Ung thư vú có ăn được hải sản không?

Hải sản là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy bệnh nhân ung thư vú có ăn được hải sản không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên

Xem thêm:

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư vú có ăn được hải sản không, chúng ta cần nắm rõ về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú như nào. Vì chế độ ăn uống hợp lý bệnh nhân mới đảm bảo được sức khỏe cho quá trình điều trị kéo dài và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau điều trị. 

Một số khuyến cáo cho bệnh nhân ung thư vú trong việc xây dựng chế độ ăn uống cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống phải đầy đủ các nhóm chất và đảm bảo tổng năng lượng nạp vào cần đạt 25 – 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày. Trong đó, tỷ lệ các nhóm dinh dưỡng khuyến cáo như sau:  Protein chiếm 12-20% tổng năng lượng, trong đó nguồn protein từ động vật nạp vào chiếm đa số; Lipid chiếm 18-25% tổng năng lượng và nên lựa chọn nguồn axit béo có chứa omega 3; Glucid chiếm 60 -70% tổng năng lượng.
  • Ăn uống đa dạng, thay đổi món ăn liên tục để kích thích vị giác và giúp cơ thể hấp thu được nhiều loại dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bồi bổ quá nhiều, vì sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa, cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng.
  • Trong thời gian điều trị, tác dụng phụ gây ra làm bệnh nhân nôn ói nhiều và sợ mùi thức ăn dẫn đến nhiều trường hợp không ăn được gì 2-3 ngày sau vào hóa chất. Lúc này, người bệnh nên sử dụng thêm sữa dành cho bệnh nhân ung thư để cơ thể nhanh hồi phục và vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
  • Với những bệnh nhân ăn uống bằng đường miệng khó khăn, có thể cân nhắc đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng các đường khác như ăn qua sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Chia làm nhiều bữa trong ngày và ăn thêm bữa phụ nếu bạn vẫn ăn được nhưng chỉ ăn được ít là đầy bụng và không muốn ăn nữa. Ngoài 3 bữa chính, bạn có thể ăn thêm 2-3 bữa phụ nhưng lưu ý không nên ăn quá gần bữa chính.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, những chế độ ăn uống phản khoa học như ăn thực dưỡng. Vì đa phần mọi người chỉ nhìn đến mặt bỏ đói tế bào ung thư không cho chúng phát triển nhưng không hề nghĩ đến những tế bào lành tính cũng sẽ bị suy kiệt. Và cơ thể dần không còn sức để chống lại tế bào ung thư.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến đúng cách, ăn chín uống sôi để giúp mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu và không gây hại cho hệ tiêu hóa của người bệnh.

Ung thư vú có ăn được hải sản không?

Lợi ích dinh dưỡng từ hải sản

Hải sản là những loại động vật và thực vật sinh sống dưới biển. Hải sản rất đa dạng chủng loại, chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và đặc biệt chứa hàm lượng đạm rất cao. Bên cạnh đó, hải sản còn có ưu điểm là rất giàu canxi, hàm lượng axit béo omega 3 cao, ít chất béo bão hòa, rất tốt cho tim mạch và bệnh nhân ung thư nói chung.

Ung thư vú có ăn được hải sản không là câu hỏi còn nhiều tranh cãi về đáp án

Ngoài ra, hải sản còn chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như kẽm, selen, sắt, kali, photpho, các loại vitamin A, D, E, B12, P1, P2,… Một số loại hải sản rất giàu dưỡng chất, cần thiết cho sức khỏe bệnh nhân ung thư vú như cá hồi, cá ngừ, tôm, hàu, rong biển, tảo biển.

Rất nhiều bệnh nhân ung thư vú gặp phải tình trạng thiếu máu trong quá trình truyền hóa chất. Và việc sử dụng hải sản là một cách hỗ trợ rất tốt giúp cơ thể gia tăng sản xuất các tế bào máu hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ngoài ra, hàm lượng đạm cao trong hải sản giúp cơ thể tăng cường sản sinh năng lượng, giúp bệnh nhân chống lại mệt mỏi do bệnh lý và quá trình điều trị gây ra.

Hơn nữa, hải sản được xếp vào nhóm thịt trắng, được cho là an toàn và dễ tiêu hơn thịt đỏ. Hàm lượng đạm chứa trong hải sản rất lớn nhưng vào cơ thể lại dễ tiêu, ít gây đầy bụng, chậm tiêu cho người bệnh.

Nguy cơ khi sử dụng hải sản với bệnh nhân ung thư vú

Chế độ ăn uống không phù hợp cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Theo công bố trên tạp chí Nature của Anh đã công bố, tế bào ung thư vú sẽ hạn chế được tình trạng di căn nếu người bệnh không hấp thụ hoạt chất asparagine từ thực phẩm.

Và các nghiên cứu đã chỉ ra chất asparagine có tồn tại trong một số loại thực phẩm như thịt gia cầm, hải sản, măng tây. Nghiên cứu trên động vật là loài chuột, khi cắt giảm các thực phẩm có chứa chất asparagine khỏe chế độ ăn thì thấy những khối u cũng được giảm đáng kể. Như vậy, người bệnh ung thư vú sử dụng hải sản cũng là một nguy cơ có thể kích hoạt sự phát triển, di căn mạnh mẽ hơn của tế bào ung thư. 

Kết luận: Ung thư vú có ăn được hải sản không?

Như vậy, song song với những lợi ích về sức khỏe mà hải sản mang lại thì cũng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh ung thư vú do hoạt chất asparagine trong hải sản. Chính vì thế, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi về bệnh ung thư vú có ăn được hải sản không.

Thực tế, các nghiên cứu chứng minh về sự ảnh hưởng của chất asparagine lên tình trạng ung thư vú mới thực hiện nhiều ở động vật, còn nghiên cứu trên người vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, bạn cũng không nên quá lo lắng mà loại bỏ ngay các thực phẩm thịt gà, hải sản, măng tây, sữa ra khỏi chế độ ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu không ăn uống đầy đủ dưỡng và không có sức khỏe thì tình trạng di căn cũng sẽ tiến triển rất nhanh. Vì thế, tốt nhất bạn vẫn nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Về việc có nên sử dụng hải sản hay không nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ điều trị cho bạn để được đưa ra lời khuyên phù hợp với thể bệnh và giai đoạn bệnh của bạn.

Những thực phẩm đại kỵ bệnh nhân ung thư vú nên tránh

Đồ uống có cồn

Ngay với người bình thường, sử dụng đồ uống có cồn trong 1 thời gian dài cũng làm gia tăng rất nhiều nguy cơ về các bệnh lý đường tiêu hóa. Và bệnh nhân ung thư vú cơ thể đang yếu nếu phải chịu thêm ảnh hưởng của các bệnh lý dạ dày, gan mật do lạm dụng rượu bia gây ra thì sức khỏe càng phải đối mặt với nguy hiểm nhiều hơn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra càng sử dụng nhiều đồ uống có cồn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao. Vì nồng độ cồn cao là nguyên nhân tác động làm thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể và dễ gây thay đổi cấu trúc DNA của tế bào, làm tăng nguy cơ đột biến tế bào.

Bên cạnh đó, đồ uống có cồn cũng tác động rất nhiều đến hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân. Và bệnh nhân ung thư vú sẽ dễ gặp phải tình trạng kích động, chán nản, tuyệt vọng, không kiểm soát được hành động, nguy hiểm nhất là trầm cảm nặng khi sử dụng rượu bia quá nhiều.

Thực phẩm nhiều đường

Các loại thực phẩm có vị ngọt, chứa nhiều đường là món ăn hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Quá trình điều trị bệnh lý gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh như sợ mùi thức ăn, nôn ói, đau đớn, suy kiệt. Các thực phẩm chứa đường chỉ mang lại năng lượng cho bệnh nhân và không có nhiều giá trị về các loại dưỡng chất.

Các loại thực phẩm nhiều đường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bệnh nhân ung thư vú

Hơn nữa, thực phẩm nhiều đường có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường, làm bệnh nhân dễ gặp biến chứng trong quá trình điều trị hơn. Do đó, bệnh nhân ung thư vú nên hạn chế sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường quá cao.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo là một nhóm chất cần thiết phải có trong chế độ ăn của bệnh nhân. Nguồn chất béo từ thực vật thường được khuyến cáo nên ưu tiên dùng cho bệnh nhân nhiều hơn. Chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm được chiên rán ngập dầu thì bệnh nhân nên cố gắng hạn chế sử dụng. Vì nguồn chất béo này dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể làm gia tăng tốc độ phát triển của tế bào ung thư vú.

Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh

Các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian nấu nướng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều chất hóa học xấu như hóa chất bảo quản, chất béo trans fat, nitrite và nitrate. Vì thế, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bệnh nhân ung thư vú nên tránh xa những loại thực phẩm đóng hộp hay các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, khoai tây chiên,…

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đọc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi ung thư vú có ăn được hải sản không. Chế độ ăn uống rất quan trọng, vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về những loại thực phẩm đại kỵ nên tránh để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ