Sức đề kháng yếu phải làm sao để cải thiện?
Vấn đề sức khỏe luôn được ưu tiên và quan tâm hàng đầu trong cuộc sống ngày nay. Để bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh có ảnh hưởng xấu, đòi hỏi cơ thể con người phải có sức đề kháng tốt. Vậy sức đề kháng yếu phải làm sao? Đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này là gì? Bài viết dưới đây GENK STF sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
- Cô giáo làng trở thành động lực cho những bệnh nhân ung thư
- Những cách tăng cường sức đề kháng đơn giản mà hiệu quả
- Top những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh
- Top 6 thuốc tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt cho trẻ
Nội dung bài viết
1. Sức đề kháng
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể chúng ta, có chức năng ngăn ngừa và chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng có vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe của chúng ta vì nó giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút,…) tấn công vào cơ thể, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi những bệnh lý, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
2. Nguyên nhân làm sức đề kháng yếu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sức đề kháng hay miễn dịch của cơ thể trở nên yếu đi. Một số nguyên nhân chính và hay gặp phải nhất đó là:
2.1. Stress
Stress có ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng. Nhất là khi bạn bị stress kéo dài làm cho mức cortisol – hormone chống stress của cơ thể – tăng lên, làm giảm sản xuất nội tiết tố hỗ trợ chức năng miễn dịch, từ đó hệ thống miễn dịch suy giảm nhanh chóng và khiến cơ thể mắc nhiều bệnh lý hơn thông thường. Nguy hiểm hơn đó là việc căng thẳng mãn tính không những khiến cơ thể thường xuyên dễ mắc các bệnh cảm lạnh hay cảm cúm, mà còn các bệnh lý nghiêm trọng hơn nữa như bệnh tiểu đường, bệnh tim,…
2.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Sức đề kháng giảm do một số thói quen ăn uống không lành mạnh như:
- Ăn quá nhiều chất đạm nhất là nguồn đạm từ động vật.
- Uống không đủ nước, không bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng kém: ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, thức uống có ga, thực phẩm nhiều phụ gia hóa học, chất bảo quản,những thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khác,…
- Thường xuyên uống bia rượu hay sử dụng các chất kích thích khác như thuốc lá, cà phê, thuốc lào,…
2.3. Chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý
Tương tự với tác hại của việc ăn uống thiếu lành mạnh, chế độ sinh hoạt của bạn không cân bằng như việc bạn thường xuyên thức quá khuya, ngủ quá ít hay ngủ không đúng giờ cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, việc sản xuất hormone melatonin của cơ thể bị hạn chế, từ đó bạch cầu tạo ra không đủ để chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
2.4. Giữ vệ sinh không sạch sẽ, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm
Vi khuẩn, vi rút là những sinh vật ký sinh nhỏ bé có mặt ở khắp mọi nơi mà mắt thường không thể nhìn thấy được, vì vậy việc bạn không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay lười tắm gội,… cũng chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng yếu đi.
Khi bạn làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, các chất hóa học, thuốc trừ sâu,… các chất độc hại và môi trường ô nhiễm sẽ làm các tế bào T trong hệ miễn dịch của cơ thể bị ngăn chặn, gây ra viêm nhiễm và một số bệnh về đường hô hấp.
2.5. Sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng cách.
Đó là việc bạn sử dụng quá nhiều dẫn đến lạm dụng thuốc kháng sinh làm giảm sản xuất cytokines – hoóc môn chỉ báo hệ miễn dịch, cũng là lý do cơ thể có cơ chế kháng lại thuốc này, từ đó gây suy giảm sức đề kháng.
3. Sức đề kháng yếu phải làm sao?
Vì vai trò cực kỳ quan trọng của sức đề kháng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, nếu bạn là một người có sức đề kháng yếu, bạn có thể cải thiện nó bằng những cách sau:
3.1. Quản lý tốt vấn đề stress
Có nhiều cách để giải quyết các vấn đề căng thẳng như:
- Xả stress trực tiếp bằng việc tìm đến một ai đó bạn tin tưởng để trải lòng về mối lo lắng của bạn. Bạn vừa có thể thả nhẹ bớt căng thẳng, vừa có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
- Giảm căng thẳng bằng các hoạt động thể chất, với người có sức đề kháng yếu thì nên thực hiện các bài tập không quá sức như yoga, massage, thiền,… rất có hiệu quả.
- Suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn và cười nhiều hơn để có thể kiểm soát căng thẳng.
3.2. Có chế độ ăn uống khoa học
Đây chính là một biện pháp quan trọng trả lời cho câu hỏi sức đề kháng yếu phải làm sao? Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng,… trong các bữa ăn là góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng của bạn. Cụ thể :
- Vitamin C: là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp hỗ trợ đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cực kì tốt. Vitamin C chứa nhiều trong các loại thực phẩm như ổi, cam, đu đủ, kiwi, dâu tây, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông Đà Lạt, hay trà xanh,…
- Cung cấp đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là kẽm giúp sản xuất tốt lượng bạch cầu, từ đó duy trì và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và kẽm như: sữa chua, tỏi, hải sản (tôm, cua,…) các loại trái cây tươi chín mọng có màu sẫm, các loại hạt ( đậu phộng, xanh, hạt điều, hạnh nhân,…).
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích, các thực phẩm không đảm bảo an toàn, gây tổn hại cho sức khỏe và sức đề kháng của bạn.
3.3. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Bạn nên có kế hoạch sắp xếp thời gian và công việc một cách tối ưu để có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, hạn chế thức khuya,… Khi học tập hay làm việc quá mệt mỏi, hãy dành ra một giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút giúp thu nạp lại năng lượng. Đây cũng là phương pháp rất hiệu quả để tăng sức đề kháng.
3.4. Giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Đây là việc cực kỳ quan trọng, khi sức đề kháng của bạn đang yếu, nguy cơ xâm nhập thành công của vi rút hay vi khuẩn là rất cao. Một số điểm bạn cần lưu ý cho thắc mắc sức đề kháng yếu phải làm sao?
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên tắm gội vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Có các biện pháp ngăn ngừa bụi bẩn khi ra ngoài hay tham gia giao thông: trang bị đầy đủ mũ nón, khẩu trang chống bụi, áo khoác,…
- Tránh tiếp xúc với các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất,…
3.5. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách
Hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Khi hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm, việc sử dụng thuốc sai cách không những không có hiệu quả mà còn gây tác hại ngược lại cho cơ thể. Vậy nên, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể là biện pháp tốt nhất.
Đến đây bạn cũng biết sức đề kháng quan trọng như thế nào rồi đấy. Sức đề kháng của chúng ta là ở dạng thứ phát, chịu tác động nhiều từ các yếu tố bên ngoài, chính là những cái thói quen, cách chăm sóc cơ thể của chúng ta. Vì vậy, hãy tạo cho bản thân những thói quen tốt, cách sống khoa học để xây dựng và duy trì một sức đề kháng khỏe mạnh, để có một cơ thể khỏe mạnh.
Trên đây là một số nguyên nhân làm giảm sức đề kháng và các biện pháp trả lời cho câu hỏi sức đề kháng yếu phải làm sao? Hy vọng bạn sẽ bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình cũng như gia đình và bạn bè thông qua bài viết bổ ích trên.
Viên uống Genk STF tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị