[Chuyên Gia Giải Đáp] Tác dụng phụ của cây lược vàng?

Tác dụng phụ của cây lược vàng là gì đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Lược vàng là thảo dược thiên nhiên được nhiều người truyền tai nhau về nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Thế nhưng, ít ai biết rằng tác dụng phụ của cây lược vàng cũng là vấn đề đáng lo ngại nếu dùng không đúng cách. Vậy đó là những tác dụng phụ gì thì các bạn hãy cùng Genk STF khám phá dưới đây.

Xem thêm:

1. Đôi nét về cây lược vàng

Để hiểu rõ hơn về cây lược vàng, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số khía cạnh dưới đây.

1.1. Đặc điểm thực vật

Tên khoa học của cây lược vàng là Callisia fragrans, thuộc họ Thài Lài. Đây là loại cây sống lâu năm, thuộc cây thảo, thân có thể bò ngang hoặc mọc đứng. Khi cây trưởng thành có thể cao 20 – 50cm, thậm chí lên đến 1m. Thân cây chia thành các đốt, nhánh. Nhánh có thể dài đến 10cm và chiều dài các đốt khoảng 1 – 2cm. 

cay-luoc-vang
Cây lược vàng là cây thảo sống lâu năm

Lá cây rất đa dạng, có thể là lá đơn, mọc so le, lá sáp với đặc điểm hình ngọn giáo ở phiến lá. Lá có bề mặt nhẵn và màu tím nếu như lá tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Còn ngược lại, lá sẽ có màu xanh nếu như ở nhiều trong bóng râm. So với mặt dưới thì mặt trên của lá sẽ đậm hơn. Kích thước của lá rộng khoảng 4 – 6cm còn chiều dài khoảng 12 – 25cm.

Cây lược vàng có lá mọng nước. Khi già đi, mép lá nguyên và lá thường sẽ có màu vàng, gân lá song song. Phần bẹ ôm khít thân.

Hoa lược vàng sẽ cong thành chùm và xếp thành một trục dài, hợp thành xim. Những chiếc răng cưa dài 3 – 10mm làm nhiệm vụ nối mỗi cặp xim với nhau. Có khoảng 6 – 12 hoa ở mỗi cụm hoa. Hoa có màu trắng, dạng nhọn và dài 5 – 6mm. Chiều dài của cuống hoa khoảng 1,5 – 3mm với đặc điểm là dưới trắng, trên xanh, phía dưới có lông mịn.

Tùy vùng khí hậu mà hoa của lược vàng sẽ nở đầu mùa xuân đến mùa thu. Hoa thường mọc lẻ tẻ và rất nhanh tàn.

1.2. Nguồn gốc, phân bố

Theo như thông tin của nhiều tài liệu thì cây lược vàng có nguồn gốc ở vùng Trung, Nam Mỹ. Ngoài ra, cũng có một số được trồng ở Nga và theo thời gian chúng được di thực sang Việt Nam.

Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên ở nước ta xuất hiện cây lược vàng. Sau đó, cây được trồng và lan rộng ra khắp cả nước.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Ở cây lược vàng, tất cả các bộ phận đều dùng để làm thuốc là rễ, thân, lá. Để đảm bảo có được hoạt chất cao nhất thì nên thu hái cây khi đã trưởng thành. Và tốt nhất là nên thu hoạch những lá có màu tím sậm và dài trên 20cm.

Những bộ phận của cây khi thu hái được sẽ rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô.

1.4. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Để đánh giá tác dụng của cây lược vàng thì người ta sẽ dựa vào thành phần hóa học, bao gồm:

  • Các acid béo: Paraffinic, Olefinic.
  • Các Lipid gồm: Triacyglyceride, Sulfolipid, Digalactosyl Diglycerides.
  • Các sắc tố caroten, chlorophyll.
  • Các flavonoid: Quercetin, Kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
  • Các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
  • Acid hữu cơ.
  • Phytosterol.
  • Các vitamin PP, B2.

Từ các thành phần hóa học trên, người ta đã nhận thấy những tác dụng dược lý của cây lược vàng, đó là:

  • Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp)
  • Tác dụng tăng cường miễn dịch.
  • Tác dụng chống oxy hóa.
  • Tác dụng giảm đau ngoại biên.
  • Tác dụng chống viêm.

2. Những thông tin chính thức về công dụng của cây lược vàng

Cây lược vàng đã có mặt tại nước ta khá lâu nên đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về tác dụng chữa bệnh của thảo dược này. 

2.1. Những quan điểm chữa bệnh của cây lược vàng

Tuy có nhiều quan điểm nhưng tựu chung lại là 3 quan điểm sau:

  • Quan điểm 1: Đánh giá cao về tác dụng của cây lược vàng, và coi đó là “thần dược” được nhiều bách bệnh, bao gồm cả ung thư. Chính quan điểm này nên có rất nhiều người tìm kiếm, săn lùng để mua, trồng bằng được cây lược vàng.
  • Quan điểm 2: Có những người không tin vào tác dụng thần kỳ của cây lược vàng mà chỉ cho rằng đó là những thông tin đồi thổi mà thôi. Thậm chí, có không ít người còn phủ nhận hoàn toàn tác dụng chữa bệnh của thảo dược này.
  • Quan điểm 3: Một số người ghi nhận những trường hợp sử dụng cây lược vàng và đã điều trị bệnh đạt kết quả. Thế nhưng, vì chưa có nghiên cứu khoa học nên họ không khẳng định hoàn toàn tác dụng của lược vàng mà xem xét, sử dụng một cách thận trọng.

2.2. Lược vàng chưa được ghi nhận trong các y thư chính thống của Việt Nam

Cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều quan điểm về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng. Thế nhưng, trong các y thư chính thống của Việt Nam chưa hề ghi nhận về công dụng của thảo dược này. Các y thư chính thống bao gồm:

  • Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức.
  • Sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể các tác giả thuộc Viện Dược liệu Trung ương.
  • Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi.

Đặc biệt, cũng chưa hề có thông tin ghi chép gì về cây lược vàng trong sách “Trung dược đại từ điển” của Trung Quốc.

cay-luoc-vang-chua-benh
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cây lược vàng có thể chữa bệnh

2.3. Kinh nghiệm nào cho người dân Việt sử dụng cây lược vàng chữa bệnh

Đến nay, việc dùng cây lược vàng đều xuất phát từ những tài liệu và kinh nghiệm đến từ nước Nga. Bên cạnh đó, một số tài liệu nghiên cứu của nước ngoài cũng cho thấy thành phần trong cây lược vàng có nhiều chất với hoạt tính sinh học cao tốt cho sức khỏe. Đó là:

  • Chất flavonoid: Chất này đóng vai trò như vitamin PP, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, an thần, giúp thành mạch máu bền hơn. Đồng thời, flavonoid còn giúp hoạt huyết, tăng cường tác dụng của vitamin C nằm đảm bảo việc chữa vết bỏng, bầm tím, vết thương nhanh lành hơn. Với tác dụng này nên người dân Việt sử dụng cây lược vàng để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị khối u, lợi tiểu.
  • Quercetin trong cây lược vàng là chất chống oxy hóa tế bào mạnh, có tác dụng làm sức bền thành mạch tăng lên và kháng ung thư. Chất này cũng rất có lợi cho những người bị dị ứng, thấp khớp, viêm thận, chảy máu thành mạch, bệnh tim mạch, bệnh mắt và những bệnh nhiễm trùng.
  • Kaempferol là chất chống oxy hóa trong cây lược vàng có tác dụng củng cố mao mạch, cải thiện thể trạng của con người. Đồng thời, kháng viêm, gia tăng sự bài tiết nước tiểu. Vì thế, được dùng để điều trị bệnh đường tiết niệu, viêm nhiễm, dị ứng.
  • Chất steroid trong cây lược vàng là phytosterol có hoạt tính estrogen. Tác dụng chính là kháng ung thư, chống xơ cứng, sát khuẩn. Nhờ đó, cây lược vàng giúp thanh lọc không khí ô nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh lý đường hô hấp.

Mặc dù cây lược vàng được người dân Việt truyền tai nhau về nhiều bài thuốc chữa bệnh nhưng vẫn chi là truyền bệnh và kinh nghiệm cá nhân. Đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào của nước ta chứng minh về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng.

3. Tác dụng phụ của cây lược vàng

Trước thông tin tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của cây lược vàng và nhiều người đổ xô đi tìm kiếm, buôn bán cũng như sử dụng thì một nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu đã bắt tay vào nghiên cứu. Đứng đầu nhóm nghiên cứu này là Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Tiến sĩ Trịnh Thị Điệp cùng nhiều nhà khoa học khác. Nhóm đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính trong cây lược vàng.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nội dung quan trọng sau:

  • Cây lược vàng không có khả năng chống viêm. Thậm chí, còn làm tăng phản ứng viêm với cao chiết cồn 50% từ thân cây lược vàng.
  • Cây lược vàng có khả năng kháng khuẩn Staphylococcus Aureus từ chiết xuất của lá và thân cây. Thế nhưng, để có được tác dụng này thì phải sử dụng ở nồng độ rất cao so với kháng sinh đối chiếu là Azithromycin.
  • Độc tính cấp có ở chiết xuất từ lá và thân cây lược vàng. Độc tính này dùng ở liều cao sẽ gây chết chuột thí nghiệm. Theo đó, tương đương với việc sử dụng liều lượng 2.100g – 3.000g dược liệu tươi/kg cân nặng.

Như vậy, có thể thấy tác dụng phụ của cây lược vàng là vấn đề đáng lo ngại nếu như người dùng tự ý sử dụng để chữa bệnh. Trong khi đó, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng chữa bệnh của thảo dược này. Vì thế, mọi người chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ cùng liều lượng phù hợp.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về cây lược vàng cũng như tác dụng phụ của cây lược vàng. Việc dùng lược vàng để chữa bệnh chưa có một căn cứ khoa học nào. Do đó, mọi người cần thận trọng trước khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7