Góc tư vấn: Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không?

Xạ trị là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh lý khối u ác tính. Vậy ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý thường gặp nhất trong các loại bệnh ung thư thuộc hệ nội tiết, chiếm tỷ lệ đến 90%. Đây là căn bệnh có tiên lượng điều trị khá tốt nếu bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Các phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay bao gồm phẫu thuật, điều trị xạ, hóa chất, liệu pháp hooc môn, các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ.

Như vậy, xạ trị là một phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp ung thư tuyến giáp đều được chỉ định xạ trị. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp. 

Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn I, tế bào ác tính chỉ nằm tại tuyến giáp, chưa có di căn hạch thì có thể bệnh nhân có thể chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng liệu pháp hooc môn thay thế. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hơn, đã có di căn hạch hoặc xâm lấn sang cơ quan khác thì liệu pháp xạ trị sẽ được chỉ định sau phẫu thuật hoặc trước phẫu thuật để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Như vậy, ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Và nếu có chỉ định xạ trị của bác sĩ đưa ra, bạn nên tuân thủ tốt phác đồ điều trị để làm gia tăng tỷ lệ khỏi bệnh và giúp kéo dài thêm thời gian sống cho bạn. Cụ thể, nếu tuân thủ tốt phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra thì tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp như sau:

  • Phát hiện bệnh ở giai đoạn I hoặc giai đoạn II và người bệnh có can thiệp điều trị tích cực ngay thì tỷ lệ sống trên năm là xấp xỉ 100% và cơ hội sống trên 10 năm là 75%.
  • Phát hiện bệnh ở giai đoạn III, tế bào ung thư đã di căn ra bên ngoài tuyến giáp, nếu can thiệp điều trị ngay thì cơ hội sống trên 5 năm là trên 80%.
  • Phát hiện bệnh ở giai đoạn 4, tế bào ung thư đã lan rộng và di căn sang cơ quan khác, nếu điều trị tích cực bạn có thể sống trên 5 năm với tỷ lệ dưới 50% tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe và thể bệnh.

Mục đích và vai trò của xạ trị ung thư tuyến giáp

Xạ trị ung thư tuyến giáp bao gồm 2 loại là xạ trị iod 131 và xạ trị chiếu ngoài. Tùy thuộc vào giai đoạn và thể bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xạ trị phù hợp với bệnh nhân. 2 phương pháp này cũng có thể được chỉ định phối hợp cùng với nhau để làm gia tăng hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

Đối với trường hợp, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa như ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang các tế bào nang giáp có đặc điểm bắt giữ iod phóng xạ rất tốt. Vì thế, phương pháp xạ trị iod 131 thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang đã phẫu thuật nhưng chưa triệt để hoặc những trường hợp có di căn hạch hoặc di căn đến cơ quan khác.

Điều trị iod phóng xạ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, phòng ngừa nguy cơ tái phát

Với những trường hợp bị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa hoặc biệt hóa kém như thể tủy, các tế bào nang giáp không hấp thụ iod phóng xạ. Vì thế điều trị iod phóng xạ không được chỉ định trong những trường hợp này. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị chiếu ngoài.

Xạ trị iod 131 hoặc xạ trị chiếu ngoài trong điều trị ung thư tuyến giáp đều mang lại tác dụng là giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật để phòng ngừa tái phát di căn ở giai đoạn sớm. Còn với những bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn, phương pháp xạ trị sẽ giúp kéo dài thêm tuổi thọ, giảm nhẹ triệu chứng, tăng cường chất lượng sống thêm cho bệnh nhân.

Ngoài ra, phương pháp xạ trị iod 131 còn được chỉ định để xạ hình tuyến giáp giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp hoặc giúp đánh giá được tình trạng tế bào bào ung thư trước và sau phẫu thuật.

Xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp bao nhiêu tiền?

Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không chúng ta đã có câu trả lời, chi phí xạ trị là bao nhiêu là câu hỏi cũng đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Thực tế, chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xạ trị, phác đồ tia xạ bao nhiêu tia, liều uống phóng xạ của bệnh nhân, bệnh nhân có bảo hiểm y tế không,…

Ví dụ, một bệnh phải điều trị iod phóng xạ 131 mỗi đợt điều trị cần chi trả 3-5 triệu đồng nếu điều trị ở liều thấp. Còn nếu điều trị ở liều cao bệnh nhân sẽ phải chi trả mức giá cao hơn khoảng 10 triệu đồng. Và mỗi đợt điều trị phóng xạ như vậy người bệnh sẽ phải điều trị từ 3 đến 5 lần.

Đối với xạ trị chiếu ngoài, mỗi phác đồ điều trị của bệnh nhân gồm 20-35 lần chiếu tia xạ. Số tia xạ phụ thuộc vào tình trạng, kích thước, số lượng khối u và khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị. Bệnh càng ở giai đoạn sớm thì người bệnh điều trị sẽ đơn giản hơn và chi phí điều trị ung thư cũng được giảm đi đáng kể.

Đặc biệt, nếu xác định đi điều trị ở bệnh viện, bạn nên mua bảo hiểm y tế để được hưởng thêm hỗ trợ từ bảo hiểm, sẽ giúp bạn giảm đỡ một phần gánh nặng về chi phí điều trị.

Các tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị xạ trị ung thư tuyến giáp và cách khắc phục

Tác dụng phụ của xạ trị iod phóng xạ

Điều trị bằng iod 131 bạn sẽ phải đưa một lượng phóng xạ vào cơ thể để phá hủy tế bào ung thư còn sót lại. Do đó, bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói, ăn không có cảm giác ngon miệng.
  • Sưng đau tại vị trí tuyến giáp do iod phóng xạ phá hủy tế bào ung thư gây ra các phản ứng viêm sưng tại chỗ.
  • Khô miệng, mất vị giác một thời gian sau điều trị do iod phóng xạ ảnh hưởng đến hoạt động tuyến nước bọt.
  • Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới như vô sinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt, tăng khả năng dị tật thai nhi. Chính vì thế, phụ nữ sau điều trị iod phóng xạ được khuyến cáo ít nhất sau điều trị 6 tháng mới nên có thai.
  • Nguồn phóng xạ đi vào cơ thể, cơ thể bị nhiễm xạ nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu ở người bệnh.
  • Có thể gây chứng khô mắt ở một số người bệnh.

Tác dụng phụ của xạ trị chiếu ngoài

Phương pháp xạ trị chiếu ngoài sử dụng chùm sóng năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư, áp dụng ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn thể không biệt hóa hoặc biệt hóa kém. Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp bao gồm:

  • Mệt mỏi, đau, bỏng rát ở vùng chiếu xạ.
  • Da vùng chiếu xạ có biểu hiện giống như cháy nắng như đỏ da, khô da, da bong tróc. Tác dụng phụ này sẽ dần biến mất một thời gian sau kết thúc điều trị.
  • Nếu bệnh nhân thực hiện xạ trị vùng đầu cổ sẽ gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, mất vị giác, niêm mạc miệng đau rát, khó nuốt, nốt đau, khàn giọng.

Cách khắc phục giảm đỡ tác dụng phụ của xạ trị

Như vậy, cả phương pháp xạ trị iod 131 hay xạ trị chiếu ngoài điều trị ung thư tuyến giáp đều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể tham khảo những thông tin sau để giảm đỡ một phần tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp xạ trị gây ra:

  • Trong thời gian xạ trị, người bệnh nên sử dụng các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu để giảm cảm giác đau rát, khó nuốt khi ăn. Nếu vấn đề ăn uống không đảm bảo, người bệnh có thể sử dụng thêm sữa dành cho người bệnh ung thư để đảm dinh dưỡng đầy đủ giúp sức khỏe nhanh hồi phục hơn.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn đồ ăn mềm lỏng như cháo, súp để giảm đỡ cảm giác đau, khó nuốt do xạ trị gây ra
  • Người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả như nước dừa, nước ép táo, nước ép ổi,… để bổ sung thêm nhiều vitamin khoáng chất và giảm cảm giác đau rát do xạ trị gây ra.
  • Sử dụng thêm một số loại kem bôi da để bôi thêm vào vùng da chiếu xạ để giảm kích ứng nóng rát do xạ trị gây ra.
  • Phương pháp xạ trị gây ra triệu chứng khô miệng, mất vị giác bạn có thể sử dụng thêm kẹo cao su không đường để giảm những triệu chứng khó chịu này.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị của phác đồ xạ trị. Bạn có thể tập thêm một số bộ môn thể dục nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái và cơ thể dễ chịu hơn.

Một số lưu ý khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị

Nếu được chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần lưu ý một số thông tin quan trọng như sau:

  • Nếu bạn được chỉ định điều trị bằng I131 cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ ăn kiêng iod 14 ngày trước khi vào điều trị. Các thức ăn bạn cần kiêng tuyệt đối bao gồm những thực phẩm có chứa iod, sữa và chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, các thực phẩm có chứa lòng đỏ trứng.
  • Khi uống iod phóng xạ bạn chính là nguồn phát xạ di động nên cần tránh tiếp xúc với người khác trong một thời gian theo khuyến cáo của bác sĩ. Liều lượng I131 bạn uống càng cao thì thời gian cách ly càng dài. Đặc biệt, bạn cần chú ý tuyệt đối không tiếp xúc gần với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người cao tuổi trong thời gian ít nhất 7-10 ngày.
  • Iod phóng xạ có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, vì thế sau khi kết thúc đợt điều trị, bạn cần đợi ít nhất 6 tháng sau mới nên có thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong thời gian có thai, bạn cần theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
  • Nam giới khi điều trị bằng iod phóng xạ có khả năng bị vô sinh sau điều trị do ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Vì thế, nếu bạn còn trẻ và chưa có con thì nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng để đảm bảo nhu cầu sinh sản sau khi điều trị xong.
  • Nếu bạn điều trị bằng xạ trị chiếu ngoài thì không cần cách ly với người xung quanh, bạn vẫn ăn uống sinh hoạt với người thân bình thường sau điều trị.
  • Sau điều trị xong, cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ bác sĩ đưa ra để theo dõi tình trạng sức khỏe tốt nhất, nếu có dấu hiệu tái phát cần điều trị ngay sẽ hiệu quả và đơn giản hơn.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã hiểu rõ đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định bác sĩ đưa và có chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ