[Giải đáp] Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Chính vì thế, rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề sinh sản đối với phụ nữ ung thư tuyến giáp trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Ung thư tuyến giáp: Bệnh lý có tỷ lệ mắc cao ở nữ giới

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc ngày càng cao ở nước ta hiện nay. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp chiếm phần lớn lên đến 80%, và thường gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi. Đây là độ tuổi có liên quan nhiều đến chức năng sinh sản của phụ nữ.

Tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới rất nhiều và hay gặp trong độ tuổi sinh sản

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Những người đã từng tiếp xúc với nguồn phóng xạ trước đây như xạ trị vùng đầu mặt cổ, sống hoặc làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ thường xuyên.
  • Trong gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp thì những thành viên còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường.
  • Chế độ ăn uống cung cấp quá nhiều hoặc quá ít iot cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Bản thân đã từng mắc các bệnh lý tuyến giáp lành tính sẽ có nguy cơ biến đổi tế bào thành ác tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, đến khi khối nhân tuyến giáp ác tính phát triển lớn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Người bệnh có thể tự quan sát hoặc sờ thấy vùng cổ có khối u bất thường, khối u này di chuyển theo nhịp nuốt, nằm ở vị trí ngay dưới yết hầu.
  • Khối u tuyến giáp phát triển nhanh có thể xâm lấn, chèn ép đến dây thần kinh thanh quản dẫn đến triệu chứng khàn tiếng, thay đổi giọng nói.
  • U tuyến giáp ác tính chèn ép vào thực quản, có thể gây khó khăn trong việc ăn uống cho người bệnh như nuốt vướng, nuốt nghẹn. Ngoài ra, khí quản có thể bị chèn ép dẫn đến tình trạng khó thở, mặc dù bệnh nhân đang nghỉ ngơi, không có hoạt động gắng sức.
  • Khối u chèn ép thần kinh và các mô cơ lân cận có thể gây ra triệu chứng đau tức vùng cổ.

Bệnh lý ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Và tiên lượng điều trị của bệnh lý này tốt hơn rất nhiều so với các bệnh lý ác tính khác. Các trường hợp phát hiện bệnh sớm đa phần là do vô tình đi khám kiểm tra định kỳ phát hiện ra. Vì thế tầm soát sớm ung thư tuyến giáp rất quan trọng trong việc phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh để can thiệp điều trị được hiệu quả.

Bị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản?

Ung thư tuyến giáp đa phần gặp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, vì thế rất nhiều chị em lo lắng bị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến chứng năng sinh sản không. Bị ung thư tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh sản, cụ thể như sau: 

Ung thư tuyến giáp ảnh hưởng đến điều hòa kinh nguyệt

Tuyến giáp là nơi tiết ra các hooc môn nội tiết bao gồm hooc môn T3, T4. Và các hooc môn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phóng noãn và điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Khi xuất hiện hình thành khối u ác tính ở tuyến giáp sẽ gây ra các rối loạn điều tiết hooc môn, có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt không đều sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai, làm người bệnh khó có thai hơn.

Hơn nữa, phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp, và việc uống bổ sung hooc môn là việc người bệnh phải tuân thủ cả đời. Trong quá trình sử dụng hooc môn tuyến giáp có thể gây ra một số rối loạn sau:

  • Suy giáp là tác dụng phụ thường gặp trong điều trị hoóc môn tuyến giáp. Khi bị suy giáp có thể gây ra một số rối loạn như: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, cản trở quá trình rụng trứng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy là do suy giáp gây ra hậu quả thiếu hụt hooc môn FSH, LH dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển của nang noãn và rối loạn rụng trứng.
  • Cường giáp cũng là một tác dụng phụ của việc điều trị hoóc môn tuyến giáp. Cường giáp cũng có thể gây ra các tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhưng tỷ lệ ít gặp hơn so với suy giáp.

Ảnh hưởng của ung thư tuyến giáp đối với thai nhi

Không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, ung thư tuyến giáp còn có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của phụ nữ, dẫn đến các bất thường bệnh lý ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng rối loạn hooc môn trong quá trình bổ sung thuốc hoóc môn tuyến giáp sau phẫu thuật.

Khi mẹ bị suy giáp, tỷ lệ sảy thai, sinh non cũng sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ bị suy giáp thì trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, suy giáp bẩm sinh, hoặc hệ thần kinh của trẻ sẽ không phát triển bình thường. 

Việc sử dụng hooc môn tuyến giáp với liều lượng không phù hợp, có thể gây ra tình trạng cường giáp cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Mẹ bị cường giáp trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai nhi như: thai chậm phát triển, thai lưu, dị tật tim bẩm sinh, đẻ non. Ngoài ra, cơn cường giáp cấp có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ trong quá trình mang thai.

Ngoài ra, điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản. Theo bác sĩ khuyến cáo, ít nhất 6 tháng đến 1 năm sau điều trị iot phóng xạ, bệnh nhân ung thư tuyến giáp mới nên có thai. Vì nếu có thai sớm ngay sau kết thúc điều trị phóng xạ, lượng phóng xạ tồn dư trong cơ thể sẽ làm thai nhi phát triển bất thường, tỷ lệ dị tật thai nhi rất cao.

Ảnh hưởng của ung thư tuyến giáp đối với sức khỏe mẹ trong quá trình mang thai

Người bệnh ung thư tuyến giáp trong quá trình mang thai nếu không được chăm sóc và theo dõi kỹ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng cường giáp trong quá trình mang thai có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ như tiền sản giật, nhau bong non, nhiễm độc giáp cấp, suy tim.
  • Biến chứng suy giáp trong quá trình mang thai có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm cho thai phụ như thiếu máu, suy tim sung huyết, chảy máu sau sinh.

Tìm lời giải đáp: Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Với những thông tin bên trên, bạn đọc đã hiểu rõ ung thư tuyến giáp ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, không phải cứ bị ung thư tuyến giáp là không sinh được con. Các chuyên gia khẳng định, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nếu chữa khỏi và theo dõi sức khỏe định kỳ ổn định thì vẫn có khả năng sinh con bình thường. Như vậy, đáp án cho câu hỏi bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không là có bạn nhé.

Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp vẫn có khả năng sinh con bình thường nếu đã kiểm soát được bệnh ổn định

Hơn nữa, tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp rất cao nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm lên đến 97%. Vì thế, quan trọng nhất là người bệnh cần phát hiện và điều trị ngay từ những giai đoạn sớm thì tỷ lệ sinh con ổn định sau điều trị là rất cao. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư tuyến giáp cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả cao nhất

Ngoài ra, vấn đề theo dõi sức khỏe sau điều trị ung thư tuyến giáp cũng rất quan trọng. Vì đa phần người bệnh đều phải uống thuốc bổ sung hoóc môn tuyến giáp cả đời. Do vậy, người bệnh cần theo dõi, kiểm tra đánh giá lại chỉ số hooc môn tuyến giáp thường xuyên xem liều lượng sử dụng đã phù hợp chưa. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều chỉnh lại liều lượng hooc môn sao cho phù hợp. Người bệnh phải duy trì được nồng độ hoóc môn tuyến giáp ổn định, đảm bảo không bị cường giáp, không bị suy giáp mới có thể mang thai và sinh con an toàn được.

Người bị ung thư tuyến giáp cần chuẩn bị gì khi có kế hoạch sinh con?

Chuẩn bị trước khi có kế hoạch mang thai

Khi có kế hoạch chuẩn bị mang thai, phụ nữ bị ung thư tuyến giáp cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Đảm bảo bạn đã kết thúc đợt điều trị phóng xạ ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới nên có kế hoạch có thai.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu, đảm bảo sức khỏe bạn ổn định, không có dấu hiệu tái phát ung thư tuyến giáp và không có dấu hiệu di căn ở các cơ quan khác.
  • Kiểm tra lại nồng độ hoóc môn tuyến giáp nếu ổn định, trong ngưỡng cho phép bạn mới nên có thai. 
  • Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại vitamin cần bổ sung trước mang thai, giúp hỗ trợ tăng khả năng thụ thai và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học để có sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Lưu ý cho mẹ ung thư tuyến giáp trong quá trình mang thai

  • Khi có thai, nhu cầu về hooc môn tuyến giáp của mẹ sẽ tăng. Vì thế, khi phát hiện có thai, bạn cần đi kiểm tra tái khám lại ngay, để bác sĩ có hướng điều chỉnh lại liều lượng hooc môn sao cho phù hợp với nhu cầu sức khỏe của mẹ và đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bị ung thư tuyến giáp cần được theo dõi thai kỳ một cách cẩn thận bởi bác sĩ chuyên môn. Bạn cần thực hiện đầy đủ theo các hướng dẫn về loại thuốc cần dùng, loại vitamin bổ sung phù hợp, và tái khám đúng hẹn theo lịch bác sĩ đưa ra.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, không dùng đồ uống có cồn và chất kích thích. Đồng thời, bạn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Lưu ý cho mẹ ung thư tuyến giáp sau sinh

  • Sau sinh 3 tháng đầu, tình trạng cường giáp có thể phát triển mạnh hơn. Vì thế, người bệnh cần điều chỉnh lại liều sử dụng hooc môn tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau sinh, mẹ có thể bận rộn với việc chăm con nhưng cần lưu ý vẫn phải tái khám đầy đủ theo đúng lịch hẹn. Vì nhiều trường hợp có tâm lý chủ quan, không đi tái khám có thể gặp tình trạng bệnh tái phát mà không phát hiện sớm, đến khi tình trạng bệnh trở nặng thì việc can thiệp điều trị trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
  • Trẻ sơ sinh có thể bú mẹ hay không phụ thuộc vào loại thuốc điều trị mà bạn đang dùng. Vì thế, bạn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để biết mình có nên cho bé bú không.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không. Người bệnh vẫn có thể sinh con bình thường nếu điều trị bệnh ổn định và được theo dõi cẩn thận bởi cả bác sĩ chuyên khoa ung thư và bác sĩ thai sản.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: