Cùng tìm hiểu: Ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không?

Bệnh lý ung thư tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ và gây ra nhiều rối loạn đến nội tiết và sức khỏe của chị em. Vậy ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh ung thư tuyến giáp và vấn đề rụng tóc trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Ảnh hưởng của bệnh ung thư tuyến giáp đến sức khỏe

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính xảy ra do sự biến đổi bất thường của các tế bào tại tuyến giáp, các tế bào này không ngừng tăng sinh và nhanh chóng hình thành khối u. Đồng thời, chúng xâm lấn sang các cơ quan khác qua đường máu và bạch huyết và gây tử vong cho người bệnh rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, sản sinh ra hooc môn T3, T4 tham gia vào rất nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Quá trình sản xuất hooc môn T4 của tuyến giáp còn được kiểm soát bằng hooc môn TSH do tuyến yên giải phóng. Do đó, khi có sự hình thành tế bào ác tính ở tuyến giáp, lượng hooc môn T3, T4 và TSH do cơ thể tiết ra sẽ bị mất cân bằng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số triệu chứng do bệnh lý ung thư tuyến giáp gây ra bao gồm:

  • Các triệu chứng do khối u tuyến giáp chèn ép cơ quan lân cận gây ra như khó thở do khí quản bị chèn ép, thay đổi giọng nói do thanh quản bị chèn ép, nuốt vướng, nuốt khó do thực quản bị chèn ép.
  • Ung thư tuyến giáp thường di căn hạch cổ nên người bệnh thường sờ thấy nhiều nốt hạch cứng chắc, không di động xung quanh vị trí tuyến giáp.
  • Các triệu chứng do rối loạn sản xuất hooc môn gây ra như tăng cân bất thường, rối loạn kinh nguyệt, da khô, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị đau đầu, tim đập nhanh,…
  • Khi bệnh phát triển sang giai đoạn cuối các triệu chứng di căn tại các cơ quan sẽ rầm rộ hơn và người bệnh thường bị sụt cân nghiêm trọng, mệt mỏi, ăn uống kém,…

Phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm là phẫu thuật và sử dụng hooc môn nội tiết thay thế cả đời. Trong quá trình sử dụng thuốc nội tiết người bệnh thường hay gặp tác dụng phụ là cường giáp hoặc suy giáp. Trong đó:

  • Nếu bị suy giáp người bệnh sẽ gặp phải các rối loạn như thường xuyên thấy cảm giác ớn lạnh, tăng cân đột ngột, da khô, táo bón, thường xuyên có cảm giác lo lắng và bi quan, hay quên.
  • Nếu bị cường giáp người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như thường xuyên lo lắng, dễ tức giận, tim đập nhanh, run tay, hay bị vã mồ hôi tay, tiêu chảy, sụt cân, mệt mỏi, khó ngủ, mắt lồi.

Ở những giai đoạn muộn hơn, người bệnh sẽ phải điều trị thêm bằng các phương pháp như xạ trị I131, xạ trị chiếu ngoài, hóa chất. Tùy thuộc vào thể bệnh và mức độ di căn bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phương pháp phù hợp cho bệnh nhân. Các phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, rụng tóc, đau mỏi,…

Ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không?

Hooc môn tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì độ khỏe mạnh của các nang tóc. Khi lượng hooc môn tuyến giáp là T4 và T4 bị sản xuất gián đoạn sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, tóc xơ yếu và dễ gãy hơn. Khi tóc rụng mà tóc mới chưa kịp móc tóc sẽ thưa dần, mỏng và lâu dần có thể gây ra tình trạng hói đầu.

Ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp có kèm theo cường giáp hoặc suy giáp do tác dụng phụ trong quá trình điều trị hooc môn, hiện tượng tóc mỏng, tóc thưa hoặc xuất hiện các mảng đốm không có tóc rất thường gặp. Trung bình mỗi ngày người bệnh có thể bị rụng 50 đến 100 sợi tóc và sự phát triển bình thường của tóc cũng bị rối loạn.

Rối loạn nồng độ hooc môn T3, T4 ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể gây ra tình trạng rụng tóc

Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đang điều trị bằng phương pháp hóa trị, hóa chất sẽ tiêu diệt những tế bào nang lông, nang tóc cũng sẽ gây ra hiện tượng rụng tóc. Nguyên nhân là do những tế bào này phát triển với tốc độ nhanh và cơ chế của hóa chất là tiêu diệt những tế bào phát triển nhanh nên các tế bào nang lông, nang tóc cũng bị tiêu diệt. 

Tùy thuộc vào loại hóa chất dùng để điều trị, có người chỉ rụng tóc ở mức độ vừa phải, tóc mỏng dần đi. Có những người tóc sẽ rụng từng mảng và rụng rất nhiều, nên nhiều bệnh nhân lựa chọn phương án cạo hết toàn bộ tóc trước khi điều trị hóa chất để không phải nhìn thấy tóc rụng mỗi ngày.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể cũng làm cho mái tóc trở nên xơ yếu và dễ gãy rụng và tóc chậm mọc lại hơn.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, sau khi kết thúc đợt điều trị bằng hóa chất tóc sẽ mọc trở lại. Và với những bệnh nhân bị rụng tóc do cường giáp hay suy giáp cũng có thể khắc phục được khi điều trị bệnh ổn định. Như vậy, đáp án cho câu hỏi bị ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không là có bạn nhé.

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Tuân thủ tốt phác đồ điều trị

Việc tuân thủ tốt phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra sẽ giúp tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp được kiểm soát ổn định. Đặc biệt trong quá trình sử dụng hooc môn tuyến giáp thay thế sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý sử dụng liều lượng đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ thường xuyên để có căn chỉnh liều phù hợp theo từng thời điểm. 

Điều trị kiểm soát tốt, không bị tác dụng phụ cường giáp hay suy giáp người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ bị rụng tóc. Bên cạnh đó, nếu người bạn bị thiếu hụt vi chất trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi tóc nhanh hơn.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho tóc

Ngoài việc tuân thủ tốt phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, bạn có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày một số loại thực phẩm sau để hạn chế nguy cơ rụng tóc và kích thích quá trình phục hồi tóc tốt hơn. Cụ thể:

  • Các loại cá có chứa nhiều axit béo Omega 3 như cá mòi, cá hồi, cá thu giúp ngăn ngừa tình trạng da đầu khô, tóc khô xơ.
  • Các loại rau lá màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin A và vitamin C giúp bổ sung dinh dưỡng nuôi tóc chắc khỏe hơn.
  • Các loại thực phẩm giàu protein giúp hồng cầu được tái tạo nhanh hơn, giảm nguy cơ thiếu máu trong và sau điều trị cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Thông qua đó mái tóc cũng được nuôi dưỡng tốt hơn, giảm nguy cơ gãy rụng do cơ thể bị thiếu máu.
  • Canxi cũng là một thành phần đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của mái tóc. Bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn hàng ngày như tôm, cua, trứng, sữa, phô mai, sữa chua,…
  • Các loại thực phẩm giàu Biotin giúp mái tóc bóng khỏe và hạn chế nguy cơ gãy rụng. Một số thực phẩm giàu Biotin bạn có thể tham khảo sử dụng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng, gan,…

Một số mẹo kích thích mọc tóc nhanh tại nhà

Sử dụng dầu dừa: Đây là một mẹo khá phổ biến được nhiều chị em áp dụng để kích thích quá trình mọc tóc nhanh hơn và còn giúp kích thích lông mi và lông mày trở nên đậm nét hơn. Dầu dừa có mùi thơm nhẹ và chứa axit béo, giúp giảm nguy cơ mất protein của tóc, giúp tóc bóng khỏe hơn. Bạn có thể sử dụng dầu dừa massage da đầu trước khi gội đầu khoảng 15-20 phút sau đó gội sạch lại bằng dầu gội là được.

Sử dụng tinh dầu bưởi: Dân gian từ xa xưa, vỏ bưởi thường được các bà và các mẹ dùng đun nước để gội đầu giúp làm sạch da đầu và kích thích quá trình mọc tóc rất tốt. Hiện nay, thị trường cũng có rất nhiều dòng dầu gội thảo dược sử dụng nguyên liệu tinh chất vỏ bưởi mang lại mùi thơm dễ chịu và có tác dụng rất tốt cho mái tóc. Để khắc phục tình trạng tóc gãy rụng nhiều bạn có thể sử dụng tinh dầu bưởi massage trước hoặc sau khi gội đầu đều được.

Massage da đầu bằng vitamin E: Ngoài cách dùng vitamin E dạng uống để làm đẹp da, đẹp tóc, bạn cũng có thể dùng Vitamin E để massage da đầu mỗi tuần 2-3 lần để giúp chân tóc được nuôi dưỡng và kích thích quá trình mọc tóc được diễn ra nhanh hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không. Hy vọng, bạn đã hiểu rõ cơ chế và mối liên quan giữa việc rụng tóc và bệnh ung thư tuyến giáp, đồng thời nắm được một số cách khắc phục giúp tình trạng rụng tóc được cải thiện tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ