Mách nhỏ: Ung thư vú có ăn được đậu phụ không?

Ung thư vú có ăn được đậu phụ không là câu hỏi đang có nhiều tranh cãi về đáp án. Vậy sự thật đậu phụ có nguy hiểm với bệnh nhân ung thư vú không? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Ung thư vú có ăn được đậu phụ không?

Đậu nành là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ, vì chúng vừa có tác dụng làm đẹp, vừa chế biến được nhiều món ngon như sữa đậu nành, tàu hũ, đậu phụ,… Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú lại có rất nhiều băn khoăn lo lắng khi sử dụng sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, vì đậu nành có chứa hoạt chất gần giống với hooc môn trong cơ thể nữ giới. 

Vậy sự thực về đáp án cho câu hỏi ung thư vú có ăn được đậu phụ không là gì? Thực tế, đúng là đậu nành có chứa isoflavone là dạng phytoestrogen có tác dụng tương tự như estrogen trong cơ thể người. Tuy nhiên, quan điểm bệnh nhân ung thư vú phải kiêng thực phẩm từ đậu nành trong như đậu phụ là phản khoa học.

Vì thực tế đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành không gây bất lợi gì cho bệnh nhân ung thư vú mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân. Gần đây nhất, đã có bài đăng trên tạp chí Cancer nói về mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú.

Thông qua sự tài trợ của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, một nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trong một quần thể đa sắc tộc gồm 6235 phụ nữ bị ung thư vú thuộc châu Mỹ và Châu Úc. Khảo sát này thực hiện nhằm mục đích tìm ra mối liên hệ giữa lượng isoflavone trong khẩu phần ăn và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú do bất kỳ nguyên nhân nào. Dữ liệu nghiên cứu đã được thu thập trong vòng 5 năm cả trước và sau khi điều trị xong ung thư vú.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong của bệnh nhân ung thư vú có liên quan đến chế độ ăn có isoflavone chỉ có ý nghĩa đối với những bệnh nhân ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết. Còn với những bệnh nhân dương tính với thụ thể nội tiết, phải điều trị bằng liệu pháp hooc môn thì không tìm thấy mối liên quan với việc sử dụng thực phẩm có isoflavone.

Nghiên cứu của bác sĩ Wang làm việc tại một bệnh viện thuộc tỉnh Ninh Ba, Trung Quốc gồm có 2 nghiên cứu thuần tập và 12 nghiên cứu bệnh chứng đã chỉ ra việc sử dụng đậu phụ có liên quan đến bệnh lý ung thư vú. Đó là sử dụng tăng 10g đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm 10% nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên các nghiên cứu bệnh chứng của ông còn nhiều điểm hạn chế, do đó bác sĩ Wang cho rằng cần có thêm nghiên cứu để chỉ ra mối liên quan này một cách rõ ràng hơn.

Ngoài ra, phytoestrogen có trong đậu nành có đặc tính yếu hơn so với estrogen ở người và chúng không thể chuyển thành estrogen khi đi vào cơ thể. Và nếu bạn sử dụng đậu nành ở mức độ vừa phải sẽ không làm tăng nguy cơ mắc ung thư và không làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư ở vú.

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và cũng không liên quan nhiều đến việc làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc ung thư vú. Bên cạnh đó, sử dụng đậu nành hay đậu phụ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư vú có ăn được đậu phụ không là có bạn nhé.

Nếu sử dụng một cách hợp lý, bệnh nhân ung thư vú vẫn ăn được đậu phụ

Một số lợi ích của đậu phụ với bệnh nhân ung thư vú

Như vậy, với những thông tin phần bên trên thì bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn sử dụng được đậu phụ. Nếu sử dụng ở mức độ hợp lý, đậu phụ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân ung thư vú. Cụ thể, các tác dụng đậu phụ mang lại bao gồm:

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh bao gồm nước, đường, chất vô cơ, chất béo, chất đạm với các loại axit amin phong phú như isoleucin, lysin, metionin, phenylalanine, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu phụ còn cung cấp nhiều loại khoáng chất và vitamin như Ca, Fe, Mg, P, K, Na, vitamin A, B1, B2, D, E,…
  • Đặc biệt, việc sử dụng đậu nành còn được coi như thực phẩm thay thế thịt ở nhiều quốc gia. Vì nguồn đạm mà đậu đậu nành hay đậu phụ cung cấp có thể thay thế cho đạm động vật mà hàm lượng chất béo cũng thấp hơn. Ngoài ra, canxi đậu nành cung cấp nhiều hơn trong sữa bò, nguồn lecithin nhiều hơn trứng cung cấp. Đặc biệt, đậu nành cũng cung cấp nhiều loại amino axit mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
  • Đậu phụ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch do thành phần isoflavone có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu. Đồng thời, đậu phụ còn giúp bạn duy trì chỉ số cân nặng trong mức ổn định, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
  • Những người bị tiểu đường tuýp 2 thường bị tình trạng lượng protein bị đào thải qua nước tiểu tăng cao. Những người ăn đậu thường xuyên có lượng protein bài tiết qua nước tiểu thấp hơn so với những người sử dụng protein từ động vật thường xuyên. Qua đó biến chứng lên thận của những người tiểu đường tuýp 2 sẽ được giảm bớt.
  • Ngoài ra, đậu phụ còn có tác dụng cải thiện chức năng thận ở những người đang chạy thận nhân tạo hay ghép thận và giúp ngăn ngừa những tổn thương tại gan.

Cách kết hợp đậu phụ cho bệnh nhân ung thư vú

Như vậy đáp án cho câu hỏi ung thư vú có ăn được đậu phụ không là có. Để món đậu phụ không trở nên nhàm chán trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến đậu phụ như sau:

Đậu phụ kết hợp củ cải

Chúng ta đã biết đậu phụ cung cấp hàm lượng protein thực vật dồi dào, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy bụng chậm tiêu. Trong khi đó, củ cải có thể làm giảm tình trạng khó tiêu do ăn đậu phụ quá nhiều gây ra. Vì thế, bạn có thể kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau vừa để làm tăng giá trị dinh dưỡng món ăn, vừa để cải thiện tình trạng tiêu hóa tốt hơn.

Bạn có thể kế hợp củ cải, cà rốt và đậu phụ nấu món canh hầm vừa thanh mát vừa mang lại cảm giác dễ chịu cho hệ tiêu hóa.

Đậu phụ kết hợp tảo bẹ

Tảo bẹ rất giàu iod và có chứa hàm lượng canxi dồi dào, khi kết hợp cùng đậu phụ sẽ làm gia tăng giá trị dinh dưỡng của nhau. Canh đậu phụ tảo bẹ cũng là một lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân ung thư vú, giúp hạn chế được lượng dầu mỡ đưa vào cơ thể và an toàn, bổ dưỡng cho sức khỏe.

Đậu phụ kết hợp tôm

Sự kết hợp của đạm thực vật và đạm động vật giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bệnh nhân ung thư vú hồi phục sức khỏe sau điều trị nhanh hơn. Tôm bóc vỏ, sơ chế sạch sau đó băm nhỏ xào săn cùng với hành phi, dầu hào, nước tương. Đậu phụ hấp nóng sau đó bạn đổ hỗn hợp vừa xào lên bên trên miếng đậu phụ là có thể sử dụng cùng với cơm nóng.

Đậu phụ kết hợp thịt hoặc trứng

Thịt và trứng cũng có thể kết hợp được cùng với đậu phụ để cải thiện việc sử dụng protein của cơ thể. Vì đậu phụ rất giàu protein nhưng lại thiếu methionine nên nếu bạn sử dụng đậu phụ đơn độc thì cơ thể sử dụng hàm lượng protein đó kém hiệu quả hơn. Do đó, bạn có thể kết hợp đậu phụ cùng thịt hoặc trứng để gia tăng hiệu quả của việc sử dụng protein tốt hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng đậu phụ với bệnh nhân ung thư

Với bệnh nhân ung thư vú sử dụng đậu phụ sao cho an toàn và hiệu quả rất quan trọng, vừa để không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, bạn cần ghi nhớ một số thông tin quan trọng khi sử dụng đậu phụ như sau:

  • Lựa chọn mua đậu phụ ở các điểm mua uy tín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn mua đậu phụ tại siêu thị cần kiểm tra kỹ thông tin về hạn sử dụng trên bao bì, tránh mua phải sản phẩm quá hạn.
  • Đậu phụ nếu chưa sử dụng hết bạn có thể cho vào trong hộp kín có nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bệnh nhân ung thư vú chỉ nên sử dụng đậu phụ với hàm lượng vừa phải và chỉ nên ăn từ 2-3 bữa một tuần. Sử dụng quá nhiều đậu phụ sẽ gây ra tương tác giữa axit phytic và đồng, kẽm, canxi, magie làm giảm hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Những bệnh nhân ung thư vú có cơ địa dị ứng với các loại đậu tốt nhất không nên dùng đậu phụ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Bệnh nhân ung thư vú nên sử dụng đậu phụ dưới dạng hấp, hầm, nấu canh, hạn chế sử dụng đậu phụ chiên rán.
  • Khi sử dụng đậu phụ vẫn cần tăng cường bổ sung thêm rau xanh đầy đủ để cung cấp chất xơ cho cơ thể, vì vẫn có nhiều lầm tưởng ăn đậu phụ sẽ không cần ăn thêm rau.
  • Không kết hợp đậu phụ cùng với các loại thực phẩm như mật ong, sữa bò, quả hồng, hành tây, măng vì có thể gây ra các phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã có thêm thông tin để giải đáp cho câu hỏi ung thư vú có ăn được đậu phụ không. Nếu bạn biết sử dụng một cách hợp lý đậu phụ không gây hại cho tình trạng bệnh ung thư vú mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178