Giới thiệu 1 số bài thuốc hạ mỡ máu thảo dược hiệu quả và an toàn
Hiện nay có hai cách điều trị mỡ máu phổ biến: tây y và đông y. Phương pháp điều trị bằng tây y có tác dụng nhanh. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng men gan. Vì vậy, nhiều người có xu hướng ưa chuộng các vị thuốc đến từ thiên nhiên hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số các loại thuốc hạ mỡ máu thảo dược nhé.
Nội dung bài viết
1. Bạn biết gì về bệnh mỡ máu?
Mỡ máu (hay máu nhiễm mỡ) là bệnh lý xảy ra khi các mô mỡ có trong máu vượt quá chỉ số cho phép. Có thể nhận biết căn bệnh này thông qua xét nghiệm triglyceride. Đây là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bệnh mỡ máu được phát hiện trong 30% tổng số người trưởng thành. Tỉ lệ người mắc bệnh ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Phần lớn người mắc bệnh mỡ máu ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, các thống kê gần đây cho thấy con số này đang có xu hướng trẻ hoá.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mỡ máu?
Có thể chia nguyên nhân dẫn đến mỡ máu ra thành hai nhóm: chủ quan và khách quan. Chủ quan là những yếu tố xuất phát từ trong cơ thể con người. Khách quan là những yếu tố gây ra bởi các tác động từ môi trường bên ngoài. Cả hai yếu tố này đều góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển bệnh.
2.1. Yếu tố chủ quan
Yếu tố di truyền được ghi nhận là một trong những nguyên nhân gây ra mỡ máu. Đột biến gen có thể gây nên sự rối loạn trong chuyển hoá cholesterol. Ngoài ra, người mắc những bệnh như tiểu đường, nhiễm trùng, hội chứng Cushing,… cũng có nguy cơ cao bị mỡ máu. Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc cũng được coi là nguyên nhân thúc đẩy máu nhiễm mỡ. Các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc an thần có thành phần làm rối loạn chuyển hoá chất béo trong cơ thể.
2.2. Yếu tố khách quan
Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ máu bị nhiễm mỡ. Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhịp sống nhanh bắt buộc con người phải giảm bớt thời gian dành cho việc ăn uống và nghỉ ngơi. Mọi người có xu hướng giải quyết bữa ăn của mình trong các cửa hàng đồ ăn nhanh. Loại đồ ăn này có hàm lượng chất béo và cholesterol rất cao.
Đồng thời, quỹ thời gian dành cho việc tập luyện thể thao cũng bị cắt giảm đến mức tối đa. Về lâu dài, lượng mỡ nạp vào cơ thể sẽ được tích tụ và chen vào các tế bào máu. Ngoài ra, uống rượu bia quá mức cũng góp phần làm suy yếu hoạt động của gan. Khi gan bị tổn thương, khả năng lọc các chất độc cũng bị suy giảm. Điều này dẫn đến lượng mỡ tồn đọng trong cơ thể ngày càng nhiều.
Bằng cách sử dụng các vị thuốc hạ mỡ máu thảo dược, kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt, bệnh mỡ máu sẽ được loại trừ.
3. Một số loại thuốc hạ mỡ máu thảo dược
Trong dân gian có rất nhiều vị thuốc có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu. Các vị thuốc này đều lành tính và dễ tìm. Tuy nhiên do có nguồn gốc từ thiên nhiên, các vị thuốc hạ mỡ máu thảo dược này cần thời gian để phát huy tác dụng. Người bệnh cần phải có sự kiên nhẫn khi sử dụng chúng. Hãy cùng điểm qua một số vị thuốc quen thuộc dưới đây nhé.
3.1. Lá sen
Một trong những vị thuốc hạ mỡ máu thảo dược được nhiều người tin và sử dụng là lá sen. Lá sen chứa nhiều polyphenol. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây ức chế cho quá trình hấp thu lipid, giảm lượng cholesterol có trong máu. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng trong việc làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm lượng đường trong máu.
Trong lĩnh vực làm đẹp, lá sen cũng là một vị thuốc được phái nữ ưa chuộng. Nó giúp làm chậm quá trình oxy hoá và giảm cân hiệu quả. Cách chế biến vị thuốc này cũng rất đơn giản. Lá sen sau khi rửa sạch sẽ được đem đi phơi khô. Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy một nắm lá sen khô và đun sôi với nước. Không nên uống nước lá sen khi đang quá no. Để tăng hiệu quả chữa bệnh, có thể kết hợp lá sen với một số vị thuốc khác như ý dĩ, ngũ gia bì, sơn tra,…
3.2. Tỏi đen
Tỏi đen là một vị thuốc có mặt trong rất nhiều phương pháp chữa bệnh. Với công dụng tuyệt vời của nó, không lạ gì khi tỏi đen cũng là một trong những vị thuốc hạ mỡ máu thảo dược. Tỏi đen chính là tỏi trắng được lên men trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát nghiêm ngặt.
Trong tỏi đen chứa nhiều chất có tác dụng làm giảm mỡ máu, kiểm soát lượng đường. Ngoài ra, tỏi đen chứa fructose nên có vị ngọt, dễ ăn hơn tỏi trắng nên được ưa chuộng hơn. Để chữa bệnh mỡ máu, người bệnh có thể ăn trực tiếp 4 – 5 tép tỏi đen mỗi ngày. Một cách làm khác cũng đem lại hiệu quả không kém là ngâm tỏi đen với mật ong. Sau khoảng 3 – 4 tuần là có thể sử dụng được.
3.3. Vỏ bưởi
Vỏ bưởi được biết đến nhiều với công dụng giảm cân và dưỡng tóc. Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu và vitamin C, giúp làm chậm quá trình oxy hoá và giúp tóc chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, trong vỏ bưởi còn có hoạt chất flavonoid. Chất này có tác dụng bảo vệ, tăng khả năng lọc chất độc của gan và làm giảm lượng cholesterol. Cách sử dụng vỏ bưởi để giảm mỡ máu cũng rất đơn giản. Vỏ bưởi sau khi rửa sạch, mang phơi khô. Sau đó đun với nước sôi để hãm nước uống. Trong quá trình đun nấu, các loại tinh dầu và chất xơ sẽ tiết ra nước, hỗ trợ quá trình chữa máu nhiễm mỡ.
3.4. Nghệ
Sở dĩ nghệ được coi là vị thuốc hạ mỡ máu thảo dược vì trong nghệ chứa curcumin. Chất này có tác dụng rất lớn trong việc làm tan mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, vì hàm lượng curcumin chỉ chiếm 3% nên nếu chỉ sử dụng nghệ thì sẽ lâu có kết quả. Để tăng hiệu quả, nên kết hợp nghệ với cam thảo, trà khô và mật ong. Đem nghệ, cam thảo và trà khô sao cùng nhau, sau đó hãm nước uống kèm mật ong. Bài thuốc này vừa dễ uống vừa có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả.
3.5. Bí đao
Bí đao là một loại thực phẩm có nhiều cách chế biến. Có thể chế biến bí đao như một loại rau trong bữa cơm gia đình hoặc làm sinh tố, ép nước để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, ít ai biết bí đao còn được coi như một vị thuốc hạ mỡ máu thảo dược.
Trong bí đao có chứa nhiều nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ ổn định quá trình chuyển hoá chất béo trong cơ thể. Trong ruột bí đao có chất saponin. Chất này sẽ hạn chế lượng đường tích tụ trong cơ thể, từ đó làm giảm mỡ máu. Người bệnh có thể phơi khô ruột bí đao, sau đó đun nước để uống hàng ngày.
Căn bệnh mỡ máu hoàn toàn có thể được phòng ngừa nếu chúng ta duy trì lối sống lành mạnh. Hy vọng bài viết về các loại thuốc hạ mỡ máu thảo dược đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy kiểm tra định kỳ lượng mỡ máu trong cơ thể để có những biện pháp điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị