Chuyên gia giải đáp: Đau nhói bụng dưới phía bên phải là bệnh gì?

Đau nhói bụng dưới phía bên phải không hề hiếm gặp mà có thể xảy ra ở bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào. Vậy đau nhói bụng dưới phía bên phải là bệnh gì, có nguy hiểm không? Genk STF sẽ giúp giải đáp vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu bụng dưới gồm những bộ phận nào của cơ thể?

Vùng bụng của con người được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, đó là:

  • Thượng vị: Thượng vị gồm có thùy trái gan, tâm vị, môn vị, một phần mặt trước của dạ dày, mạc nối gan dạ dày, đoạn đầu động mạch, tĩnh mạch chủ bụng, tá tràng.
  • Hạ sườn phải: Gồm có góc đại tràng phải, thủy phải gan, túi mật, cực trên thận phải, tuyến thượng thận phải.
  • Hạ sườn trái: Gồm có góc đại tràng trài, dạ dày, lách, đuôi tụy, cực trên thận trái và tuyến thượng thận trái.
  • Vùng quanh rốn: Gồm ruột non, đại tràng ngang, mạc nối lớn, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, niệu quản hai bên, tĩnh mạch chủ bụng, động mạch.
  • Vùng hông phải (mạng mỡ phải): Gồm có ruột non, đại tràng lên, thận phải.
  • Vùng hông trái (mạng mỡ trái): Gồm có ruột non, đại tràng xuống, thận trái.
  • Hạ vị: Gồm bàng quang, ruột non, mạc nối lớn, vòi trứng, đoạn cuối niệu quản, dây chằng tròn, dây chằng rộng, động tĩnh mạch tử cung.
  • Hố chậu phải: Gồm có ruột non, manh tràng, ruột thừa, buồng trứng phải.
  • Hố chậu trái: Gồm có ruột non, đại tràng Sigma, buồng trứng trái.
dau-nhoi-bung-duoi-ben-phai
Đau bụng dưới bên phải cảnh báo dấu hiệu một số bệnh lý

Đau bụng dưới bên phải là cơn đau ở vùng hố chậu phải. Cơn đau này có thể cảnh báo dấu hiệu của một số bệnh lý về tiêu hóa, cơ quan sinh sản. Thậm chí, có thể cảnh báo căn nguy hiểm gây đe dọa tính mạng.

2. Xác định vị trí vùng bụng dưới bên phải

Chúng ta cần xác định được vị trí vùng bụng dưới bên phải là ở đâu. Có rất nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể nằm sau lớp da và mỡ ở vùng bụng. Người ta chi vùng bụng thành 4 phần để việc kiểm soát, chẩn đoán bệnh được dễ dàng hơn.

Phạm vi của vùng bụng được giới hạn từ bên dưới xương sườn cho tới vùng mu. Trong khi đó, vùng bụng phải dưới được xác định là góc phần tư dưới trên ở bên phải. Tại đây, có rất nhiều cơ quan quan trọng nên khi có dấu hiệu đau bụng cũng có thể cảnh báo cơ quan nào đó đang bị tổn thương.

3. Những triệu chứng thường gặp khi đau bụng bên phải

Đau bụng dưới phía bên phải thường có đặc điểm là lúc thì âm ỉ. Thế nhưng cũng có lúc cơn đau quặn thắt dữ dội. Điều này làm cho sinh hoạt và cuộc sống bị ảnh hưởng.

Nếu như có tác động bên ngoài vào vùng bụng đang bị đau thì cảm giác đau nhức sẽ tăng lên đáng kể. Trong khi đó, cơn đau sẽ được xoa dịu phần nào khi bạn nằm nghỉ ngơi.

Ngoài đau bụng, có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, buồn nôn, nôn mửa. Trong một số trường hợp, những cơn đau dữ dội còn có thể làm cho người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn. Vì thế, cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi và dễ rơi vào trạng thái suy nhược.

4. Đau nhói bụng dưới phía bên phải là do đâu?

Đau nhói bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở cả nam và nữ. Đó là:

4.1. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận sẽ có triệu chứng phổ biến là đau bụng dưới bên phải. Ngoài ra, người bệnh có thể đau ở lưng, háng hoặc hai bên hông. Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn đến từ niệu đạo, niệu quản, bàng quang. 

Nhiễm trùng thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến một hoặc hai quả thận bị ảnh hưởng, thậm chí là gây tổn thương vĩnh viễn. Vì thế, bạn cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4.2. Viêm ruột thừa

Ruột thừa nằm ở manh tràng, là một phần trong ống tiêu hóa. Khi ruột thừa bị viêm sẽ gây ra các cơn đau bụng dưới phía bên phải. Những cơn đau này cần được chăm sóc và điều trị sớm. Để ngăn ngừa cơ quan này bị vỡ và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Khi bị viêm ruột thừa, tuyệt đối không được dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc trị táo bón. Bởi những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ vỡ ruột thừa. Vì thế, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4.3. Đau nhói bụng dưới phía bên phải do thoát vị

Thoát vị xảy ra khi một mô hay nội tạng nào đó bị trồi ra khỏi vị trí ban đầu. Trường hợp đau bụng dưới bên phải do thoát vị xảy ra ở vùng bụng hay vùng xung quanh bụng. Cơn đau có thể sẽ tăng lên khi người bệnh nâng vật nặng hoặc khi ho.

4.4. Đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi chướng bụng cũng là một trong nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải. Khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và đưa đến phần ruột già thì sẽ xảy ra tình trạng này. Việc dung nạp các thực phẩm có khiêu thì lượng khí ở hệ tiêu hóa tạo ra càng nhiều hơn. Vì thế, tình trạng đầy hơi, chướng bụng ngày càng gia tăng.

Đầy hơi chướng bụng gây đau bụng có thể xuất phát từ rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như chứng không dung nạp đường sữa hoặc bệnh tiểu đường.

4.5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ ảnh hưởng đến ruột già do rối loạn mãn tính gây ra. IBS ngoài gây ra triệu chứng đau bụng dưới còn kèm theo một số triệu chứng khác dưới đây:

  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Co thắt dạ dày.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
hoi-chung-ruot-kich-thích
Đau bụng dưới bên phải có thể do hội chứng ruột kích thích

4.6. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) gây ra những thay đổi ở trong mô ruột do một nhóm các rối loạn tiêu hóa gây ra. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

Viêm ruột có nguyên nhân phổ biến là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Hai bệnh này nếu ở thể mãn tính sẽ khiến đường tiêu hóa bị viêm. Vì thế, gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên phải.

Viêm ruột là bệnh lý nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người mắc nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng đi thăm khám để được xử lý hiệu quả.

4.7. Đau nhói bụng dưới phía bên phải do sỏi thận

Khi bên trong thận có sự tích tụ các khoáng chất và muối thành một khối cứng được gọi là sỏi thận. Sỏi thận mới được hình thành có thể không gây triệu chứng đau. Thế nhưng, khi sỏi thận bắt đầu di chuyển xung quanh hoặc đi vào bàng quang, ống nối thận sẽ gây đau đớn dữ dội.

Các cơn đau do sỏi thận gây ra thường là đau dữ dội ở bụng dưới, lưng, bên dưới xương sườn, bên hông và cả vùng háng. Tùy từng vị trí mà sỏi thận di chuyển sẽ ảnh hưởng đến cường độ và vị trí của cơn đau.

5. Đau nhói bụng dưới phía bên phải ở nam giới là bệnh gì?

Ngoài 7 nguyên nhân gây đau bụng dưới phía bên phải có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới kể trên thì tình trạng này còn có thể là dấu hiệu một số bệnh ở nam giới. Bao gồm:

5.1. Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến cánh mày râu đối mặt với những cơn đau. Những cơn đau thường có đặc điểm là vùng bụng dưới đau âm ỉ. Xuất hiện cơn đau ở quanh gốc dương vật, đau lưng. Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác như khó tiểu, khó cương cứng, quan hệ đau, khó tiểu tiện, tinh dịch có lẫn máu…

5.2. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn sẽ khiến lượng máu tới tinh hoàn giảm đột ngột. Vì thế, nam giới sẽ gặp tình trạng bìu sưng và đau đột ngột. Thậm chí, còn làm cho bụng dưới rốn đau trầm trọng và kèm theo buồn nôn.

Xoắn tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn.

5.3. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng chui vào lỗ bẹn đối với một phần cơ quan trọng ổ bụng như ruột, mạc nối và tạo thành túi thoát vị. Vùng bẹn của nam giới có cấu tạo với dây thừng tinh chạy qua nên khi bị thoát vị bẹn sẽ gây ra các cơn đau khó chịu ở bụng dưới. Các cơn đau sẽ gia tăng khi tập thể dục, nâng vật nặng hay khi ho…

6. Đau nhói bụng dưới phía bên phải ở nữ giới là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới phía bên phải ở nữ giới. Đó là:

6.1. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là túi được tìm thấy bên trong hoặc bên trên buồng trứng và có chứa đầy chất lỏng. Các u nang đa phần lành tính và có thể tự biến mất mà không gây đau đớn, khó chịu gì. Thế nhưng, một số u nang buồng trứng khi phát triển lớn có thể gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Thậm chí, khi u nang vỡ sẽ khiến người bệnh đối mặt với tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đau âm ỉ hoặc đau nhói bụng dưới.

6.2. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô phát triển bên ngoài tử cung. Theo đó, máu sẽ bị tích tụ lại mà không thể chảy ra ngoài cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, chảy máu bên trong.

lac-noi-mac-tu-cung
Lạc nội mạc tử cung gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

Lạc nội mạc tử cung rất nguy hiểm vì không chỉ khiến chị em bị đau bụng dưới bên phải mà còn tăng nguy cơ vô sinh. Vì thế, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để mang lại hiệu quả cao, giảm ít biến chứng nhất có thể.

6.3. Đau bụng dưới do kinh nguyệt

Đau bụng do kinh nguyệt có thể xảy ra ở cả hai bên bụng dưới. Đau bụng kinh có thể xảy ra trong hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc đôi khi gây đau nhói, khiến chị em rất khó chịu.

6.4. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung gây ra cơn đau nhói bụng dưới phía bên phải hoặc bên trái ở nữ giới. Các cơn đau sẽ ngày càng dữ dội và nghiêm trọng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời. Thời gian mang thai ngoài tử cung càng lâu thì tình trạng đau bụng sẽ càng gia tăng. 

6.5. Viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng sẽ khiến phụ nữ phải đối mặt với những cơn đau bụng dưới phía bên phải. Trong quá trình giao hợp, cơn đau sẽ nghiêm trọng và tăng lên.

Viêm ống dẫn trứng còn khiến xương chậu bị ảnh hưởng. Vì thế, chị em sẽ thấy đau bụng trước kỳ kinh 1 tuần và khi bước vào lúc có kinh, cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.

Ngoài đau bụng, viêm ống dẫn trứng còn gây ra các triệu chứng khác như ngứa vùng âm đạo, tiểu rắt, mót tiểu, chóng mặt, buồn nôn, sốt, khí hư ra nhiều và ngả vàng…

6.6. Xoắn buồng trứng

Khi buồng trứng hay ống dẫn trứng bị xoắn sẽ khiến lượng máu đến cơ quan này bị giảm hoặc cắt đứt. Điều này làm cho các cơn đau bụng dưới xuất hiện với mức độ nghiêm trọng. Buồng trứng bị xoắn thông thường sẽ có cách xử lý là cắt bỏ buồng trứng.

6.7. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng không chỉ khiến đau nhói bụng dưới phía bên phải hoặc bên trái mà còn xuất hiện thêm nhiều biểu hiện khác. Có thể kể đến như:

  • Khi đi tiểu gây đau. Thói quen đi tiểu thay đổi.
  • Khi quan hệ vợ chồng gây đau bụng.
  • Âm đạo chảy máu bất thường gây đau đớn.
  • Giữa các kỳ kinh nguyệt có hiện tượng chảy máu nhỏ giọt.
  • Đau lưng kèm theo đau vùng chậu nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy, buồn nôn.
  • Liên tục bị đầy hơi. Tình trạng đầy hơi kèm theo sưng bụng kéo dài vài tuần.
  • Chán ăn. Ăn rất ít nhưng vẫn có cảm giác no.
  • Cơ thể lúc nào cũng thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

6.8. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục. Căn bệnh này gây ra cơn đau nhói bụng dưới nhưng không thường xuyên. Các cơn đau và những triệu chứng khác thường ở mức độ nhẹ.

7. Điều trị đau nhói bụng dưới phía bên phải

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây đau nhói bụng dưới phía bên phải để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Đối với các nguyên nhân không nghiêm trọng như chướng bụng, đầy hơi… bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị. Nếu các cơn đau ở mức độ dữ dội, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau để mang lại hiệu quả nhanh.
thuoc-giam-dau
Thuốc giảm đau sẽ được dùng để điều trị đau bụng dưới phía bên phải do các nguyên nhân như đầy hơi, chướng bụng…
  • Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng. Trong trường hợp các bệnh lý nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, viêm ruột thừa… thì phẫu thuật sẽ được chỉ định và làm càng sớm càng tốt.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, bạn cần đến gặp bác sĩ khi thấy triệu chứng đau bụng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí làm bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.

8. Phòng ngừa đau nhói bụng dưới phía bên phải

Đau bụng dưới có thể xảy ra ở bất cứ ai. Do đó, các bạn nên phòng ngừa nguy cơ bụng dưới bị đau cũng như bảo vệ tốt cho sức khỏe bằng các biện pháp sau:

  • Tránh hoạt động nhiều giờ liền. Cần có kế hoạch hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Hạn chế làm các công việc nặng nhọc.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông và khi thời tiết giao mùa.
  • Trong chế độ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, sắt canxi. Tránh sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
  • Sử dụng quần lót bằng chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi, thoáng mát. Mặc quần lót vừa vặn, thoải mái. Không nên diện các trang phục bó sát.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường nhằm xử lý hiệu quả.

Kết luận

Đau nhói bụng dưới phía bên phải là bệnh gì đã được giải đáp trên đây. Điều quan trọng là mọi người phải đi thăm khám sớm để tìm chính xác nguyên nhân nhằm có hướng điều trị hiệu quả, an toàn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7