Bệnh viện ung bướu TP.HCM: Địa chỉ và quy trình khám bệnh như thế nào?
Bệnh viện ung bướu TP.HCM là 1 trong những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư hay ung bướu. Bệnh viện ung bướu TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng I và cũng là cơ sở trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh. Ngày nay, bệnh viện này là một địa chỉ y tế đáng tin cậy và quen thuộc của người dân khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Để tránh những bỡ ngỡ trong quá trình thăm khám tại đây, thì GENK STF mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Những thông tin cần biết về bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
- Bệnh viện ung bướu Hưng Việt có tốt không? Quy trình khám bệnh như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh viện ung bướu TP.HCM
1.1. Lịch sử hình thành của bệnh viện ung bướu TP.HCM
Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trước đây là tiền thân của bệnh viện Ung bướu và được thành lập vào năm 1985. Bệnh viện ung bướu TP.HCM là sự kết hợp của ba đơn vị đó là: bệnh viện ung thư TP Hồ Chí Minh, viện ung thư Việt Nam và khoa ung bướu của bệnh viện Bình Dân.
Bệnh viện ung thư
Năm 1964, Bệnh viện Nguyễn Văn Học (hiện nay là Bệnh viện Nhân dân Gia Định) thành lập Khoa điều trị Ung thư. Và hai năm sau, chuyên khoa này tách ra hoạt động độc lập thành viện Ung thư Quốc gia đặt tại số 3 đường Nơ Trang Long thuộc quận Bình Thạnh (cũng là trụ sở của Bệnh viện Ung bướu hiện tại).
Sau ngày đất nước thống nhất thì viện ung thư Quốc gia đổi tên là viện ung thư trực thuộc Bộ Y tế và Thương binh Xã hội. Cho đến năm 1976, bệnh viện này được bàn giao cho Sở Y tế của Thành phố Hồ Chí Minh với tên mới “Bệnh viện Ung thư”.
Viện ung thư Việt Nam
Viện Ung thư Việt Nam là 1 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được đặt tại số 68 đường Đoàn Thị Điểm (hiện nay là Trương Định). Kể từ tháng 5 năm 1975 Viện này do Sở Y tế của Thành phố Hồ Chí Minh quản lý và sau đó bàn giao lại cho Bệnh viện Bình Dân vào năm 1978 để sáp nhập vào Khoa Ung bướu.
Khoa Ung thư (của bệnh viện Bình Dân)
Khoa Ung thư của Bệnh viện Bình Dân được thành lập vào năm 1957. Ở đây ngoài việc điều trị còn thêm chức năng giảng dạy và cũng là nơi thực tập cho sinh viên Đại học Y khoa Sài Gòn. Vào năm 1978, viện ung thư Việt Nam được sáp nhập vào Khoa Ung thư và có tên là Phòng xạ trị với 20 giường bệnh.
Đầu năm 1984, Khoa Ung bướu với Bệnh viện Ung thư đã được hợp nhất với nhau để thành lập một đơn vị mới có tên “Trung tâm Ung bướu”.
Năm 1985, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định thành lập “Trung tâm Ung bướu” là bệnh viện loại 2, cơ sở được đặt tại Bệnh Viện Ung thư cũ nằm ở số 3 đường Nơ Trang Long thuộc quận Bình Thạnh, với diện tích mặt bằng khoảng hai hecta.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện ung bướu TP.HCM
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng thứ nhất. Đây cũng là cơ sở khám bệnh chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế của TP. Hồ Chí Minh. Cùng với nhiệm vụ khám, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu cho nhân dân TP.HCM thì bệnh viện cũng được Bộ Y tế phân công phụ trách cho các tỉnh thành phía Nam.
- Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh
- Đào tạo cán bộ
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y học
- Chỉ đạo tuyến dưới về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật
- Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế
2. Các khoa phòng của bệnh viện ung bướu TP.HCM
Hiện nay, quy mô của bệnh viện ung bướu TP.HCM bao gồm có 8 phòng chức năng, 19 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng.
2.1. Các phòng chức năng
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Hành chính quản trị
- Tài chính kế toán
- Phòng điều dưỡng
- Phòng Chỉ đạo tuyến – KHCN và ĐT
- Phòng vật tư trang thiết bị y tế
- Phòng CNTT
2.2. Các khoa lâm sàng
- Khoa khám bệnh
- Khoa xạ trị 1; 2; 3 và 4
- Khoa phẫu thuật – Gây mê hồi sức
- Khoa chăm sóc giảm nhẹ
- Khoa Y học Hạt nhân
- Đơn vị tư vấn giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư
- Đơn vị nội ung bướu quận 2
- Khoa nội 1; 2; 3 và 4
- Khoa ngoại 1; 2; 3; 4; 5 và 6
2.3. Các khoa cận lâm sàng
- Khoa Dược
- Chống nhiễm khuẩn
- Khoa xét nghiệm
- Khoa giải phẫu bệnh
- Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa dinh dưỡng
- Khoa nội soi
- Kỹ thuật phóng xạ
3. Thông tin liên hệ của bệnh viện ung bướu TP.HCM
3.1. Cơ sở ở quận Bình Thạnh
Địa chỉ:
- 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
3.2. Cơ sở ở Quận 9
Thông tin liên hệ của bệnh viện ung bướu TP.HCM ở Quận 9, đó là:
- Địa chỉ: đường D400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9
- Số điện thoại: (028) 38433021 – (028) 38433022
- Email: bvub@gmail.com
4. Thời gian làm việc của bệnh viện ung bướu TP.HCM
Lịch khám bệnh của bệnh viện ung bướu TP.HCM như sau, các bạn nên nắm rõ để tiết kiệm thời gian khi đến thăm khám tại đây:
- Giờ lấy số thứ tự miễn phí bắt đầu: từ 4 giờ 30 sáng
- Khám bệnh thông tầm: từ 6h đến 7h30
- Giờ khám bệnh hành chính buổi sáng: từ 7h30 đến 12h
- Giờ khám bệnh hành chính buổi chiều: từ 13h đến 16h30
5. Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện ung bướu TP.HCM
5.1. Quy trình khám bệnh không có các xét nghiệm cận lâm sàng
- Bước 1: Ở quầy đăng ký khám bệnh, bạn nộp phí khám bệnh và sau đó nhận số thứ tự cũng như số phòng khám.
- Bước 2: Bạn đi đến các buồng khám bệnh theo như hướng dẫn của nhân viên y tế sau đó đợi đến lượt và vào phòng khám.
- Bước 3: Sau khi được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc thì người bệnh đóng tiền viện phí.
- Bước 4: Người bệnh cuối cùng sẽ nhận thuốc ở Khoa Dược (nếu có Bảo hiểm Y tế) hay nhà thuốc bệnh viện (nếu không có Bảo hiểm Y tế).
5.2. Quy trình khám chữa bệnh nếu có xét nghiệm cận lâm sàng
- Bước 1: Tại quầy đăng ký khám bệnh, người bệnh nộp phí khám bệnh và nhận số thứ tự cũng như số phòng khám.
- Bước 2: Người bệnh sẽ đến các buồng khám bệnh theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế và đợi đến lượt và vào phòng khám.
- Bước 3: Sau khi đượccác bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì người bệnh đóng tiền viện phí và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Bước 4: Khi có kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân sẽ mang trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ xem xét và kê đơn thuốc.
- Bước 5: Người bệnh sẽ nhận thuốc ở khoa dược (nếu như có Bảo hiểm Y tế) hoặc nhà thuốc bệnh viện (nếu như không có Bảo hiểm Y tế).
Trên đây là một số thông tin về bệnh viện ung bướu TP.HCM cũng như lưu ý về quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại đây. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các thắc mắc khi lựa chọn chăm sóc y tế tại bệnh viện này nhé.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF