Giải đáp thắc mắc: Hen phế quản có lây không?

Hen phế quản có lây không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Việc nắm rõ bệnh có lây hay không sẽ giúp mọi người có thái độ đúng trong việc chăm sóc bệnh nhân hen phế quản. Nội dung dưới đây, Genk STF sẽ giúp các bạn tìm được lời giải đáp cho vấn đề hen phế quản có lây không, mời mọi người cùng khám phá.

1. Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản còn có tên gọi khác là hen suyễn. Đây là bệnh đường hô hấp bị viêm mạn tính, xảy ra khi các ống phế quản bị viêm và thu hẹp hơn so với bình thường. Chính điều này làm cho luồng khí ra và vào phổi bị hạn chế, gây khó thở cho người bệnh.

hen-phe-quan-co-lay-khong-1
Hen phế quản là bệnh lý về đường hô hấp, gây cản trở đường thở của người bệnh

Phế quản của người mắc hen suyễn đối với các yếu tố kích thích sẽ rất nhạy cảm và phản ứng kịch liệt trước những yếu tố này. Có thể kể đến như phấn hoa, khí nhiên liệu, khói thuốc…

Hen phế quản gây ra cho người bệnh nhiều triệu chứng khó chịu. Đó là tình trạng ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè. Đặc biệt, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người mắc.

Tính đến thời điểm hiện tại, hen phế quản chưa có thuốc đặc trị đạt hiệu quả 100%. Việc điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích là kiểm soát triệu chứng của bệnh, ngăn chặn cơn hen được tốt hơn. Do đó, người bệnh phải thường xuyên sử dụng thuốc để hạn chế các cơn hen cấp tính bộc phát và khả năng sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời.

2. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để xác định hen phế quản có lây không

Để biết hen phế quản có lây không, chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì? Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hen suyễn, mời các bạn cùng tìm hiểu:

Dị ứng

Với những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ dị ứng trước một số dị nguyên nhân phấn hoa, khói thuốc, hóa chất, khí nhiên liệu… dẫn đến nguy cơ bị hen suyễn là cao. Thế nhưng, không phải người nào hen suyễn cũng bị dị ứng và không phải ai bị dị ứng cũng hen. 

Yếu tố di truyền

Ở những bà mẹ bị hen suyễn thì khi mang thai và sinh ra, con có nguy cơ bị hen cao gấp 3 lần so với những đứa trẻ mà mẹ không bị. Trong khi đó, nếu bộ bị hen thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần. Trường hợp cả bố và mẹ cùng bị hen thì nguy cơ con bị hen phế quản sẽ càng cao.

Chất lượng không khí

Chất lượng không khí bị ô nhiễm, chứa nhiều các chất dạng hạt, khói thải, khói thuốc… sẽ không tốt đến phổi, phế quản và hệ hô hấp. Nếu tiếp xúc thường xuyên với môi trường không khí không đảm bảo sẽ gia tăng nguy cơ bị hen suyễn.

Tiếp xúc nghề nghiệp

Nghiên cứu đã cho thấy có hơn 200 chất bao gồm khói, hơi hóa chất, khí, phân tử bụi tại nơi làm việc có thể gây ra bệnh hen phế quản. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen ở người lớn và được gọi là hen suyễn nghề nghiệp.

hen-phe-quan-co-lay-khong-2
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì sẽ khiến lượng mỡ dư thừa tích tụ trong cơ thể nhiều hơn. Lượng mỡ dư thừa này sẽ làm tăng thêm trọng lượng xung quanh ngực, gây chèn ép phổi, dẫn đến quá trình hít khí vào khó khăn hơn. Đặc biệt, các chất gây viêm tạo ra từ các mô mỡ có thể sẽ tác động xấu đến phổi và làm gia tăng mắc bệnh hen suyễn.

Những yếu tố nguy cơ khác

  • Trẻ sinh non: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ sinh non ở trẻ sinh trước 37 tuần cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
  • Nội tiết tố: Phụ nữ sau 30 tuổi, nhất là trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì nội tiết tố bị suy giảm. Vì thế, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến hen phế quản.
  • Viêm phổi: Nếu trẻ bị viêm phổi thì nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sẽ cao hơn những trẻ khác.

3. Hen phế quản có lây không?

Từ những nguyên nhân gây bệnh kể trên sẽ giúp bạn biết được hen phế quản có lây không? Hen suyễn là bệnh về đường hô hấp nên rất nhiều người lo lắng bệnh có thể lây nhiễm qua hắt hơi, ho hay nói chuyện, thậm chí là việc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm và có thể chung sống an toàn, thoải mái với người bị hen phế quản mà không sợ lây nhiễm. Bởi căn bệnh này không do virus, vi khuẩn gây ra nên không phải là bệnh truyền nhiễm. Tức là bệnh không có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc, nói chuyện hay dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân. Thậm chí, việc ăn uống chung với người bệnh cũng không gây ảnh hưởng gì đến những người khỏe mạnh.

hen-phe-quan-co-lay-khong-3
Hen phế quản là bệnh không lây nhiễm nên mọi người có thể sống chung với người bệnh một cách an toàn

4. Phòng ngừa, điều trị cơn hen phế quản bằng cách nào?

Đến nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để hen phế quản. Do đó, để kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa các cơn hen, người mắc cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ những vấn đề sau để có cuộc sống ổn định và không phải lo lắng quá nhiều về các cơn hen:

  • Luôn mang theo thuốc bên người để chủ động sử dụng khi có dấu hiệu khởi phát cơn hen.
  • Điều trị dứt điểm và nhanh chóng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng… Bởi các căn bệnh này rất dễ làm khởi phát cơn hen.
  • Nếu bị dị ứng thì cần bảo vệ bản thân thật tốt trước các chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, thuốc lá….
  • Cơ địa dễ dị ứng thì nên hạn chế ăn thịt gà, hải sản, đậu phộng, sữa…
  • Để hạn chế bùng phát cơn hen, mọi người cần giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh để bản thân bị chấn động mạnh hay căng thẳng, stress kéo dài.
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, làm việc để tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, khói thuốc…
  • Để ngăn chặn cơn hen bùng phát trở lại, người bệnh nên giữ ấm vùng cổ, ngực và chân khi trời trở lạnh.
  • Nên tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho hen phế quản và tránh xa các thực phẩm gây hại.

Kết luận

Như vậy, nội dung bài viết đã giúp các bạn xác định được nguyên nhân gây hen suyễn nhằm tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi hen phế quản có lây không. Đây là bệnh không truyền nhiễm nên người bệnh và người khỏe mạnh có thể sống chung một cách an toàn.

XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS


Thông tin liên hệ