Xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không?
Xét nghiệm ung thư qua máu là một phương pháp giúp tầm soát ung thư sớm mang lại nhiều giá trị trong chẩn đoán. Vậy xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm ung thư qua máu trong bài viết của GenK STF dưới đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không?
- Tìm hiểu về các xét nghiệm ung thư máu phổ biến hiện nay
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư qua máu
Xét nghiệm ung thư qua máu là gì?
Xét nghiệm ung thư qua máu hay còn gọi là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư trong máu. Dấu ấn ung thư là các loại protein đặc hiệu hoặc hooc môn do tế bào ung thư tiết ra. Hoặc với một số bệnh ung thư khác như ung thư vú, ung thư đại tràng xét nghiệm máu để tìm đột biến gen là một phương pháp có thể giúp phát hiện ung thư từ những giai đoạn rất sớm.
Một số loại xét nghiệm máu giúp chẩn đoán ung thư
- Xét nghiệm chỉ số CEA: Khi chỉ số này tăng cao có giá trị trong định hướng chẩn đoán các bệnh lý ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… Bên cạnh đó, chỉ số CEA cũng có thể tăng trong một số bệnh lý viêm nhiễm ở dạ dày, tử cung, gan, phổi, buồng trứng.
- Xét nghiệm chỉ số AFP: Chỉ số tăng cao trong các bệnh lý như ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.
- Xét nghiệm chỉ số CA 125: Chỉ số này tăng cao trong một số bệnh lý như ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư tử cung, ung thư đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm chỉ số CA 19-9: Các loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột non thường có chỉ số CA 19-9 tăng cao.
- Xét nghiệm chỉ số CA 15-3 tăng cao thường có giá trị định hướng chẩn đoán trong bệnh ung thư vú.
- Xét nghiệm chỉ số HCG: Chỉ số này không những để chẩn đoán có thai mà còn có tác dụng định hướng chẩn đoán bệnh ác tính như ung thư tinh hoàn, ung thư màng đệm.
- Xét nghiệm chỉ số Cyfra 21-1: Đây là chỉ số có giá trị tăng cao trong các bệnh lý như ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể tăng cao trong các bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy thận,…
- Xét nghiệm chỉ số CA 72-4: Khi chỉ số này tăng cao có giá trị định hướng chẩn đoán bệnh lý ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.
- Xét nghiệm tốc độ kháng nguyên PSA tự do hoặc PSA toàn phần có giá trị trong định hướng chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt khi chỉ số này tăng cao.
Xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không?
Xét nghiệm ung thư qua máu thường không phản ánh kết quả chính xác 100%. Vì nhiều trường hợp, các xét nghiệm dấu ấn ung thư sẽ có kết quả dương tính giả. Không phải cứ chỉ số dấu ấn ung thư tăng cao là xác định có bệnh ung thư. Ví dụ như chỉ số CEA có thể tăng cao trong một số bệnh lành tính như viêm phổi, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Hoặc chỉ số Cyfra 21-1 có thể tăng cao trong bệnh suy thận, nhiễm trùng máu, viêm phổi.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp âm tính giả, người bệnh có mắc bệnh lý ung thư nhưng chỉ số dấu ấn ung thư máu lại không có bất thường. Ví dụ bệnh nhân bị ung thư gan nhưng không tiết AFP vào máu thì chỉ số này sẽ không tăng cao. Như vậy, sẽ có nhiều trường hợp chỉ xét nghiệm máu thấy chỉ số bình thường thì nghĩ mình không có bệnh, nhưng thực chất tế bào ung thư đang âm thầm phát triển trong cơ thể.
Như vậy đáp án của câu hỏi xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không là không hoàn toàn chính xác bạn nhé, vẫn có những trường hợp cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Xét nghiệm các chỉ số dấu ấn ung thư máu chỉ có giá trị trong định hướng chẩn đoán. Nếu có định hướng nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp cận lâm sàng khác kết hợp để đưa ra kết luận chính xác hơn.
Ngoài vai trò giúp định hướng chẩn đoán, các chỉ số xét nghiệm ung thư qua máu còn có tác dụng trong theo dõi và tiên lượng điều trị. Ví dụ, sau điều trị một thời gian, bệnh nhân tái khám trở lại mà chỉ số dấu ấn ung thư tăng cao là báo hiệu có thể đã có tình trạng tái phát hoặc di căn trở lại. Và bệnh nhân vẫn cần kết hợp thêm một số biện pháp cận lâm sàng khác để đánh giá xem có đúng là tình trạng bệnh đã tái phát hoặc di căn hay không.
Xét nghiệm ung thư qua máu kết hợp với phương pháp nào giúp chẩn đoán ung thư chính xác nhất?
Với những thông tin trên, bạn đã biết đáp án câu hỏi xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không là không hoàn toàn chính xác. Và bệnh nhân sẽ phải kết hợp làm thêm các biện pháp chẩn đoán khác mới có kết luận chính xác là có bệnh lý ung thư hay không. Một số biện pháp kết hợp với xét nghiệm dấu ấn ung thư giúp chẩn đoán bao gồm:
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp đơn giản, rẻ tiền không xâm lấn thường được chỉ định bước đầu trong chẩn đoán các bệnh ung thư nói chung. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể nhận biết được các hình ảnh khối u bất thường nếu có ở các cơ quan như dạ dày, gan, thận, vú, tuyến giáp,… Ngoài ra, siêu âm là phương pháp giúp xác định vị trí để thực hiện thủ thuật chọc kim sinh thiết tế bào.
Chụp X Quang
Đây cũng là kỹ thuật chẩn đoán đơn giản nhưng có giá trị cao trong chẩn đoán một số bệnh ác tính như ung thư phổi, ung thư xương. Chụp X quang có tiêm thuốc cản quang có thể giúp chẩn đoán các bệnh ung thư tạng rỗng như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Nội soi
Đây là phương pháp giúp quan sát trực tiếp những tổn thương và chẩn đoán sớm ung thư trong đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại tràng. Ngoài ra, thông qua phương pháp nội soi, bác sĩ cũng tiến hành lấy mẫu mô sinh thiết nếu hình ảnh ung thư không rõ ràng và có dấu hiệu nghi ngờ cao.
Chụp CT hoặc chụp MRI
Đây là 2 phương pháp giúp quan sát các hình ảnh khối u nằm sâu trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, não,… Hai phương pháp này không những giúp chẩn đoán ung thư mà còn giúp đánh giá mức độ di căn của khối u đến đâu, giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Chụp PET
Chụp PET là phương pháp chụp xạ hình cắt lớp điện toán giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, đây là một phương pháp hiện đại trong chẩn đoán ung thư hiện nay. Ngoài ra, phương pháp này còn được ứng dụng để đánh giá về hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh cho bệnh nhân ung thư.
Sinh thiết tế bào
Đây là loại xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh lý ung thư. Bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu mô tế bào thông qua chọc kim sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm, lấy mẫu mô thông qua nội soi hoặc phẫu thuật lấy toàn bộ khối u. Các mẫu bệnh phẩm sẽ được đem đi quan sát dưới kính hiển vi để xác định tính chất tế bào khối u là lành tính hay ác tính. Thông qua đó, sẽ có kết luận chính xác cho bệnh nhân là có bị ung thư hay không.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không. Việc xét nghiệm ung thư qua máu không phản ánh kết quả chính xác được 100%, vì vậy vẫn cần kết hợp thêm các phương pháp cận lâm sàng khác để đưa ra được kết luận chính xác nhất cho bạn.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang