Sự thật: Ung thư tuyến giáp có vô sinh không?

Bị ung thư tuyến giáp có vô sinh không là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân lo lắng hiện nay. Vì nhiều người phát hiện bệnh khi còn rất trẻ. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết GenK STF cung cấp dưới đây để tìm hiểu mối liên quan giữa ung thư tuyến giáp với khả năng sinh sản và giải đáp câu hỏi trên.

Xem thêm:

Ảnh hưởng của ung thư tuyến giáp đến khả năng sinh sản ở nam giới và nữ giới

Bệnh ung thư tuyến giáp có thể gây rối loạn về việc sản xuất hooc môn trong cơ thể dẫn đến ảnh hưởng khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Cụ thể như sau:

Bệnh ung thư tuyến giáp ảnh hưởng khả năng sinh sản ở nữ giới

Tình trạng suy giáp và cường giáp khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp đang điều trị bằng thuốc hooc môn. Suy giáp có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khoảng cách giữa các chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày. Cường giáp có thể làm rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt xuống còn dưới 21 ngày. Chu kỳ kinh bị thay đổi bất thường nên khả năng thụ thai cũng sẽ giảm xuống rất nhiều.

Bên cạnh đó, nồng độ hoóc môn tuyến giáp giảm xuống thấp có thể còn gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Điều này sẽ làm việc căn chỉnh thời gian rụng trứng trở nên khó khăn hơn và dẫn đến giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra, nồng độ bất thường của hooc môn tuyến giáp còn gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của hooc môn estrogen và progesteron. Đây là 2 loại hooc môn có vai trò rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Ngoài ra, quá trình sử dụng I 131 để điều trị ung thư tuyến giáp rất độc hại và chị em sẽ phải dùng các biện pháp tránh thai trong thời gian ít nhất 6 tháng sau điều trị. Nếu không may có thai sớm, ngay sau điều trị iod phóng xạ thì khả năng dị tật thai nhi là rất cao, và rất có thể bạn sẽ phải đình chỉ thai kỳ nếu thai nhi có bất thường nghiêm trọng.

Bệnh ung thư tuyến giáp ảnh hưởng khả năng sinh sản ở nam giới

Bệnh ung thư tuyến giáp có thể làm suy giảm nồng độ testosterone trong ở nam giới gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng. Ngoài ra, ở những người bị suy giáp sau điều trị ung thư tuyến giáp, khả năng vận động của tinh trùng cũng bị kém linh hoạt, hình thái của tinh trùng dễ bị bất thường và lượng tinh dịch cũng bị suy giảm.

Tình trạng cường giáp do sử dụng hooc môn sai cách cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Tất cả các bất thường về tinh trùng đều gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và suy giảm đời sống tình dục ở nam giới. Một số rối loạn khác về hoạt động tình dục ở nam giới sau khi điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và suy giảm ham muốn.

Trả lời: Bị ung thư tuyến giáp có vô sinh không?

So với các bệnh lý ung thư khác thì ung thư tuyến giáp được coi là căn bệnh ít nguy hiểm hơn. Vì nếu người bệnh phát hiện từ giai đoạn sớm và được can thiệp điều trị tích cực kịp thời thì cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp lên đến trên 95%. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc chậm trễ trong điều trị thì có thể gây tử vong cho người bệnh rất cao.

Và kể cả sau khi điều trị bệnh ổn định, bạn cũng không nên chủ quan vì nguy cơ tái phát bệnh vẫn tồn tại, kể cả với người phát hiện ở giai đoạn đầu. Tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp sau điều trị dao động trong khoảng 5-20%. Tỷ lệ di căn nếu phát hiện bệnh mà không can thiệp điều trị ngay là 10-15%.

Theo những thông tin phần bên trên thì bệnh lý ung thư tuyến giáp và quá trình điều trị bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, thì khả năng sinh sản vẫn có thể được cải thiện và không gây ảnh hưởng quá nhiều.

Nếu bệnh ung thư tuyến giáp được kiểm soát tốt thì bạn không cần lo lắng về tình trạng vô sinh

Hơn nữa, bệnh ung thư tuyến giáp khả năng điều trị khỏi cũng rất cao, vì thế bạn hoàn toàn yên tâm vẫn có thể mang thai và sinh con sau khi điều trị ổn định bạn nhé. Tuy nhiên, với nam giới sau khi điều trị iod phóng xạ, số lượng tinh trùng có thể bị giảm và bệnh nhân có thể bị vô sinh tạm thời trong 2 năm. Do đó, sau điều trị nam giới nên có kế hoạch sinh con sau điều trị 2 năm.

Với nữ giới, kế hoạch sinh con tốt nhất nên thực hiện sau khi điều trị ổn định 6 tháng đến 1 năm. Và người bệnh nên đến bệnh viện phụ sản khám, kiểm tra và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để chuẩn bị cho một kế hoạch sinh con an toàn khỏe mạnh. Quá trình mang thai,chị em vẫn cần theo dõi tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp một cách nghiêm chỉnh chặt chẽ để có hướng điều chỉnh liều lượng hooc môn phù hợp.

Làm sao để kiểm soát tốt bệnh ung thư tuyến giáp?

Với những thông tin phần trên, bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có vô sinh không. Và để không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản thì bệnh nhân ung thư tuyến giáp phải được kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Để bệnh nhanh ổn định, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

Tuân thủ phác đồ điều trị

Bệnh ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn 1 và bước vào điều trị sớm thì khả năng điều trị khỏi rất cao, mà cũng giúp hạn chế tối đa nhất nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm phổ biến nhất là phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều người lo sợ không dám phẫu thuật, chuyển qua dùng thuốc nam vừa không mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh mà còn làm bỏ lỡ mất thời điểm vàng để can thiệp.

Do vậy, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị bác sĩ đưa ra bao gồm phẫu thuật, phóng xạ, uống bổ sung hooc môn để bệnh nhanh ổn định.

Tái khám định kỳ thường xuyên

Tái khám định kỳ thường xuyên là điều bắt buộc để người bệnh theo dõi nguy cơ tái phát và có hướng lên kế hoạch sinh con sao cho phù hợp. Đặc biệt, người bệnh phải uống thuốc hooc môn tuyến giáp cần đánh giá lại các chỉ số về hooc môn tuyến giáp trong cơ thể như T3, T4, TSH thường xuyên để điều chỉnh lại liều dùng thuốc sao cho phù hợp.

Nếu các chỉ số hooc môn T3, T4, TSH không ổn định, chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng cường giáp hoặc suy giáp không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Đặc biệt, phụ nữ tiền sử ung thư tuyến giáp mang thai nếu bị suy giáp hoặc cường giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi rất nhiều.

Lưu ý về chế độ ăn uống giúp phòng ngừa tái phát

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị trong bệnh viện, người bệnh ung thư tuyến giáp nên lưu ý một số thông tin về chế độ ăn uống để giảm nguy cơ tái phát, cụ thể:

  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho chứng năng của tuyến giáp bao gồm thực phẩm giàu goitrogenic, các thực phẩm giàu iod, axit béo omega 3 và các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin A, C, E.
  • Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm từ đậu nành không lên men vì loại thực phẩm này có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc hoóc môn tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không nên ăn quá nhiều các loại rau họ cải.
  • Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa hàm lượng chất béo cao như nội tạng động vật, sữa nguyên kem, thực phẩm chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe, người bệnh ung thư tuyến giáp cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hooc môn tuyến giáp người bệnh nên tránh bao gồm rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas.

Hy vọng, với những thông tin bài cung cấp bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có vô sinh không. Người bệnh nên tuân thủ tốt phác đồ điều trị, tái khám định kỳ thường xuyên và có chế độ ăn uống phù hợp để không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản sau điều trị bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178