Ung thư tuyến giáp có nên mổ không?

Nhiều bệnh nhân ung thư khi nghe đến phải phẫu thuật thường rất lo lắng và hoang mang. Có rất nhiều người băn khoăn bệnh ung thư tuyến giáp có nên mổ không. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên. 

Xem thêm:

Ung thư tuyến giáp có nên mổ không?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý phát triển tế bào ác tính tại tuyến có hình bướm ở ngay giữa cổ. Hooc môn tuyến giáp tiết ra có liên quan đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, vì thế khi có tế bào ung thư tại tuyến giáp sức khỏe bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, khi tế bào ung thư phát triển nhanh tạo thành khối u to gây chèn ép, bạn còn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như khó thở, nuốt đau, nuốt vướng, khàn giọng,…

Bệnh ung thư tuyến giáp có 4 thể chính là ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể tủy và thể không biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang là 2 thể bệnh có tiên lượng tốt nhất. Bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa diễn biến nhanh và tiên lượng xấu nhất trong các thể bệnh ung thư tuyến giáp.

Việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp can thiệp phù hợp có thể giúp bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy và thể nang có cơ hội chữa khỏi lên đến trên 90%. Do đó, việc có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời rất quan trọng với bệnh nhân. Vậy bệnh ung thư tuyến giáp có nên mổ không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm hiện nay.

Dù bạn mắc bệnh ở bất kỳ thể nào thì phương pháp phẫu thuật cũng là phương pháp chính để điều trị. Đặc biệt là những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang giai đoạn đầu thì chỉ định mổ gần như áp dụng với hầu hết các bệnh nhân. Có những bệnh nhân chỉ cần phẫu thuật và không phải điều trị thêm bất kỳ phương pháp gì khác mà tỷ lệ sống sót trên 5 năm rất cao.

Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp phát hiện ở giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ đánh giá thêm về thể trạng, sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý để cân nhắc xem bệnh nhân có nên phẫu thuật không. 

Dù phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hay giai đoạn muộn thì bạn cũng nên đi khám sớm và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị đưa ra. Kể cả phương pháp phẫu thuật hay các phác đồ điều trị khác như dùng thuốc hooc môn, iod phóng xạ, xạ trị chiếu ngoài hay hóa chất bạn đều nên chấp hành nghiêm ngặt.

Hiện nay có một số thông tin sai lệch về phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp làm bệnh nhân hoang mang và lo lắng. Đó là phẫu thuật sẽ làm tế bào ung thư phát triển, xâm lấn sang cơ quan khác nhanh hơn và bệnh nhân sẽ nhanh chết hơn. Bệnh nhân cần tỉnh táo và không nên tin theo lời đồn này.

Nếu bạn bỏ phẫu thuật về nhà tự điều trị bằng các phương pháp dân gian sẽ làm bỏ lỡ cơ hội có thể can thiệp để điều trị khỏi căn bệnh này. Bệnh nhân có nên điều trị bằng phẫu thuật không nên tin tưởng theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ đưa ra dựa trên đánh giá của từng trường hợp cụ thể và không phải ai cũng có phác đồ điều trị giống nhau.

Ung thư tuyến giáp có nên mổ không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ đánh giá trên thể trạng, thể bệnh, giai đoạn bệnh

Các phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp hay 1 thùy giáp

Phương pháp phẫu thuật này thường được chỉ định cho những bệnh nhân có tế bào ung thư chỉ xuất hiện tại một thùy hoặc chỉ có 1 nốt tổn thương khu trú ở 1 phần của tuyến giáp. Mổ cắt bỏ 1 phần tuyến giáp thường áp dụng với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, kích thước u nhỏ dưới 4cm và không có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài tuyến giáp.

Một số trường hợp kết quả sinh thiết không rõ ràng thì phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp cũng là biện pháp giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một thùy hoặc chỉ một phần của một thùy tuyến giáp có tế bào ác tính. Và thông thường eo tuyến giáp là phần kết nối giữa 2 thùy tuyến giáp cũng sẽ được loại bỏ.

Phương pháp phẫu thuật này có ưu điểm là bệnh nhân có thể không cần phải uống thuốc hoóc môn tuyến giáp bổ sung liên tục sau phẫu thuật và ít gặp nguy cơ suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật. Do đó, nồng độ canxi trong máu cũng được duy trì ổn định, ít bị ảnh hưởng hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phần tuyến giáp được giữ lại có thể gây khó khăn cho việc xét nghiệm tầm soát thường quy để đánh giá nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, nhất là chỉ số thyroglobulin.

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thường được chỉ định cho các trường hợp:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang có kích thước lớn hơn 4cm hoặc kích thước nhỏ hơn nhưng tồn tại nhiều nốt tổn thương ở cả 2 thùy.
  • Tình trạng tế bào ung thư đã có dấu hiệu xâm lấn ra bên ngoài tổ chức tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp đã có di căn hạch cổ hoặc có di căn đến các cơ quan khác như phổi, xương, gan,…

Phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành mổ cắt bỏ hết toàn bộ 2 thùy và eo tuyến giáp thông qua vết rạch nhỏ khoảng 2,5cm ở giữa cổ. Đồng thời, các hạch lân cận cũng sẽ được nạo vét và đem đi làm sinh thiết để đánh giá tế bào ung thư đã lan đến bao nhiêu hạch. Và sau phẫu thuật bệnh nhân bắt buộc phải uống thuốc bổ sung hooc môn tuyến giáp cả đời. 

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật này là có thể giúp loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Và việc kiểm tra đánh giá định kỳ về nguy cơ tái phát sau phẫu thuật sẽ thuận lợi hơn so với phương pháp mổ cắt bỏ 1 phần tuyến giáp.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Hiện nay, với trình độ của các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo liên tục để nâng cao tay nghề và các máy móc, dụng cụ hỗ trợ phẫu thuật cũng rất hiện đại. Vì thế tình trạng biến chứng trong và sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường rất ít gặp và đây cũng là một phương pháp điều trị được đánh giá là an toàn và hiệu quả.

Một số rủi ro biến chứng hiếm gặp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể kể đến bao gồm:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Vết mổ lâu lành, sưng tấy đỏ, chảy dịch mủ, toàn trạng bệnh nhân có thể sốt, đau nhức vết mổ và cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này có thể được xử lý bằng cách dùng kháng sinh, nặng hơn bệnh nhân có thể phải hút dịch, xử lý lại vết mổ.
  • Chảy máu quá nhiều hoặc tụ máu ở cổ gây chèn ép đường thở.
  • Thay đổi giọng nói hoặc mất giọng tạm thời hay vĩnh viễn do quá trình phẫu thuật làm tổn thương đến dây thanh quản. 
Sau mổ ung thư tuyến giáp bệnh nhân có thể bị khàn giọng do tổn thương dây thanh quản
  • Suy giáp thường gặp ở những bệnh nhân phải cắt toàn bộ tuyến giáp làm nồng độ hoóc môn tuyến giáp bị cắt giảm đột ngột. Một số triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị biến chứng suy giáp bao gồm mệt mỏi, tăng cân đột ngột, sợ lạnh, khô da, tóc yếu dễ gãy rụng,…
  • Suy tuyến cận giáp do vị trí tuyến cận giáp nằm ở ngay sau tuyến giáp rất dễ bị tổn thương trong quá trình mổ. Vì tuyến cận giáp có chức năng điều hòa nồng độ canxi trong máu, nên nếu bệnh nhân gặp biến chứng này thường bị hạ canxi đột ngột, cơ co quắp, tê ngứa lòng bàn tay, bàn chân.

Chăm sóc sức khỏe sau mổ ung thư tuyến giáp

Quá trình mổ ung thư tuyến giáp thường kéo dài trong thời gian từ 1 đến 2 tiếng, sức khỏe bệnh nhân cũng sẽ bị suy yếu nhiều. Do đó, sau phẫu thuật bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách để giảm đỡ những triệu chứng khó chịu và giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Bạn cần lưu ý một số thông tin khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau mổ như sau:

  • Khi cổ bị tê cứng, đau sau phẫu thuật, thời gian đầu bạn có thể dùng thuốc giảm đau hỗ trợ. Sau đó bạn nên sử dụng các liệu pháp vật lý trị liệu như xoa bóp để giãn cơ, tăng độ linh hoạt cho các đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không nên nâng các vật nặng trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật.
  • Nếu gặp biến chứng suy tuyến cận giáp gây giảm nồng độ canxi máu, bạn có thể sử dụng thêm canxi và vitamin D dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chăm sóc vết mổ: Không tự ý tháo băng vết mổ và bôi bất kỳ loại thuốc hay hóa chất nào lên vết mổ chưa lành khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Bạn cần giữ cho vết mổ luôn được sạch sẽ khô thoáng. Khi được bác sĩ cho phép tháo băng, bạn cần bảo vệ vết mổ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Khi vết mổ đã lành, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số sản phẩm giúp thúc đẩy quá trình tái tạo lại tế bào da, làm mờ sẹo.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sau phẫu thuật vết mổ còn đau và vấn đề ăn uống của bạn cũng bị ảnh hưởng, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng như món cháo, súp, hầm. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm sữa dinh dưỡng hoặc yến chưng để sức khỏe nhanh hồi phục hơn.
  • Những bệnh nhân phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp cần lưu ý sử dụng thuốc bổ sung hooc môn tuyến giáp đều đặn hàng ngày. Và bạn cần phải đi kiểm tra đánh giáp nồng độ T3, T4, TSH thường xuyên để theo dõi xem liều lượng hooc môn bạn đang sử dụng đã phù hợp chưa hay cần thay đổi, điều chỉnh lại.

Như vậy, ung thư tuyến giáp có nên mổ không còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ dựa theo tình trạng sức khỏe, thể bệnh và giai đoạn. Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để nhanh có kết quả kiểm soát tốt căn bệnh ung thư tuyến giáp này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178