[Chuyên Gia Giải Đáp] Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?
Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không khi lá thuốc dòi là một loại thảo dược được đánh giá có nhiều lợi ích và công dụng chữa bệnh cho con người. Mặc dù là thảo dược nhưng việc sử dụng lá dòi cần phải đúng cách mới phát huy hiệu quả và tính an toàn cho con người. Vậy uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không các bạn hãy cùng Genk STF tìm lời giải đáp chi tiết dưới đây.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Giải đáp thắc mắc: Người bình thường có uống được cây an xoa không
- [Chuyên Gia Giải Đáp] Tác dụng phụ của cây lược vàng?
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica; thuộc họ Tầm ma hay còn gọi là Gai. Tùy theo vùng miền mà cây còn được gọi với nhiều tên khác như bơ nước tương, cây bọ mắm, đại kích biển.
1.1. Đặc điểm thực vật
Cây thuốc dòi là cây thân thảo, thấp và mọc sát nền đất. Thân cây có lông và có nhiều thân nhanh. Lá cây mỏng, màu xanh lục, hình trứng thon và mọc so le. Lá nhỏ ở đầu. Lá có chiều rộng khoảng 2cm còn 4 – 9cm là chiều dài.
Khi cây đã trưởng thành sẽ cho hoa quanh năm. Hoa nở ở nách của nhánh cây và nở thành chùm nhỏ. Quả có các khía dọc giống như chia thành từng múi, quả có hình trứng nhọn.
1.2. Phân bố
Cây thuốc dòi ưa thích sinh trưởng và phát triển ở những nơi ẩm ướt. Chúng thường mọc hoang, phân bố nhiều ở Ấn Độ, Phillipin, Malaysia, bán đảo Đông Dương…
Ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy cây thuốc dòi ở cả 3 miền, nhất là những vùng đất bỏ hoang và ẩm ướt. Hiện nay, cây được trồng với mục đích thu hoạch để làm thuốc.
1.3. Bộ phận dụng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận dùng: Cây thuốc dòi có thể sử dụng nhựa cây, thân, lá, hoa để làm dược liệu.
- Thu hái: Dược liệu cho thu hái quanh năm vì cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ quanh năm.
- Chế biến: Cây thuốc dòi sau khi thu hái về thì đem rửa sạch và có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Đối với dạng khô thì sau khi rửa sạch cần đem phơi khô nhưng tránh nắng gắt.
- Bảo quản: Dược liệu sau khi đã phơi khô, các bạn cho vào túi nilon, buộc kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Mỗi lần sử dụng lấy ra liều lượng phù hợp là được.
1.4. Công dụng của cây thuốc dòi
Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt nhưng nhạt, tính mát. Thảo dược này có rất nhiều tác dụng dược lý tốt cho con người, bao gồm:
- Điều trị ho.
- Tiêu viêm, tiêm vết bầm.
- Điều trị viêm mũi.
- Tác dụng tiêu đờm.
- Chữa vú bị viêm, sưng.
- Giải độc, giải nhiệt.
- Trị mụn nhọt.
- Thông tiểu, thông sữa.
- Chữa đau họng, viêm phổi.
- Điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP.
- Điều trị rong kinh ở phụ nữ.
Ứng dụng công dụng của cây thuốc dòi ở một số quốc gia, có thể kể đến như:
- Tại Ấn Độ: Người dân sử dụng thuốc dòi để chữa rắn cắn, giang mai, bệnh lậu. Bên cạnh đó, cây thuốc dòi còn được sử dụng trong ẩm thực khi kết hợp với măng khô, thịt bò hun khói vào những dịp lễ hội.
- Tại Malaysia: Người ta sử dụng cây thuốc dòi để chữa viêm tuyến sữa, tắc tia sữa ở phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ sau sinh.
- Tại Trung Quốc: Người dân Trung Quốc dùng cây thuốc dòi để chữa viêm mũi hoặc nhai lá cây để chữa sâu răng.
- Tại Việt Nam: Ban đầu, người dân sử dụng cây thuốc dòi để đuổi dòi bọ trong mắm. Thế nhưng, hiện nay, đã có nhiều bài thuốc dùng cây này như chữa ho, chữa mụn nhọt, viêm sưng vú…
2. Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?
Cây thuốc dòi là thảo dược và được đánh giá là lành tính cho người dùng nếu như chúng ta sử dụng đúng cách cả về liều lượng, liệu trình, thời điểm dùng trong ngày. Do đó, việc uống lá thuốc dòi nhiều chắc chắn sẽ không tốt mà ngược lại còn có thể gây hại cho sức khỏe. Vì thế, chúng ta không nên lạm dụng thảo dược này để tránh phản tác dụng hoặc gây ra những hệ lụy không tốt cho cơ thể, sức khỏe.
Việc uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không chắc chắn là KHÔNG. Bởi thảo dược có tác dụng lợi tiểu, thông tiện, làm mát phế vị. Do đó, trong trường hợp dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể mất đi sự cân bằng điện giải. Hệ lụy là lượng các khoáng chất như natri, kali… mà cơ thể hấp thụ sẽ giảm đi vì chúng bị đào thải nhiều qua nước tiểu.
Ngoài ra, nếu uống nhiều lá thuốc dòi còn có thể gây ra tình trạng hạ nhiệt, hạ huyết áp. Trong trường hợp đang sử dụng thuốc Tây có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc nếu uống cùng lúc với thuốc dòi.
3. Những đối tượng không nên sử dụng thuốc dòi
Thuốc dòi mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng cây thuốc dòi vì gây nhiều tác hại cho cơ thể. Vậy đó là những đối tượng nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
3.1. Người có cơ địa tính hàn
Cây thuốc dòi có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt. Do đó, những người có cơ địa tính hàn không nên sử dụng vì rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau. Điều này không có lợi cho cơ thể mà còn gây hại.
3.2. Phụ nữ mang thai
Tác dụng của cây thuốc dòi là điều kinh. Do đó, cây này không tốt cho phụ nữ mang thai vì có thể khiến cơn trơn tử cung tăng co, làm cho thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí là sảy thai.
Trường hợp phụ nữ mang thai muốn sử dụng thảo dược này thì không được tự ý sử dụng. Thay vào đó, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn liều lượng, cách dùng cũng như liệu trình phù hợp.
4. Cây thuốc dòi thích hợp sử dụng cho đối tượng nào?
Để phát huy tốt tác dụng của cây thuốc dòi thì việc dùng thuốc đúng đối tượng là rất quan trọng. Theo đó, các bác sĩ khuyên những đối tượng sau nên dùng loại thảo dược này để cải thiện sức khỏe:
- Phụ nữ đang phải đối mặt với tình trạng rong kinh.
- Những người bị viêm họng, đau họng, ho do cảm cúm, ho lao.
- Những đối tượng đang bị viêm lở loét, mụn nhọt.
- Những người đang gặp các triệu chứng là viêm đường tiết niệu, viêm ruột, kiết lỵ.
5. Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc lá dòi
Ngoài việc không lạm dụng thảo dược này thì các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo phát huy công dụng và an toàn cho sức khỏe:
- Nếu không thực sự cần thiết, phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây thuốc dòi.
- Cây thuốc dòi có liều lượng dùng phù hợp cho mỗi ngày là 20 – 30g. Tuyệt đối không dùng vượt quá 100g/ngày.
- Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc. Tuân thủ đúng liệu trình, liệu trình theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
- Nếu đang dùng thuốc Tây mà dùng cây thuốc dòi thì cần uống cách nhau 2 – 3 giờ đồng hồ để tránh tương tác thuốc.
- Một liệu trình của cây thuốc dòi có thể kéo dài khoảng 10 ngày liên tục. Sau đó, ngừng uống khoảng 3 ngày rồi sử dụng liệu trình tiếp theo.
- Những người bị huyết áp thấp, tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây thuốc dòi và việc dùng thảo dược này cũng phải thận trọng.
- Dù dùng ở dạng khô hay tươi cũng nên rửa sạch dược liệu rồi mới sử dụng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn, đất cát bám trên cây thuốc.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây thuốc dòi và lời giải đáp cho thắc mắc uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không. Cây thuốc dòi mặc dù là thảo dược khá lành tính nhưng việc sử dụng phải đúng cách, đúng liệu trình và đúng đối tượng để mang lại hiệu quả cao, tránh gây hại cho sức khỏe.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI