Cùng tìm hiểu: Viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không?

Covid 19 là loại virus lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp và thường gây biến chứng nghiêm trọng ở những người đang có bệnh nền mãn tính. Chính vì vậy nhiều người có thắc mắc không biết viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra mối liên quan giữa viêm gan B và vắc xin phòng covid 19.

Xem thêm:

Đáp án: Viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không?

Nhiều người thường lo lắng khi có bệnh nền như huyết áp, tiểu đường, viêm gan virus,… tiêm vắc xin covid sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia, những người đang mắc bệnh lý nền càng nên tiêm phòng covid sớm. Vì ở nhóm đối tượng này, các biến chứng nặng khi mắc covid xảy ra với tần suất nhiều hơn so với người bình thường rất nhiều.

Vì thế đáp án cho câu hỏi viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không là có bạn nhé. Những người mắc viêm gan B mạn tính đã điều trị ổn định hoàn toàn nên tiêm phòng covid càng sớm càng tốt. Những người đang trong đợt cấp tính của bệnh, virus tấn công mạnh, nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ hoãn tiêm khi nào kiểm soát bệnh ổn định vẫn tiêm phòng vắc xin bình thường.

Kể cả những trường hợp người bệnh viêm gan B đang điều trị thuốc kháng virus theo đơn kê của bác sĩ điều trị vẫn tiêm phòng được và sử dụng thuốc kháng virus bình thường không phải ngưng thuốc. Đối với những người đã có tiền sử dị ứng với các loại thuốc hoặc vắc xin khác trước đây thì cần thông báo với bác sĩ khi khám sàng lọc để có hướng theo dõi và test kiểm tra độ dị ứng trước tiêm.

Sau khi tiêm phòng, người bệnh cần lưu ý theo dõi sức khỏe cẩn thận và nếu có triệu chứng bất thường xảy ra cần gọi điện thông báo cho cán bộ y tế để được hướng dẫn theo dõi và xử trí kịp thời.

Viêm gan B vẫn có thể tiêm được vắc xin phòng covid nếu bệnh đã được điều trị kiểm soát ổn định

Trường hợp nào chống chỉ định và hoãn tiêm vắc xin covid?

Người bệnh viêm gan B có tiêm được vắc xin covid nhưng không phải tất cả các trường hợp đều tiêm được. Có những trường hợp sẽ không được tiêm hoặc có những trường hợp phải hoãn tiêm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Người bệnh viêm gan B nếu có cộng thêm các yếu tố sau thì không được tiêm phòng vắc xin covid:

  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc xin trong lần tiêm trước với các triệu chứng như sốt cao kéo dài, khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa, tím tái,…
  • Có nhiều loại vắc xin phòng covid, mỗi một loại vắc xin sẽ có chống chỉ định khác nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Vi dụ: Vắc xin Sputnik V của Nga chống chỉ định với phụ nữ có thai.

Một số trường hợp nên tạm hoãn tiêm vắc xin một thời gian để sức khỏe người bệnh đảm bảo hơn mới tiêm phòng như:

  • Người bệnh viêm gan B và các bệnh lý khác đang trong đợt cấp tính của bệnh.
  • Những người đã nhiễm covid trong thời gian 6 tháng trở lại đây.
  • Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Một số trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc xin phòng covid 19 bao gồm:

  • Những người đang có thân nhiệt không ổn định, nhiệt độ cơ thể khi đo tại nách trên 37,5 độ hoặc thấp hơn 35,5 độ. 
  • Người có chỉ số mạch và nhịp thở không ổn định: Tần số mạch thấp hơn 60 lần/ phút hoặc lớn hơn 100 lần/ phút; nhịp thở lớn hơn 25 lần/ phút.
  • Những người có chỉ số huyết áp rối loạn bất thường cụ thể: Chỉ số huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg hoặc cao trên 90 mmHg, chỉ số huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg hoặc cao hơn 140 mmHg. Hoặc chỉ số huyết áp lúc khám sàng lọc cao hơn chỉ số đo hàng ngày 30 mmHg.
  • Những người có bệnh lý nền mạn tính.
  • Những người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các loại vắc xin khác trước đó.
  • Những người có bệnh lý giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
  • Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên.
  • Những người rối loạn hành vi, ý thức.

Người bệnh viêm gan B cần lưu ý những gì khi tiêm vắc xin covid?

Viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không là có, tuy nhiên người bệnh viêm gan B nằm trong nhóm những người cần cẩn trọng khi tiêm vắc xin, vì thế người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

Lưu ý trước tiêm phòng covid

Trước khi đưa ra chỉ định tiêm phòng, bác sĩ sẽ khám sàng lọc tổng quát về sức khỏe cho bạn trước. Là nhóm đối tượng có bệnh lý nền, bạn cần chuẩn bị sổ khám sức khỏe gần đây, đơn thuốc đang dùng, căn cước công dân để bác sĩ nắm rõ thông tin bệnh lý để có hướng chỉ định xem bạn có đủ điều kiện để tiêm vắc xin covid không.

Nếu đi tiêm vắc xin mũi nhắc lại, bạn cần thông báo với bác sĩ về những phản ứng xảy ra trước đó để bác sĩ có hướng theo dõi sau tiêm phù hợp.

Tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ trước khi tiêm để đảm bảo sức khỏe trong quá trình tiêm phòng.

Lưu ý sau tiêm phòng covid

Sau khi tiêm phòng covid, người bệnh viêm gan B cần ở lại trung tâm tiêm chủng theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút, không được bỏ về nếu chưa đủ thời gian. Khi về nhà, người bệnh cần tự theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 7 ngày. Và trong 1-3 ngày đầu sau tiêm, người bệnh cần có người chăm sóc bên cạnh để xử trí kịp thời khi có diễn biến xấu xảy ra.

Người bệnh viêm gan B nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể sau tiêm. Thường sau tiêm phòng covid sẽ có phản ứng sốt trong 1-2 ngày, nếu người bệnh sốt cao liên tục không hạ nhiều hơn 3 ngày là dấu hiệu cảnh báo có phản ứng nặng với vắc xin cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và xử trí.

Sau tiêm phòng covid, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt uống nhiều nước, các loại nước ép hoa quả để hạn chế các tác dụng phụ mệt mỏi, sốt sau tiêm.

Một số loại thực phẩm, đồ uống người bệnh viêm gan B nên hạn chế sử dụng sau tiêm để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bao gồm rượu bia, chất kích thích, các loại đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản,…

Người nhà và bệnh nhân cần chú ý một số dấu hiệu của phản ứng nặng sau tiêm để đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời bao gồm: Sốt cao liên tục không hạ trên 3 ngày; nổi ban, mề đay trên da; phù mặt, nặng mí mắt; tê đầu lưỡi, tê môi, khó nói; khó thở, tím tái; tinh thần vật vã, kích thích; nôn, buồn nôn, tiêu chảy nhiều,…

Như vậy, đáp án cho câu hỏi viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không là có bạn nhé. Tuy nhiên, vì nằm trong nhóm những đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin phòng covid nên người bệnh viêm gan B cần lưu ý một số thông tin trước và sau tiêm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF Giải độc gan, phục hồi chức năng gan

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ