trực tràng nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, tăng thời gian sống của người bệnh lên đến 5 năm. Do đó, bệnh nhân hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân cũng như trao đổi thường xuyên với bác sĩ để có những hướng xử lý chính xác và kịp thời nhất nhé.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả