[Thực hư] Bệnh ung thư có lây qua đường máu không?

Từ xưa đến nay bệnh ung thư được coi là bệnh nan y khó chữa và có thể gây tử vong với tỷ lệ rất cao. Vậy bệnh ung thư có lây qua đường máu không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh ung thư và vấn đề lây truyền trong bài viết dưới đây để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về bệnh ung thư

Bình thường các tế bào trong cơ thể đều có cơ chế chức năng riêng và chúng sẽ phát triển theo chu trình sinh lý bình thường rồi chết đi. Sau đó, các tế bào mới khác sẽ được sinh ra để thay thế những tế bào đã chết. Vì một nguyên nhân nào đó, những tế bào này không tự chết đi và chúng cũng không thực hiện chức năng bình thường và cứ thế tăng sinh không theo bất kỳ quy luật nào được gọi là tế bào ác tính hay còn gọi là ung thư.

Bản chất của những tế bào ác tính này tăng sinh rất nhanh, chúng nhanh chóng tạo thành khối u lớn gây chèn ép các cơ quan khác và lấn át các tế bào khỏe mạnh. Đồng thời, những tế bào ung thư sẽ nhanh chóng xâm lấn đến các cơ quan khác theo đường máu và hệ bạch huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của toàn bộ cơ thể.

Nếu không được can thiệp điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Mệt mỏi, sụt cân nhanh: Các tế bào ung thư phát triển nhanh và tiêu hao rất nhiều năng lượng cơ thể nên người bệnh ung thư thường thấy mệt mỏi và giảm cân rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
Sụt cân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư
  • Đau nhức: Các khối u ác tính tăng sinh nhanh gây chèn ép đến các cơ quan lân cận gây ra hiện đau nhức. Cơn đau ở người bệnh ung thư có tính chất ngày càng mạnh hơn. Ban đầu có thể người bệnh chỉ cần dùng đến thuốc giảm đau thông thường, lâu dần người bệnh sẽ phải dùng đến những loại thuốc giảm đau gây nghiện và tần suất phải dùng thuốc giảm đau ngày càng nhiều hơn.
  • Các triệu chứng thiếu máu: Các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra làm cho người bệnh mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng nên người bệnh rất dễ bị thiếu máu. Thiếu máu kéo dài gây ra nhiều triệu chứng như da xanh, tim đập nhanh, loạn nhịp, đau đầu, chóng mặt,…
  • Các triệu chứng tại cơ quan có khối u: Khối u ác tính hình thành ở đâu sẽ gây ra triệu chứng đặc trưng tại từng cơ quan. Ví dụ người bệnh ung thư phổi thường gặp triệu chứng đau tức ngực, ho, khó thở,… Người bệnh ung thư não thường có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mắt mờ,… Người bệnh ung thư đại tràng thường ăn uống kém, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài ra máu,…

Bệnh ung thư là căn bệnh rất nguy hiểm vì nếu phát hiện muộn thì tỷ lệ tử vong ở người bệnh rất cao. Chính vì thế, phát hiện bệnh ung thư càng sớm sẽ giúp các phương pháp điều trị có cơ hội can thiệp tốt hơn, tăng tỷ lệ kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi bệnh ung thư có lây qua đường máu không chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến căn bệnh này. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ thường gặp gây bệnh ung thư bao gồm:

Nguyên nhân do vấn đề ăn uống

Chế độ ăn uống có liên quan rất nhiều đến bệnh lý ung thư đặc biệt là bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư thực quản. Các loại thực phẩm và đồ uống nếu sử dụng nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bao gồm:

  • Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, bún, giò chả có chứa nhiều chất bảo quản.
  • Các loại thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc thường chứa nhiều chất phụ gia, màu thực phẩm nhân tạo, có liên quan đến các hóa chất độc hại như kháng sinh động vật, cám tăng trọng. Loại thực phẩm này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà còn gây nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Các loại thực phẩm chất lượng kém như đồ ăn ôi thiu, đồ mốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư gan, ung thư dạ dày.
  • Sử dụng đồ ngọt thường xuyên không chỉ là gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Sử dụng đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột thường xuyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có ung thư.
  • Sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư thực quản.

Nguyên nhân do lối sống sinh hoạt

Bên cạnh vấn đề ăn uống, yếu tố lối sống sinh hoạt không hợp lý cũng có thể dẫn đến căn bệnh ung thư. Vấn đề thường gặp nhất đó là tình trạng hút thuốc lá, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý ung thư phổi. Không chỉ gây ung thư phổi, khói thuốc lá còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư thanh quản, thực quản, vòm họng,…

Quan hệ tình dục không an toàn không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV. Vấn đề này còn làm gia tăng nguy cơ lây truyền một số loại virus nguy hiểm có thể dẫn đến bệnh ung thư virus HPV gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư dương vật; virus viêm gan B, C làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư gan. 

Chế độ ăn uống kém khoa học đi kèm tình trạng lười vận động, ít rèn luyện thể chất cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư.

Nguyên nhân do môi trường

Số ca mắc ung thư ngày càng gia tăng một phần là do vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do có quá nhiều nhà máy công nghiệp hình thành và các chất thải hóa học thải ra môi trường nhiều hơn. Đồng thời, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều càng làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng hơn.

Chất lượng không khí cũng ngày càng suy giảm do khói bụi thải ra từ các nhà máy công nghiệp và các phương tiện cá nhân. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp trong đó có ung thư phổi.

Giải mã: Bệnh ung thư có lây qua đường máu không?

Theo tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh ung thư bên trên thì số ca mắc ung thư đang ngày càng gia tăng không phải do tình trạng lây truyền mà là do cộng hưởng của rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra. Do đó, đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư có lây qua đường máu không là không bạn nhé.

Kể các trường hợp được truyền máu từ những người bệnh ung thư cũng hoàn toàn không có nguy cơ bị truyền nhiễm căn bệnh này. Bản chất bệnh ung thư không phải là bệnh lý truyền nhiễm, vì thế bệnh sẽ không lây truyền qua bất kỳ con đường nào kể cả đường máu, đường tình dục, đường ăn uống hay đường hô hấp.

Tuy nhiên, có một số bệnh lý do virus gây ra như bệnh viêm gan B, viêm gan C, hay các bệnh lý do HPV có nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thư. Và những loại virus này đều có khả năng lây truyền cho người khác. Cụ thể, virus HPV có thể lây truyền qua đường tình dục, virus viêm gan B, C có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Vì thế, nếu bạn có người thân nhiễm những loại virus này thì nên chủ động tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa lây truyền để giảm nguy cơ mắc bệnh lý do virus gây ra. Và đây cũng là một phương pháp giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Bệnh ung thư không lây qua đường máu và bất kỳ con đường nào khác

Phòng ngừa bệnh ung thư như nào?

Bệnh ung thư không lây truyền qua bất kỳ con đường nào và cũng không lây qua đường máu. Vì thế, bạn không cần lo sợ về vấn đề truyền nhiễm mà nên chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa ung thư cho yên tâm. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý ung thư, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

Thay đổi về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học giúp sức khỏe bạn tốt hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật trong đó có cả ung thư. Khi xây dựng chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản và các loại rau củ có nguy cơ chứa nhiều chất bảo vệ thực vật.
  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, nên tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Không sử dụng quá nhiều thịt đỏ thường xuyên, ưu tiên dùng các loại thịt trắng và chế biến dưới dạng hấp luộc.
  • Ăn chậm, nhai kỹ vừa giúp dinh dưỡng hấp thụ tốt hơn vừa giúp giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh lý đường tiêu hóa.

Thay đổi về lối sống

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý ung thư, bạn cần thay đổi một số vấn đề trong lối sống sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế tối đa nhất việc sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
  • Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân bạn mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh. Vì thế, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá giúp bảo vệ bạn và người thân khỏi các căn bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
  • Mỗi ngày bạn nên dành ra thời gian tối thiểu khoảng 30 phút để rèn luyện thể dục, thể thao vừa giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, hạn chế tích mỡ thừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Nên chung thủy một vợ chồng và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm một số bệnh lý có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư như HIV, viêm gan B, viêm gan C, HPV,…

Tiêm phòng vacxin đầy đủ

Như những thông tin nêu phần bên trên nhiễm các loại virus viêm gan B, C, HPV,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư. Các loại virus này có thể phòng ngừa chủ động bằng cách tiêm phòng vacxin phòng viêm gan B, vacxin phòng HPV.

Một số lưu ý khác

Sử dụng kem chống nắng, trang phục che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là thời điểm buổi trưa chiều có nhiều tia cực tím gây hại có thể gây ung thư da.

Khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên giúp phát hiện sớm những bệnh lý bạn đang mắc để điều trị ổn định, tránh nguy cơ bệnh lâu ngày có thể dẫn đến ung thư.

Hy vọng, những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư có lây qua đường máu không. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm thông tin về cách phòng ngừa ung thư giúp bạn và gia đình tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178

Thông tin liên hệ