Bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Viêm tụy cấp ở trẻ em là một bệnh lý khá thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể diễn tiến nặng đe dọa đến tính mạng. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em là gì và viêm tụy cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Xem thêm:
- Thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em khi nào nên dùng?
- Suy hô hấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào
- 3 triệu chứng ung thư xương ở trẻ em thường mắc phải
Nội dung bài viết
1. Viêm tụy cấp ở trẻ em là gì?
Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng trong hệ thống tiêu hoá của cơ thể. Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng khi tiết ra một số men giúp tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn.
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm xảy ra tại tuyến tụy có thể dẫn đến tổn thương tế bào tuyến tụy.
Viêm tụy cấp ở trẻ em là tình trạng viêm tuyến tụy xuất hiện đột ngột ở trẻ nhỏ. Theo một số nghiên cứu thì viêm tụy cấp ở trẻ em thường có liên quan đến rất nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Viêm tuỵ cấp ở trẻ em có thể diễn biến nhẹ rồi sau đó tự khỏi cho đến nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
2. Nguyên nhân viêm tụy cấp ở trẻ em
Bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em có thể do một trong số các nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân do nhiễm siêu vi
- Nguyên nhân sỏi mật, giun chui ống mật, sỏi bùn đường mật.
- Nguyên nhân do chấn thương.
- Nguyên nhân do sử dụng các loại thuốc như: azathioprine, valproic,….
- Nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý khác trong cơ thể
- Ngoài ra thì đột biến cũng có thể là nguyên nhân hay viêm tuỵ cấp ở trẻ em.
3. Triệu chứng viêm tụy cấp ở trẻ em
Viêm tụy cấp ở trẻ có thể gây ra một số các triệu chứng sau:
- Đau bụng:
Viêm tụy cấp gây ra các cơn đau bụng xuất hiện đột ngột sau các bữa ăn. Triệu chứng đau xuất hiện ban đầu ở bụng trên sau đó cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Thời gian đau bụng thường kéo dài trong vài ngày. Các cơn đau thường tăng dần sau các bữa ăn hoặc khi trẻ nằm ngửa.
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Sốt cao đồng thời cơ thể cảm thấy ớn lạnh.
- Bụng chướng, cảm thấy đau nhói khi chạm vào
- Tim đập nhanh
Trong một số trường hợp viêm tụy cấp ở trẻ em sau khi đã chuyển nặng có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng.
- Biểu hiện: mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, khát nước.
- Trong một số các trường hợp bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tụt huyết áp biểu hiện là tay chân lạnh, mạch đập nhanh và huyết áp xuống rất thấp.
Xem ngay >>> 05 triệu chứng ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu
4. Biến chứng viêm tụy cấp ở trẻ em
Hầu hết trẻ bị viêm tuỵ cấp sẽ ổn định trong khoảng từ 7 đến 10 ngày mà không có biến chứng. Tuy nhiên vẫn có khoảng gần 20% trẻ sẽ bị tình trạng này kéo dài và có biến chứng:
- Tụ dịch quanh tuỵ và nang tụy giả
- Xuất hiện hoại tử và xuất huyết do viêm tuỵ
- Áp xe tụy
- Bệnh não do tụy
- Và thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
5. Chẩn đoán viêm tụy cấp ở trẻ em
Chẩn đoán viêm tụy cấp ở trẻ em ngoài các triệu chứng kể trên thì còn phải chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm như xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm công thức máu: ở những bệnh nhân viêm tụy cấp bạch cầu có thể tăng và Hematocrit có thể giảm trong viêm tụy thể xuất huyết.
- Giá trị nồng độ enzyme amylase trong máu tăng gấp 3 lần giá trị bình thường. Tuy nhiên mức độ tăng cao của amylase trong máu có thể lại không tỉ lệ với mức độ nặng của bệnh. Theo thống kê khoảng 10-15% trường hợp viêm tụy cấp thì nồng độ amylase trong máu vẫn có giá trị bình thường lúc khởi đầu.
- Giá trị nồng độ amylase trong nước tiểu tăng hơn so với giá trị bình thường và tồn tại trên 2 tuần.
- Nồng độ lipase trong máu ở bệnh nhân bị viêm tụy mạn tăng gấp 3 lần so với bình thường và độ đặc hiệu cao hơn nồng độ amylase trong máu.
- Ngoài các xét nghiệm kể trên còn một số xét nghiệm như ion đồ, khí máu, đường huyết, urê/máu, creatinin/máu, triglyceride, LDH,… được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ bệnh nặng.
- Cấy máu sẽ được thực hiện khi nghi ngờ có nhiễm trùng hoặc có hoại tử tụy.
Chẩn đoán hình ảnh
- Trong một số các trường hợp sẽ tiến hành siêu âm bụng. Tuy nhiên vẫn có khoảng 20% trường hợp trẻ bị viêm tụy cấp có hình ảnh siêu âm bình thường trong giai đoạn lúc mới khởi phát bệnh.
- X – quang bụng không được sử dụng để chẩn đoán khi cần phân biệt bệnh tắc ruột hay thủng ruột.
6. Điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em
Nguyên tắc đề điều trị bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em
- Ngăn chặn quá trình viêm của tuyến tụy đồng thời làm phục hồi tuyến tụy.
- Hỗ trợ và điều trị bệnh theo từng căn nguyên gây bệnh.
- Bù nước điện giải, điều chỉnh cân bằng kiềm toan trong cơ thể.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân.
- Tiến hành can thiệp phẫu thuật nếu cần.
- Phòng ngừa và điều trị các biến chứng tại chỗ cùng với đó là ngăn ngừa các biến chứng toàn thân.
Điều trị
- Khi ban đầu điều trị bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phải nhịn đói trong vài ngày để cho tuyến tụy có thể phục hồi. Khi nào tình trạng viêm đã được kiểm soát, bạn mới bắt đầu được phép uống nước và một số loại thức ăn dễ tiêu.
- Dùng thuốc giảm đau
Viêm tụy cấp ở trẻ có thể gây ra những cơn đau dữ dội. Do vậy, nhân viên y tế sẽ phải cho trẻ uống thuốc giảm đau để kiểm soát các cơn đau.
- Truyền dịch
Khi bị viêm tuỵ cấp cơ thể trẻ cần rất nhiều năng lượng và nước điện giải để bổ sung lượng mất đi. Vì thế, trẻ khi nằm viện sẽ được nhân viên y tế truyền thêm dịch qua tĩnh mạch cánh tay.
- Sau khi bệnh viêm tụy cấp được kiểm soát, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị các bệnh nền gây ra tình trạng viêm tụy cấp.
- Tình trạng viêm tụy cấp xảy ra do ống mật bị hẹp hoặc tắc nghẽn do đó cần phải tiến hành các thủ thuật để loại bỏ viêm tắc ống mật.
- Phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp được sử dụng trong điều trị viêm tụy cấp ở trẻ bằng cách dùng một ống dài có gắn camera ở đầu để kiểm tra tụy và ống mật.
Trên đây là một số thông tin về viêm tụy cấp ở trẻ em mà GENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn khi trong gia đình có trẻ không may bị viêm tụy cấp.
Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư