Góc tư vấn: Bệnh ung thư máu có quan hệ được không?

Bệnh ung thư máu có quan hệ được không là câu hỏi khá tế nhị mà nhiều người bệnh không dám chia sẻ cùng ai. Và việc điều trị ung thư máu có gây ảnh hưởng gì đến vấn đề quan hệ vợ chồng không? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

Xem thêm:

Ảnh hưởng của bệnh ung thư máu đến vấn đề sinh hoạt tình dục

Ảnh hưởng của bệnh ung thư máu đến vấn đề tình dục

Ung thư máu là bệnh lý do rối loạn sản sinh tế bào bạch cầu non trong máu dẫn đến rối loạn số lượng các tế bào tiểu cầu, hồng cầu và tế bào bạch cầu trưởng thành trong cơ thể. Số lượng các tế bào máu bị suy giảm dẫn đến rối loạn các hoạt động chức năng trong cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh như:

  • Thiếu máu, mệt mỏi: Tế bào bạch cầu non phát triển mạnh lấn át các tế bào hồng cầu, lâu dần người bệnh sẽ bị thiếu máu. Các triệu chứng của thiếu máu thường gặp như da xanh, niêm mạc nhợt, tóc dễ gãy rụng, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, rối loạn nhịp tim, hay bị đau đầu, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nguyên nhân là do lượng oxy máu đến nuôi dưỡng các cơ quan bị suy giảm nên dẫn đến các triệu chứng trên.
  • Dễ bị chảy máu, xuất huyết dưới da: Tế bào tiểu cầu bị suy giảm dẫn đến khả năng đông máu của cơ thể kém hơn. Nếu không may bị chấn thương, người bệnh ung thư máu thường khó cầm máu, hoặc các vết chấn thương phần mềm sẽ bị tụ máu nhiều và lâu hơn. Và tình trạng xuất hiện mảng bầm tím dưới da bất thường không tìm ra nguyên nhân cũng diễn ra thường xuyên hơn.
  • Dễ bị nhiễm trùng, sốt cao: Các tế bào bạch cầu trưởng thành không sản sinh đủ số lượng, không bảo vệ được cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh dẫn. Từ đó dẫn đến tình trạng người bệnh dễ bị viêm nhiễm như viêm phổi, viêm họng, viêm đường tiết niệu, sốt cao không rõ nguyên nhân.

Tình trạng thiếu máu, mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra tình trạng suy giảm ham muốn ở cả nam giới và nữ giới. Lâu dần người bệnh trở nên lãnh cảm và không còn cảm giác ham muốn đối với chuyện chăn gối vợ chồng. Tiểu cầu giảm dễ dẫn đến xuất huyết nên tình trạng chảy máu sau quan hệ ở nữ giới bị ung thư máu cũng thường xuyên xảy ra. Điều này tạo ra cảm giác lo lắng và làm người bệnh sợ không dám quan hệ nữa.

Hồng cầu giảm dẫn đến khả năng tưới máu đến các cơ quan cũng kém hơn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cương cứng ở nam giới. Tình trạng rối loạn cương dương gây ảnh hưởng đến chất lượng tình dục và dần dần tạo ra tâm lý tự ti, lãnh cảm ở nam giới.

Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị đến vấn đề tình dục

Các phương pháp điều trị ung thư máu chủ yếu là hóa chất, xạ trị, ghép tế bào gốc, điều trị triệu chứng. Phương pháp hóa chất là dùng chất gây độc tế bào để tấn công tiêu diệt tế bào máu. Phương pháp này có thể gây ra các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn. Những mệt mỏi này làm cho bệnh nhân không còn nhu cầu đến chuyện tình dục.

Ngoài ra, phương pháp hóa chất có thể gây mãn kinh sớm, gây khô hạn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quan hệ tình dục. Và phương pháp xạ trị cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự đối với khả năng tình dục ở bệnh nhân ung thư máu.

Bệnh ung thư máu có quan hệ được không?

Mặc dù bệnh ung thư máu và quá trình điều trị có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quan hệ tình dục. Tuy nhiên, không có khuyến cáo nào được đưa ra là bệnh nhân ung thư máu phải kiêng quan hệ tình dục. Đáp án cho câu hỏi bệnh nhân ung thư máu có quan hệ được không là có bạn nhé.

Bệnh nhân ung thư máu không cần phải kiêng quan hệ tình dục

Nếu sức khỏe ổn định và việc điều trị không gây ra quá nhiều tác dụng phụ, người bệnh ung thư máu vẫn có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng bình thường theo nhu cầu. Việc quan hệ tình dục điều độ giúp cơ người bệnh giải phóng ra những chất tạo cảm giác thoải mái và thư giãn tinh thần. Thông qua đó, người bệnh đỡ mệt mỏi hơn, và hạn chế những căng thẳng lo âu trong điều trị.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và không sẵn sàng trong việc quan hệ thì nên chia sẻ, tâm sự cùng đối tác để nhận được sự cảm thông và chia sẻ từ 2 bên và tìm ra hướng giải quyết và hỗ trợ nhau sau này. Nếu bạn e ngại, không dám chia sẻ cùng với chồng, lâu dần việc quan hệ tình dục sẽ càng trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến tình cảm, hạnh phúc gia đình.

Còn với những bệnh nhân đã kết thúc điều trị, sức khỏe đã dần hồi phục và vẫn đang trong độ tuổi sinh lý thì việc quan hệ tình dục diễn ra bình thường không cần phải kiêng khem gì. Nếu gặp những khó khăn trong vấn đề sinh hoạt vợ chồng, bạn có thể lắng nghe tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Một số quan niệm sai lầm về vấn đề tình dục ở bệnh nhân ung thư máu

Bệnh ung thư máu lây truyền qua đường tình dục

Đây là quan điểm sai lầm khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh ung thư máu nói riêng. Nhiều người lo sợ việc quan hệ sẽ làm cho vợ hoặc chồng mình bị lây nhiễm bệnh, từ đó không dám quan hệ tình dục và cũng không chia sẻ lý do với ai. 

Thực tế, nguyên nhân  gây bệnh ung thư máu hiện nay có thể do kết hợp rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra như tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất độc hại, ôi nhiễm môi trường, yếu tố di truyền,… Và vi khuẩn, virus không nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ gây bệnh, vì thế bệnh ung thư máu không lây qua bất kỳ con đường nào. Và bạn nên yên tâm tuyệt đối, bệnh ung thư máu không lây truyền qua đường tình dục.

Điều trị hóa chất và phóng xạ gây ảnh hưởng đến bạn tình

Thực tế, sau khi truyền hóa chất, lượng hóa chất có thể tồn tại một lượng rất nhỏ trong tinh dịch hay dịch âm đạo. Vì hàm lượng rất nhỏ nên không có khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến bạn tình. Và cẩn thận hơn, sau khi điều trị hóa chất bạn có thể dùng thêm bao cao su để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe của cả bản thân và bạn tình.

Còn khi điều trị tia xạ chiếu ngoài, các tia bức xạ không còn tồn tại bên trong cơ thể sau khi kết thúc điều trị vì thế sẽ không gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Và việc điều trị xạ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến vấn đề quan hệ tình dục.

Quan hệ tình dục làm ung thư tái phát

Sau khi điều trị xong, sức khỏe ổn định, vấn đề quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư máu là hoàn toàn bình thường giống như người khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều người lo sợ việc quan hệ tình dục có thể làm ung thư tái phát nên kiêng hoàn toàn việc quan hệ. Đây là quan điểm sai lệch, bạn hoàn toàn yên tâm không cần kiêng quan hệ tình dục sau điều trị ung thư máu.

Bệnh nhân ung thư máu cần làm gì để cải thiện chất lượng đời sống tình dục?

Như vậy, bệnh ung thư máu có quan hệ được không chúng ta đã có câu trả lời. Vậy làm sao để cải thiện chất lượng đời sống tình dục khi vấn đề điều trị gây ra nhiều khó khăn, mệt mỏi. Bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin sau:

  • Hiện nay, các vấn đề liên quan đến tình dục đã cởi mở hơn rất nhiều, vì thế bạn không cần e ngại khi gặp khó khăn. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ điều trị khi gặp những vấn đề trong việc quan hệ để được đưa ra lời khuyên, hỗ trợ giải đáp kịp thời.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ với chồng/vợ những khó khăn bản thân đang gặp phải để nhận được sự đồng cảm và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Vấn đề tình dục không chỉ là chuyện quan hệ thể xác mà có thể thay bằng những hành động cử chỉ như quan tâm, âu yếm, lắng nghe,…
  • Khi nam giới gặp phải các vấn đề về rối loạn cương dương có thể lắng nghe tư vấn từ bác sĩ và sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ theo lời khuyên của bác sĩ. Với phụ nữ gặp phải tình trạng khô âm đạo có thể sử dụng thêm các loại gel bôi trơn, gel làm ẩm âm đạo để khắc phục tình trạng đau rát khi quan hệ.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đọc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư máu có quan hệ được không. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số thông tin để hỗ trợ cải thiện chất lượng đời sống tình dục ở bệnh nhân ung thư máu được tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ