Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có mang thai được không?
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có mang thai được không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Vì tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở phụ nữ rất cao và phẫu thuật là phương pháp chính điều trị bệnh lý này. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Ung thư tuyến giáp có nên ăn hải sản không?
Nội dung bài viết
Vai trò của phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình bướm vị trí ở ngay giữa cổ. Khi các tế bào tuyến giáp phát triển tăng sinh một cách bất thường, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cơ thể dẫn đến tình trạng ung thư tuyến giáp. Các phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm phẫu thuật, xạ trị I131, liệu pháp hooc môn thay thế, xạ trị chiếu ngoài và điều trị hóa chất.
Phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị ung thư tuyến giáp vì hầu hết tất cả các trường hợp phát hiện ung thư tuyến giáp đều áp dụng phương pháp điều trị này. Đặc biệt, nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp phát hiện ở giai đoạn sớm chỉ cần can thiệp phẫu thuật và sử dụng hooc môn tuyến giáp thay thế là đã có thể kiểm soát bệnh ổn định.
Tùy thuộc vào vị trí số lượng khối u tuyến giáp bác sĩ sẽ có chỉ định loại phẫu thuật phù hợp. Có 2 loại chính trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp bao gồm:
Phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp
Những trường hợp phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang có kích thước nhỏ dưới 4cm và chưa có dấu hiệu lan rộng ra ngoài tuyến giáp bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật cắt bỏ một phần hay một thùy tuyến giáp. Ngoài ra, một số trường hợp kết quả sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ cho kết quả không rõ ràng, bác sĩ cũng sẽ cho chỉ định loại phẫu thuật này để xác định kết quả được chính xác hơn.
Vì vẫn giữ lại được một phần tuyến giáp nên một số trường hợp người bệnh không cần sử dụng hooc môn thay thế sau phẫu thuật. Và phương pháp phẫu thuật này giúp giảm được nguy cơ suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại phẫu thuật này là phần tuyến giáp còn lại có thể gây cản trở trong việc xét nghiệm đánh giá sự tái phát sau điều trị như xét nghiệm thyroglobulin.
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp
Đây là phương pháp loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp bao gồm 2 thùy và eo tuyến giáp. Loại phẫu thuật này thường được chỉ định khi:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang có kích thước từ 4cm trở lên.
- Tế bào ung thư đã có dấu hiệu lan ra bên ngoài bề mặt tuyến giáp.
- Ung thư tuyến giáp đã có dấu hiệu di căn hạch bạch huyết ở cổ hoặc di căn đến các cơ quan khác như xương, phổi, gan,…
Vì đã cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh cần phải sử dụng hooc môn thay thế hàng ngày cả đời. Áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp giúp loại bỏ triệt căn hoàn toàn tế bào ung thư ở giai đoạn sớm và có thể dễ dàng theo dõi đánh giá sự tái phát sau này bằng xét nghiệm thyroglobulin hoặc quét phóng xạ.
Với những trường hợp ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc thể không biệt hóa trong quá trình phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét toàn bộ hạch nếu nghi ngờ đã có tế bào ung thư di căn. Còn đối với trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, bác sĩ chỉ loại bỏ những hạch to ở gần tuyến giáp, còn những hạch nhỏ và tế bào ung thư còn sót lại sẽ áp dụng phương pháp điều trị iod phóng xạ để tiêu diệt nốt.
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Một số người bệnh ung thư hiện nay vẫn còn quan niệm lo lắng rằng phẫu thuật hay động dao kéo thì tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh hơn.Vì thế, nhiều người lo lắng không biết phẫu thuật ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không.
Để đưa ra quyết định phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp, bác sĩ đã dựa vào tình trạng bệnh nhân và cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ đối với bệnh nhân. Vì thế, nếu bác sĩ đã đưa ra chỉ định phẫu thuật bạn nên yên tâm và tin tưởng vào phác đồ bác sĩ đưa ra. Hơn nữa, đây là một phương pháp rất quan trọng trong việc loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư giúp điều trị khỏi và hạn chế tối đa những tác động xấu của tế bào ung thư tuyến giáp đến sức khỏe.
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp được đánh giá là một phương pháp an toàn, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ về nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu thuật bao gồm:
- Khàn giọng, thay đổi giọng nói hoặc mất giọng vĩnh viễn suốt đời do tổn thương dây thần kinh thanh quản trong quá trình phẫu thuật.
- Tuyến cận giáp có vị trí nằm ngay sau tuyến giáp có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật dẫn đến tình trạng hạ canxi gây ra triệu chứng co quắp cơ, tê, ngứa râm ran.
- Chảy máu và tụ máu sau phẫu thuật cũng là một biến chứng hiếm gặp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
- Nhiễm trùng sau mổ ung thư tuyến giáp xảy ra với tỷ lệ rất thấp.
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có mang thai được không?
Tỷ lệ phụ nữ bị ung thư tuyến giáp cao gấp nhiều lần so với nam giới và độ tuổi phụ nữ còn trẻ bị ung thư tuyến giáp cũng khá nhiều. Vì thế, nhiều chị em phụ nữ băn khoăn sau mổ ung thư tuyến giáp có mang thai được không. Câu trả lời là hoàn toàn được nếu sau phẫu thuật tình trạng bệnh của bạn đã được kiểm soát ổn định.
Mặc dù ung thư tuyến giáp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng điều tiết hooc môn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai ở nữ giới. Nhưng các bác sĩ khẳng định nếu đã điều trị bệnh ổn định phụ nữ bị ung thư tuyến giáp hoàn toàn có khả năng mang thai được bình thường.
Tuy nhiên, sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp bạn không nên có thai ngay mà cần theo dõi sức khỏe định kỳ một thời gian để đảm bảo không có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật mới nên có thai. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau phẫu thuật người bệnh cần điều trị thêm phác đồ iod phóng xạ thì không được có thai ngay mà nên có thai sau khi kết thúc phác đồ I131 ít nhất 6 tháng.
Việc có thai ngay khi mới kết thúc điều trị iod phóng xạ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh. Vì thế, đáp án cho câu hỏi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có mang thai được không là có nhưng không nên vội vàng có thai ngay mà cần lắng nghe tư vấn thêm từ các bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch tốt nhất cho việc sinh con.
Một số lưu ý cho người bị ung thư tuyến giáp khi có kế hoạch mang thai
Như vậy, sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có mang thai được không bạn đã có đáp án. Khi có kế hoạch dự định mang thai sau điều trị ung thư tuyến giáp, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát sau điều trị bao gồm bổ sung các thực phẩm tốt cho tuyến giáp như iod, canxi, kẽm, selen, tăng cường các thực phẩm giàu goitrogenic, vitamin A, C, E. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và các thực phẩm có chứa cyanates như bắp cải, su hào, củ cải.
- Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe thật tốt trước khi mang thai như không sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn, hạn chế thức khuya, ăn ngủ đúng giờ. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường các chuyển hóa trong cơ thể và giúp tăng cường đề kháng tốt hơn.
- Kiểm tra tái khám định kỳ thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp về liều lượng hooc môn phải sử dụng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Vì liều lượng hooc môn không phù hợp gây ra tình trạng suy giáp hoặc cường giáp đều ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai.
- Lựa chọn cơ sở khám và theo dõi thai kỳ uy tín để đồng hành cùng bạn trong quá trình mang thai, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có mang thai được không là có. Tuy nhiên, người bệnh không nên có thai vội ngay sau phẫu thuật mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm có thai phù hợp và lưu ý một số thông tin để có một kế hoạch mang thai an toàn, khỏe mạnh.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: