Viêm họng hạt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và những điều cần biết về căn bệnh dai dẳng này

Viêm họng hạt là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng không phải ai cũng biết lý do gây bệnh là gì, dấu hiệu cũng như cách điều trị đúng. Do đó, hãy cùng GenK STF làm sáng tỏ các vấn đề về viêm họng hạt trong bài viết này nhé!

Xem thêm:

1. Viêm họng hạt là gì?

u-nang-buong-trung-mo-noi-soi
Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt được xác định là một trong các dạng hay gặp của viêm họng mãn tính. Bệnh xảy ra khi các tình trạng viêm nhiễm diễn ra kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần ở niêm mạc của vùng hầu họng. Điều này dẫn đến các tế bào lympho phải làm việc với cường độ cao trong một thời gian dài nên bị sưng to, dày lên. Kết quả là tạo thành các hạt có các kích thước khác nhau ở trong họng và gây khó chịu cho người bệnh.

2. Phân loại viêm họng hạt

  • Cấp tính: Là giai đoạn đầu mới bị viêm họng hạt và thường không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Điều này làm nhiều người bệnh chủ quan không đi khám và tự uống thuốc ở nhà nên có thể dẫn tới bệnh nặng hơn.
  • Mãn tính: Khi bị viêm họng hạt cấp tính kéo dài mà không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ chuyển thành viêm mãn tính. Khoảng thời gian chuyển biến này là 3 tuần. Khi sang giai đoạn này sẽ rất khó để điều trị dứt đi

3. Hình ảnh viêm họng hạt

3.1. Viêm họng hạt cấp tính có hình ảnh như thế nào?

  • Niêm mạc họng đỏ, dày hơn so với bình thường, nhất là ở vùng niêm mạc vùng xung quanh và phía sau amidan.
  • Ở phía sau thành họng quan sát thấy sự xuất hiện của các nang lympho. Khi vùng viêm lan rộng dần thì số lượng các lympho cũng tăng lên và tạp thành những đám nè có màu hồng hay đỏ rực.
  • Sưng nề ở lưỡi gà.
  • Amidan sưng lên, có màu đỏ, gây vướng víu khi ăn uống.
  • Vùng họng hẹp lại.

3.2. Hình ảnh viêm họng hạt mãn tính

  • Quan sát thấy toàn bộ vùng niêm mạc ở họng có màu hồng và nổi những nốt nhỏ li ti và có màu đỏ. Đồng thời người bệnh sẽ cảm nhận thấy rõ sự sưng nề ở niêm mạc so với khi bị viêm họng bình thường hay viêm họng hạt cấp tính. Tình trạng sưng nề cũng xuất hiện ở amidan.
  • Cả số lượng và kích thước của các lympho đều tăng lên, có thể to như hạt gạo hay thậm chí bằng hạt ngô. Các hạt lympho này được liên kết lại bằng những mạch máu nhỏ.
hinh-anh-viem-hong-hat
Hình ảnh khi bị bệnh

4. Nguyên nhân gây viêm họng hạt

Viêm họng hạt có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như sau:

  • Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, sức khỏe yếu, không giữ ấm đủ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Nhiễm các tác nhân như virus, vi khuẩn gây phá hỏng niêm mạc họng dẫn đến các lympho bị viêm nhiễm, sưng tấy. Khi bị viêm họng hạt do các tác nhân này có thể lây cho những người xung quanh qua không khí, nước bọt.
  • Môi trường sống và làm việc ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại.
  • Do mắc một số bệnh như viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhiễm và phát triển.

5. Dấu hiệu và biến chứng khi bị viêm họng gặp

Khi mắc viêm họng hạt rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm họng khác. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết qua một dấu hiệu như:

  • Cảm giác nóng rát, vướng vui ngứa ngáy, khô ở cổ họng, luôn muốn cố gắng khạc nhổ.
  • Đau ở cổ họng khi uống nước, nuốt nước bọt, đồ ăn.
  • Ho nhiều vào ban đêm, nhất là khi trời trở lạnh. Sau đó các cơn ho kéo dài và xuất hiện đờm.
  • Sốt, có hạch nổi ở vùng cổ, dùng tay sờ thấy đau và cứng.
  • Có nhiều hạt và các mạch máu nhỏ đỏ nổi các hạt ở vùng vòm họng.

Vậy viêm họng hạt có gây nguy hiểm không? Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thể gây ra một số biến chứng là:

  • Gây viêm xoang, viêm thanh quản và các bệnh lý khác ở đường hô hấp.
  • Sưng ở amidan, hình thành các ổ viêm nhiễm, áp xe ở vùng hầu họng.
  • Khi bị bệnh kéo dài do nhiễm liên cầu tan huyết thì có thể đến các tình trạng viêm ở khớp, thận, tim…

6. Viêm họng hạt có lây không? Và lây theo đường nào?

Như đã nói ở trên, vi khuẩn và virus có thể gây ra viêm họng hạt. Khi bị viêm họng hạt do vi khuẩn thì khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác là rất nhỏ. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra thì khả năng lây là rất cao.

Viêm họng hạt có thể lây qua đường hô hấp theo hai cách chính:

  • Trực tiếp: Phần lớn người bị bệnh đều là do bị nhiễm trực tiếp virus từ không khí vào cơ thể. Do đó, những người hay nói chuyện hay tiếp xúc trực tiếp các dịch cơ thể  của người bệnh như nước bọt, nước mũi, đờm sẽ có nguy cơ bị lây cao.
  • Gián tiếp: Các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại trên những đồ dùng của người bệnh như khăn mặt, bàn chải, cốc nước… Vậy nên, nếu sử dụng chung các đồ dùng này với người bị bệnh thì sẽ có khả năng mắc viêm họng hạt.

7. Vì sao viêm họng hạt dễ tái phát

Khi viêm họng hạt rất dễ tái phát nhiều lần, đặc biệt là khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đó là bởi vì các nguyên do sau:

  • Chủ quan, xem thường bệnh và không điều trị sớm khiến cho viêm họng hạt cấp tính trở thành mãn tính.
  • Tình trạng niêm mạc họng yếu, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh.
  • Sức khỏe kém, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng kháng sinh sai cách khiến cơ thể bị kháng thuốc.
  • Khạc nhổ là nguyên nhân làm các mao mạch ở họng bị căng lên đồng thời làm tổn thương niêm mạc họng. Các tổn thương này là điều kiện thuận lợi có virus, vi khuẩn tấn công gây viêm họng hạt.
  • Thường xuyên uống nước đá và tiếp xúc với môi trường độc hại.

8. Chẩn đoán và các cách điều trị viêm họng hạt

8.1. Chẩn đoán viêm họng hạt

Để có thể xác định chính xác được bệnh và loại trừ các bệnh có thể nhầm lẫn với viêm họng hạt, các bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán như:

  • Khai thác tiền sử bệnh, các triệu chứng của người bệnh để khoanh vùng nhóm bệnh có thể xảy ra.
  • Sử dụng phương pháp nội soi thanh quản để xác định tình trạng của niêm mạc, vùng hầu họng. Các hình ảnh nội soi thu được cho phép bác sĩ kết luận chính xác về bệnh.
  • Chụp X-quang phổi: Với bệnh nhân có các triệu chứng như ho nhiều, ngực đau thắt và tiếng thở khò khè thì bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang. Mục đích là để xác định người bệnh có bị viêm họng hạt kèm với các bệnh viêm đường hô hấp dưới.

8.2. Các cách điều trị viêm họng hạt

  • Điều trị bằng các loại thuốc như kháng sinh, chống viêm, giảm ho, long đờm… Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ sử dụng thuốc phù hợp.
  • Đối với các trường hợp bị nặng, mãn tính có thể được chỉ định đốt bằng laser hoặc đốt lạnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể loại bỏ được các hạt viêm to nên các hạt bé còn lại có thể tiếp tục phát triển và gây tái phát bệnh.
  • Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng tây y thì có thể chữa bệnh này bằng một số cách dân gian như uống mật ong, ăn tía tô, tỏi…

9. Chế độ ăn cho người bị viêm họng hạt

9.1. Viêm họng hạt nên ăn gì?

  • Khi bị viêm họng hạt người bệnh nên ăn những đồ ăn mềm như cháo, canh, súp, chuối để dễ nuốt và tránh bị đau rát cổ họng.
  • Bên cạnh đó nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt bò và các thực phẩm khác giàu vitamin, protein để nâng cao thể trạng của cơ thể.
  • Mật ong và tỏi cũng là những thực phẩm có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh đồng thời tăng sức đề kháng cho người bệnh.

9.2. Các thực phẩm nên kiêng

  • Đồ ăn cay nóng hay thức ăn lạnh sẽ làm cho tình trạng viêm họng hạt trở nên nặng hơn.
  • Đồ ăn ngọt sẽ gây tăng tiết dịch nhờn ở họng, gây ho có đờm và kéo dài. Do đó người bệnh nên kiêng ăn đồ ngọt
  • Không uống nước ngọt có gas, rượu bia, thuốc lá vì có chứa các chất làm tổn thương niêm mạc ở họng.

10. Cách phòng tránh viêm họng hạt

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, tránh sử dụng nhiều đồ lạnh
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tránh tiếp xúc gần với người bị viêm họng hạt. Hạn chế dùng chung đồ ăn uống hay đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
  • Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống và làm việc sạch. Tránh ở trong các khu vực bị ô nhiễm không khí, nước…
  • Kết hợp tập luyện thể dục với uống nhiều nước và có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đọc đã tìm được những thông tin cần thiết về bệnh viêm họng hạt cho mình. Hẹn gặp bạn đọc vào các bài viết tiếp theo của GenK STF nhé!

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7