Cách làm giảm đau bụng dưới rốn cho cả nam và nữ giới

Cách làm giảm đau bụng dưới rốn như thế nào hiệu quả đối với cả nam và nữ giới. Bởi đau bụng dưới rốn ở nam và nữ có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Vì thế, cần tìm ra chính xác nguyên nhân mới có cách để giảm đau bụng hiệu quả. Vậy cách làm giảm đau bụng dưới rốn cho cả nam và nữ giới như thế nào thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu dưới đây.

Xem thêm:

1. Đau bụng dưới rốn là gì?

Đau bụng dưới rốn là hiện tượng vùng bụng dưới xương sườn và trên xương chậu bị đau, khó chịu. Cơn đau không chỉ xuất hiện ở ngoài ra mà còn ở cả những cơ quan trong khoang bụng. Hoặc đôi khi cơn đau có thể xuất phát từ những cơ quan liền kề như tử cung, buồng trứng, phổi…

dau-bung-duoi-ron
Đau bụng dưới rốn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh

2. Triệu chứng đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn được chia thành 2 dạng là đau bụng cấp tính và mãn tính. Triệu chứng của từng dạng đau bụng này như sau:

  • Đau bụng dưới cấp tính: Cơn đau đột ngột xuất hiện. Thời gian của cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đồng hồ cho đến vài ngày.
  • Đau bụng dưới mãn tính: Cơn đau xuất hiện lặp lại nhiều lần mỗi năm với đặc điểm của cơn đau là âm ỉ, lúc mạnh lúc nhẹ. Cơn đau mãn tính cần được thăm khám và điều trị sớm bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ngoài ra, đau bụng dưới rốn còn có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác. Có thể kể đến như: 

  • Đau gần cơ quan sinh dục, đau ở vùng dưới rốn. Các cơn đau có mức độ khác nhau và ngay cả chỉ cần tác động nhẹ cũng xuất hiện cơn đau.
  • Để giảm bớt đau, người bệnh phải gập người xuống.
  • Ngoài đau bụng, còn kèm theo các dấu hiệu như buồn nôn, đại tiện ra máu, chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu…
  • Nữ giới đau bụng kèm theo sự bất thường ở dịch màu âm đạo và có mùi hôi tanh.
  • Theo thời gian, tần suất cơn đau sẽ tăng dần. Những cơn đau bụng khiến sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.

3. Một số cách làm giảm đau bụng dưới rốn tạm thời

Cơn đau bụng dưới rốn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Do đó, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tạm thời dưới đây nếu như chưa có thời gian đi thăm khám bác sĩ:

  • Chườm nóng: Bạn có thể dùng chai nước ấm hoặc túi chườm nóng để chườm lại khu vực bụng bị đau.
  • Uống nhiều nước: Nên sử dụng nước ấm sẽ có cảm giác uống dễ dàng hơn và hỗ trợ giảm mất nước, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Bổ sung vitamin từ thực phẩm: Những nhóm thực phẩm giàu vitamin như rau củ, trái cây,…
  • Tập luyện yoga: Những bài tập phù hợp không chỉ hỗ trợ giảm đau bụng dưới rốn mà còn tăng sự dẻo dai và sức khỏe cho cơ thể.
  • Tắm nước nóng: Cách này sẽ giúp các cơ khớp được giãn ra, cơ thể được thư giãn. Nhờ đó, giúp giảm đau bụng hiệu quả.
  • Massage: Massage vùng bụng cũng là cách hay để giảm cơn đau ở vùng bụng, mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho cơ thể.
  • Uống nước ấm mật ong: Loại nước này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm đau bụng, làm đẹp rất tốt. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

4. Đau bụng dưới rốn khi nào phải đi thăm khám bác sĩ

Với những cơn đau bụng dưới rốn không phải do bệnh lý và đau mức nhẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà hoặc dùng thuốc giảm đau. Thế nhưng, với những cơn đau dữ dội, kéo dài thì việc đi thăm khám sớm là rất cần thiết để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.

4.1. Dấu hiệu đau bụng cần gặp bác sĩ

  • Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên và có dấu hiệu suy kiệt về thể chất.
  • Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Đại tiện ra máu.
  • Ở phụ nữ có thêm triệu chứng dịch âm đạo bất thường.
  • Cơn đau trở lại khi ngừng thuốc không kê đơn.

4.2. Dấu hiệu đau bụng dưới cần được cấp cứu ngay

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ đau dữ dội kèm theo sốt cao
  • Cơn đau chỉ tập trung ở một bên vùng bụng
  • Người bệnh nôn mửa và trong chất nôn ra có kèm theo máu
  • Ngay cả khi chạm nhẹ vào bụng cũng đau hoặc đau khi bị tác động mạnh
  • Người bệnh không thể tiểu tiện
  • Đau ở quanh xương sườn, vùng ngực rồi lan tới bụng
  • Người bệnh bất tỉnh hoặc ngất xỉu

5. Cách làm giảm đau bụng dưới rốn do bệnh phụ khoa ở nữ giới

Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể xuất phát từ những căn bệnh phụ khoa. Mỗi bệnh phụ khoa lại có nguyên nhân khác nhau nên cách điều trị cũng không giống nhau.

5.1. Đau bụng kinh

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới do đau bụng kinh không quá lo ngại. Chị em chỉ cần dùng một chai nước ấm chườm vào vùng bụng bị đau sẽ thuyên giảm.

Trường hợp cơn đau dữ dội, chị em nên nhờ bác sĩ để được tư vấn thêm một số biện pháp trị đau bụng dưới rốn. Hoặc bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc giảm đau khác.

5.2. Lạc nội mạc tử cung

Để điều trị đau bụng dưới rốn do lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng mức độ của lạc nội mạc tử cung và đưa ra phương án phù hợp. Đó là:

  • Liệu pháp hormone

Nồng độ hormone sẽ giảm khi đến ngày kinh nguyệt. Khi nồng độ hormone giảm sẽ khiến niêm mạc tử cung bị ảnh hưởng. Vì thế, để làm chậm sự phát triển của các mô tử cung bị lạc thì việc sử dụng các loại thuốc bổ sung thêm hormone để điều chỉnh lượng hormone về mức cân bằng.

  • Phẫu thuật nội soi bảo tồn

Với những nữ giới mong muốn mang thai và chưa có con thì phẫu thuật bảo tồn sẽ là lựa chọn thích hợp. Theo đó, bác sĩ sẽ loại bỏ nội mạc tử cung bằng phương pháp nội soi. Vì thế, buồng trứng và tử cung vẫn được giữ lại nên khả năng mang thai, làm mẹ của nữ giới vẫn được đảm bảo.

  • Điều trị cắt bỏ

Đối với những nữ giới đã mãn kinh hoặc các triệu chứng đau bụng dưới rốn với đặc điểm đau quặn, chảy máu ồ ạt thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị cắt bỏ.

Trong trường hợp bắt buộc phải điều trị cắt bỏ đối với những phụ nữ vẫn còn trẻ và có nhu cầu mang thai. Lúc này, chị em có thể thực hiện các phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo… để điều trị vô sinh hiếm muộn.

5.3. Viêm vùng chậu

Tùy từng mức độ của các cơn đau do viêm vùng chậu và việc giữ lại chức năng các cơ quan sinh sản mà bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Phổ biến là các phương án sau:

  • Điều trị nội khoa

Những chị em bị viêm vùng chậu cấp tính thì việc điều trị bằng thuốc là lựa chọn thích hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng nhằm chống lại vi khuẩn được tốt hơn.

uong-thuoc-khang-sinh
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm vùng chậu nhằm ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
  • Phương pháp vật lý trị liệu

Nếu người bệnh đã điều trị bằng kháng sinh và nhờn thuốc hoặc bệnh tái phát nhiều lần, viêm vùng chậu mãn tính thì sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp vật lý trị liệu. Để tiêu diệt vi khuẩn triệt để và an toàn, bác sĩ sẽ dùng kết hợp thuốc với công nghệ trị liệu bằng loại đa chức năng HGP – 100.

  • Can thiệp ngoại khoa

Viêm vùng chậu nếu bị viêm nhiễm nghiêm trọng, có mủ thì can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định. Theo đó, để phòng ngừa nguy cơ mủ vỡ sẽ khiến tràn dịch trong ổ bụng thì bác sĩ sẽ chọc hút dẫn lưu, làm sạch ổ mủ bằng các thủ thuật chuyên khoa.

5.4. Cách làm giảm đau bụng dưới rốn do u xơ tử cung

Những trường hợp bệnh u xơ tử cung nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách dùng thuốc nội tiết tố. Trong trường hợp cần thiết sẽ sử dụng tia laser hay dòng điện để loại bỏ khối u.

5.5. Mang thai ngoài tử cung

Khi phát hiện mang thai ngoài tử cung thì để bảo vệ tính mạng thai phụ, nữ giới cần làm thủ thuật loại bỏ thai càng sớm càng tốt.

5.6. Cách làm giảm đau bụng dưới rốn do u nang buồng trứng

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các loại u nang và sự phát triển của u nang để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc

Thuốc tránh thai dạng uống sẽ được bác sĩ kê đơn nếu u nang cơ năng tái phát. Mục đích của loại thuốc này là giúp lượng hormone trong cơ thể được kiểm soát. Vì thế, sẽ giảm nguy cơ u nang tái phát.

  • Phẫu thuật cắt khối u nang

Phẫu thuật cắt bỏ sẽ được chỉ định nếu u nang to quá nhanh với kích thước trên 10cm hoặc nghi ngờ ung thư. Biện pháp này là cần thiết và nên thực hiện sớm nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa cũng như phòng ngừa biến chứng.

5.7. Sa sinh dục

Cách làm giảm đau bụng dưới rốn do sa sinh dục thường được áp dụng như sau:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cơ học bằng cách đưa vào âm đạo một thiết bị nhỏ nhằm hỗ trợ các cơ quan bị sa xuống.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc loại bỏ vùng mô bị ảnh hưởng.

6. Cách làm giảm đau bụng dưới rốn ở nam giới

Đau bụng dưới rốn không chỉ xảy ra ở nữ giới mà còn xuất hiện ở cả nam giới. Vậy cách làm giảm đau bụng dưới rốn ở nam giới như thế nào thì các bạn hãy tìm hiểu dưới đây.

6.1. Hẹp niệu đạo

phau-thuat-tao-hinh-nieu-dao
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo là phương pháp điều trị hẹp niệu đạo

Nhằm cải thiện những cơn đau bụng dưới rốn do hẹp niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định một số thủ thuật ngoại khoa. Có thể kể đến như xẻ niệu đạo, nong niệu đạo, đặt stent niệu đạo hoặc phẫu thuật tạo hình niệu đạo.

6.2. Viêm tuyến tiền liệt

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng viêm nhiễm và sức khỏe của người bệnh để đưa ra phương án điều trị viêm tuyến tiền liệt. Đó là:

  • Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ dựa vào loại vi khuẩn gây bệnh để đưa ra thuốc điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm thuốc tiêm đối với những người có cơ địa đặc biệt.

Viêm tuyến tiền liệt có thể được điều trị bằng một số loại thuốc phổ biến là thuốc chẹn alpha, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc làm giảm hormon tuyến tiền liệt,…

  • Điều trị bằng vật lý trị liệu

Một số biện pháp bổ trợ vật lý trị liệu cũng sẽ được chỉ định để điều trị viêm tuyến tiền liệt. Có thể kể đến như thư giãn cơ mu dưới, xoa bóp tuyến tiền liệt…

6.3. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn cần được làm phẫu thuật để điều trị. Nếu để càng lâu việc điều trị khó khăn và nguy cơ vô sinh hiếm muộn là rất lớn.

7. Cách làm giảm đau bụng dưới rốn do bệnh xã hội

Các bệnh xã hội có con đường lây nhiễm chủ yếu là tình dục không an toàn đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ quán sinh dục và gây bệnh. Những bệnh xã hội phổ biến là lậu, giang mai, HIV/AIDS với triệu chứng điển hình là gây đau và khó chịu bụng dưới rốn, đau khi quan hệ và đi tiểu. Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện các vết loét bất thường hay nổi mụn mẩn.

Với mỗi bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị để giảm đau bụng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với bệnh lậu: Công nghệ phục hồi gene DHA sẽ phát sóng từ với tần số lớn giúp phát hiện chính xác ổ khuẩn lậu ở sâu bên trong các tế bào. Nhờ đó, tiêu diệt các loại vi khuẩn lậu triệt để, thúc đẩy hệ miễn dịch để đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh, phục hồi lại các tế bào bị tổn thương.
  • Đối với bệnh giang mai:  Điều trị bệnh bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào. Theo đó, thuốc kháng sinh sẽ thẩm thấm vào bên trong ổ khuẩn giang mai để tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Đồng thời, kết hợp vật lý trị liệu để tăng sức đề kháng, giúp các vết thương nhanh chóng phục hồi.
  • Đối với bệnh HIV/AIDS: Đối với căn bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, chỉ có các loại thuốc nhằm làm chậm sự phát triển của bệnh và giúp tuổi thọ của bệnh nhân được kéo dài.

8. Cách làm giảm đau bụng dưới rốn ở cả nam và nữ

Ngoài các nguyên nhân riêng kể trên thì cả nam và nữ đều có thể bị đau bụng dưới rốn do những bệnh lý chung. Vậy cách làm giảm đau bụng do những nguyên nhân này như thế nào thì mời các bạn cùng tìm hiểu.

8.1. Viêm ruột thừa

Để điều trị tình trạng đau bụng dưới rốn do viêm ruột thừa hiệu quả, việc phẫu thuật cắt ruột thừa là rất cần thiết và nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.

8.2. Hội chứng ruột kích thích

Cách làm giảm đau bụng dưới rốn do hội chứng ruột kích thích là cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Đảm bảo thực đơn ăn uống hàng ngày phải đủ chất. Bên cạnh đó, cần phải giữ tinh thần thoải mái, sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng giờ.

xay-dung-che-do-an-uong-khoa-hoc
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để giảm đau bụng do hội chứng ruột kích thích

8.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Biện pháp điều trị phổ biến đối viêm đường tiết niệu là dùng thuốc kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ để sử dụng loại thuốc với liều lượng, liệu trình thích hợp.

Ngoài dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định thêm vật lý trị liệu để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, góp phần phòng ngừa bệnh tái phát được tốt hơn.

9. Phòng ngừa đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Do đó, để phòng ngừa đau bụng dưới rốn, các bạn nên áp dụng một số biện pháp hữu ích sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ.
  • Hạn chế các thực ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ.
  • Sinh hoạt khoa học: Không thức khuya, ngủ đủ giấc, đúng giờ. Tránh xa các chất kích thích gây hại.
  • Hình thành thói quen tốt là rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Tình dục lành mạnh và an toàn. Nên tuân thủ nguyên tắc 1 vợ 1 chồng để tránh các bệnh phụ khoa, nam khoa.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và phòng bệnh tốt hơn.
  • Uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ loại bỏ chất độc, vi khuẩn ra bên ngoài qua đường mồ hôi và đường tiểu.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc Tây hay Đông y cần phải có chỉ định của chuyên gia và dùng đúng liều lượng, liệu trình đã được khuyến cáo.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Tuyệt đối không nhịn tiểu.
  • Lựa chọn đồ lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi và co giãn. Không nên diện trang phục quá bó sát.
  • Nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện triệu chứng bất thường và có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp các bạn tìm được cách làm giảm đau bụng dưới rốn đơn giản, hiệu quả. Khi bị đau bụng dưới rốn, bạn nên sớm đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp, hiệu quả, an toàn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7