Bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không?

Tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến ngày càng gia tăng, nên việc tiêm vacxin phòng covid là việc cấp thiết hiện nay. Bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không đang là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Hiểu rõ về bệnh hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Viêm mạn tính đường dẫn khí kết hợp với tăng đáp ứng đường thở gây ra các triệu chứng như thở rít, khó thở, cảm giác bó nghẽn lồng ngực và ho nhiều. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm có thể hồi phục tự nhiên hoặc hồi phục sau can thiệp điều trị. 

Ở trẻ em, các triệu chứng khởi phát có thể xuất hiện trước 10 tuổi, trung bình là 7 tuổi. Ở người trưởng thành các triệu chứng khởi phát có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Các triệu chứng khởi phát một cách từ từ thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có tiền sử nghiện thuốc lá, xuất hiện một cách đột ngột thường gặp ở người trẻ.

Triệu chứng bùng phát của cơn hen phế quản bao gồm:

  • Khó thở là triệu chứng cơ bản và đặc trưng của đợt bùng phát. Bệnh nhân thường khó thở về đêm hoặc gần sáng và khó thở từng cơn, khó thở nhiều ở thì thở ra. Triệu chứng khó thở có thể xảy ra theo đợt, xảy ra với chu kỳ theo tuần, tháng hoặc theo mùa. Hoặc khó thở có thể xảy ra khi tiếp xúc với các yếu tố dị ứng, khi nhiễm trùng hoặc khi gắng sức, vận động nặng. Một số trường hợp khác thì triệu chứng không điển hình như khó thở dai dẳng, liên tục không theo đợt hoặc không có triệu chứng khó thở.
  • Ho thường không có đặc trưng, người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm. Nếu ho có đờm, thường là đờm quánh, dính khó khạc, đờm trắng. Ho thường xuất hiện sau khi triệu chứng khó thở thuyên giảm. Một số người ho là triệu chứng duy nhất của đợt bùng phát, thường xuất hiện về đêm, dai dẳng và hay tái diễn.
  • Triệu chứng bó nghẹt lồng ngực xảy ra khi khó thở và giảm khi khó thở giảm.

Xem ngay >>> Ung thư phổi nên ăn quả gì? Thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng?

Bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không?

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, bệnh hen phế quản không nằm trong danh mục chống chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19, vì thế đáp án của câu hỏi bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không là có bạn nhé. Tuy nhiên bệnh hen phế quản nằm trong danh mục cần cẩn trọng khi tiêm, và phải hoãn tiêm nếu người bệnh đang trong cơn hen cấp hoặc chưa kiểm soát được cơn hen. 

Hen phế quản không nằm trong danh mục chống chỉ định tiêm phòng vắc xin Covid-19

Nếu người bệnh đã được kiểm soát bệnh tốt và hiện tại không có cơn hen cấp thì vẫn tiến hành tiêm chủng được bình thường tại các cơ sở tiêm chủng. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ khám sàng lọc cho những bệnh nhân có tiền sử hen phế quản kĩ càng để đánh giá xem bệnh nhân có đủ điều kiện tiêm hay không rồi mới có chỉ định bệnh nhân được tiêm hay hoãn tiêm. 

Hơn nữa, bệnh nhân hen phế quản có tình trạng viêm mạn tính đường thở, còn bệnh lý Covid-19 rất dễ gây tổn thương phổi và khả năng hồi phục sau tổn thương phổi rất khó. Vì thế, nếu bệnh nhân hen phế quản bị nhiễm Covid-19 mà chưa được chủng ngừa thì tỷ lệ bệnh trở nặng rất cao, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động đăng ký tiêm phòng Covid-19 nếu điều kiện sức khỏe tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Xem ngay >>> Giải đáp thắc mắc: Ung thư phổi có ăn được đậu phụ không?

Lưu ý cho người bệnh hen phế quản khi tiêm vacxin covid

Bệnh nhân hen phế quản nằm trong danh mục nên thận trọng khi tiêm phòng Covid-19, vì thế khi tiêm người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần thông báo chi tiết, cụ thể về tiền sử bệnh lý và tiền sử dị ứng của bản thân với bác sĩ khám sàng lọc, và chuẩn bị mang theo sẵn những thuốc điều trị đang dùng để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
  • Sau khi tiêm phòng Covid-19 cần ở lại điểm tiêm chủng để theo dõi phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút. Sau khi về nhà, người bệnh tiếp tục theo dõi sức khỏe thêm 24-72 giờ nữa và luân phải có người thân bên cạnh chăm sóc, theo dõi.
  • Người bệnh nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ sau tiêm, nên đo nhiệt độ 3-4 tiếng một lần hoặc đo ngay khi thấy có cảm giác nóng trong người, nóng bừng mặt.
  • Nếu nhiệt độ dưới 38,5°C, người bệnh chỉ cần mặc thoáng, uống nhiều nước và lau người bằng khăn ngâm nước ấm tại các vị trí như cổ, nách, bẹn.
  • Nếu nhiệt độ trên 38,5°C người bệnh nên sử dụng thuốc hạ sốt theo liều của bác sĩ hướng dẫn. Thường khi khám sàng lọc trước tiêm, bác sĩ sẽ hướng dẫn về loại thuốc và liều lượng thuốc hạ sốt dùng khi có sốt cao. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước hoa quả, uống nhiều nước để cơ thể không bị mệt mỏi khi sốt cao.
  • Sau khi tiêm, người bệnh nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn các đồ ăn được chế biến mềm lỏng, dễ tiêu.
  • Người bệnh tuyệt đối không tiếp xúc các yếu tố dị nguyên gây cơn hen và đặc biệt không sử dụng rượu bia và chất kích thích.
  • Người bệnh nên chú ý ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, tránh những yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi và không lao động gắng sức nặng sau tiêm phòng.

Các dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm cần báo ngay nhân viên y tế

Sau tiêm phòng Covid-19, người bệnh hen phế quản có thể gặp phải một số phản ứng thông thường như sốt, đau tại vết tiêm, đau mỏi cơ, đau đầu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nguy hiểm người bệnh cần lưu ý theo dõi và báo ngay cho nhân viên y tế nếu có những triệu chứng sau: 

  • Người bệnh sốt cao liên tục từ 39°C trở lên, uống thuốc đỡ rồi lại sốt lại kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt cao trên 39°C uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ.
  • Trên da xuất hiện các ban đỏ hoặc nổi mề đay.
  • Có cảm giác nặng mí mắt, phù mặt.
  • Xuất hiện cảm giác tê môi, đầu lưỡi kèm theo ngứa họng, cứng họng, khó nói.
  • Khó thở, thở rít sử dụng thuốc điều trị cơn hen phế quản vẫn không đỡ.
  • Triệu chứng tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy.
  • Huyết áp tăng vọt hoặc giảm đột ngột.
  • Người bệnh rối loạn ý thức, vật vã, kích thích.

Với những thông tin mà bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không là có bạn nhé. Tuy nhiên, người bệnh hen phế quản cần cẩn trọng khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm để xác định có đủ điều kiện tiêm chủng hay không và theo dõi các phản ứng sau tiêm cẩn thận.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: