Sự thật: Viêm gan B có gây ung thư không?

Viêm gan B có gây ung thư không là câu hỏi nhiều người đang lo lắng. Vì tỷ lệ người mắc viêm gan B ở nước ta hiện nay đang rất cao. Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu viêm gan B có gây ung thư không.

Xem thêm:

Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư

Kiến thức tổng quan về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do loại virus có cấu trúc DNA là Hepatitis B virus, viết tắt là HBV gây ra. Trong các loại siêu vi gây bệnh viêm gan thì virus viêm gan B là loại phổ biến có tỷ lệ mắc nhiều nhất sau đó đến virus viêm gan A, C, D, E. Tỷ lệ người mắc viêm gan B hiện nay không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của toàn cầu.

Theo thống kê của WHO, năm 2019 cả thế giới có khoảng 296 triệu người mắc viêm gan B và mỗi năm có khoảng 15 triệu ca mắc mới. Và trong năm 2019 đã có tổng 820.000 ca tử vong do các biến chứng của viêm gan B gây ra. Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 8,6 triệu người đang sống chung với virus viêm gan B và con số này càng ngày càng gia tăng.

Viêm gan B có những thể nào?

Viêm gan B có 3 thể bệnh chính là viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính và viêm gan B thể không hoạt động. Viêm gan B cấp tính thời gian ủ bệnh thường ít hơn 6 tháng và thường người có miễn dịch tốt có thể tự chống lại virus và tự khỏi bệnh. Một số trường hợp viêm gan B cấp tính triệu chứng rầm rộ, tiến triển bệnh diễn ra rất nhanh, có thể gây suy gan và dẫn đến tử vong.

Viêm gan B mạn tính là những trường hợp mắc viêm gan kéo dài trên 6 tháng, các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường của bệnh lý khác đường tiêu hóa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm lập tức đến tính mạng, nhưng về lâu dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan và sức khỏe người bệnh.

Viêm gan B thể không hoạt động là dạng virus tồn tại trong cơ thể nhưng không nhân lên và không tấn công đến tế bào gan. Thể bệnh viêm gan B này tuy không gây ảnh hưởng đến chức năng gan và không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy đây là nhóm đối tượng dễ làm lây nhiễm ra cộng đồng. Vì ở thể bệnh này, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng gì, không biết mình mang bệnh nên dễ làm lây truyền cho người khác.

Bệnh viêm gan B lây truyền như nào?

Hiện nay tỷ lệ người mang virus viêm gan B rất cao là do loại virus này có thể dễ dàng lây truyền từ người sang người qua 3 con đường chính. Cụ thể:

  • Theo con đường máu: Bạn có thể nhiễm virus viêm gan B nếu có vết thương hở và tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm virus; dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, kim xăm mình, kim châm cứu với người nhiễm bệnh.
  • Theo đường quan hệ tình dục: Bạn có thể nhiễm viêm gan B nếu quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người mang virus.
  • Theo đường từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và chu sinh.

Viêm gan B có gây ung thư không?

Bệnh viêm gan B có gây ung thư không là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay do tỷ lệ mắc viêm gan B ở Việt Nam và các nước Châu Á hiện nay rất cao. Theo một số nghiên cứu hiện nay, những người mắc viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người bình thường gấp 200 lần. Và thống kê tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người mắc ung thư gan có nhiễm virus viêm gan B là 60-70% và tỷ lệ người ung thư gan có nhiễm viêm gan C là 20%.

Viêm gan B có thể dẫn đến ung thư gan nếu không được kiểm soát điều trị tốt

Bệnh viêm gan B có thể dẫn đến ung thư là do:

  • Virus viêm gan B tấn công tế bào gan khỏe mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA của tế bào. Trong khi đó, DNA là cấu trúc quan trọng tạo lên những tế bào khỏe mạnh. Và cấu trúc DNA thay đổi do virus viêm gan B sẽ làm cho quá trình tăng sinh và phân chia tế bào trở lên bất thường và tạo ra tế bào bị đột biến. 
  • Bệnh viêm gan B thường tiến triển âm thầm và nhiều người bị viêm gan B mạn tính nhưng không biết bản thân mang bệnh để theo dõi và điều trị kịp thời. Khi virus viêm gan B hoạt động mạnh mà không được điều trị sẽ gây tổn thương tế bào gan không thể hồi phục, tạo thành các tế bào xơ hóa. Khi bệnh viêm gan B đã tiến triển thành xơ gan thì nguy cơ dẫn đến ung thư gan cũng cao hơn. Tỷ lệ bệnh nhân xơ gan tiến triển thành ung thư gan là khoảng 10-20%.

Lời khuyên giúp người bệnh viêm gan B phòng ngừa nguy cơ ung thư

Điều trị viêm gan B kịp thời

Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số men gan GOT, GPT, GGT, nồng độ virus HBV DNA, các chỉ số đánh giá tình trạng đông máu, chức năng thận. Mục tiêu điều trị là giúp chặn lại tốc độ tăng sinh của virus viêm gan B và bảo vệ chức năng gan, giảm nhẹ triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Một số loại thuốc thường được dùng trong quá trình điều trị viêm gan B bao gồm:

  • Interferon là loại thuốc thuộc nhóm tăng cường miễn dịch và cũng có tác dụng kháng virus. Loại thuốc này có chi phí khá cao nên không phù hợp với đa số bệnh nhân. Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, sốt, mệt mỏi,…
  • Lamivudin là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng virus, bệnh nhân sử dụng cần tuân thủ trong một thời gian dài ít nhất 1 năm để đạt được hiệu quả mong đợi. Nhược điểm của loại thuốc này là tỷ lệ kháng thuốc hiện nay khá cao khoảng 70%, khoảng 20% người dùng không bị kháng thuốc và có thể sử dụng lại khi bị tái phát.
  • Adefovir, entecavir, telbivudine là những loại thuốc thuộc nhóm kháng virus, những thuốc này đạt được hiệu quả điều trị với thời gian ngắn hơn so với dùng Lamivudin. Bên cạnh đó, tỷ lệ kháng thuốc khi dùng loại thuốc này cũng ít hơn so với Lamivudin.
  • Tenofovir là loại thuốc kháng virus mới nhất được đưa vào sử dụng từ năm 2008. Loại thuốc này có hiệu quả tốt hơn nhiều so với những loại thuốc kháng virus kể trên và chưa thấy tình trạng kháng thuốc.
  • Một số trường hợp cần thiết người bệnh sẽ cần phải sử dụng kết hợp cả thuốc kháng virus và thuốc tăng cường miễn dịch để đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm gan B là một quá trình kiên trì lâu dài, người bệnh không được tự ý ngưng thuốc giữa chừng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Và trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần lưu ý xét nghiệm đánh giá lại chức năng gan và nồng độ virus để theo dõi hiệu quả điều trị.

Với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động thì không cần điều trị thuốc và tuyệt đối không được tự ý sử dụng theo đơn thuốc của bệnh nhân khác. Nhóm đối tượng này cần lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên vì virus có thể tái hoạt động trở lại bất kỳ lúc nào.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng tốt cho gan

Những bệnh nhân viêm gan B nên sử dụng các loại thực phẩm phù hợp để giảm tải áp lực cho gan và hỗ trợ cho tế bào gan hồi phục nhanh hơn. Các loại thực phẩm nên dùng bao gồm:

  • Protein dễ chuyển hóa vừa giúp cung cấp năng lượng và các axit amin thiết yếu cho cơ thể, vừa không làm tăng gánh nặng cho gan. Các loại thực phẩm bệnh nhân nên ăn bao gồm cá, thịt ức gà, thịt thăn lợn, đậu hũ, trứng, sữa.
  • Các loại thực phẩm cung cấp tinh bột giúp cung cấp lại glycogen cho gan bù đắp lại lượng glycogen thiếu hụt do virus tấn công tế bào gan gây ra. Một số loại thực phẩm trong nhóm cung cấp tinh bột người bệnh viêm gan B nên dùng bao gồm gạo, bánh mì, mật ong, các loại trái cây cung cấp lượng đường tự nhiên cho cơ thể.
  • Các loại trái cây và rau củ như cà rốt, bắp cải, các loại rau lá xanh đậm, củ dền, bưởi, cam, bí đao,…
  • Các loại đậu và các thực phẩm làm từ đậu.

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, người bệnh viêm gan B cần lưu ý từ bỏ rượu bia, thuốc lá, tránh các loại thực phẩm có nhiều hóa chất bảo quản để không gây hại thêm cho gan. Đồng thời, bạn nên sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ để gan được nghỉ ngơi, nhanh chóng phục hồi. Và điều quan trọng bạn cũng cần lưu ý là chủ động các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B cho người khác.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi viêm gan B có gây ung thư không. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số thông tin để chủ động phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của viêm gan B để đảm bảo yên tâm hơn cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ