[ Đọc ngay] Bị ung thư não nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

Bệnh nhân ung thư não nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp nâng cao sức khỏe đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả? Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về các thực phẩm mà người bệnh ung thư não nên ăn và không nên ăn.

XEM THÊM:

1. Một số thông tin chung về bệnh ung thư não

Ung thư não là căn bệnh xảy khi xuất hiện quá trình hình thành và phát triển của khối u ác tính não. Có 2 dạng của ung thư não đó là: 

  • Ung thư não bộ nguyên phát: Theo thống kê, có hơn 75% số bệnh nhân bị ung thư não thuộc loại này. Nguyên nhân là do khối u não phát triển một cách tự nhiên mà người bệnh không biết, để khối u phát triển trong thời gian quá lâu dẫn đến ung thư não.
  • Ung thư não bộ thứ phát: Số ca ung thư não thuộc trường hợp này chiếm khoảng 25%. Nguyên nhân xuất phát từ một bộ phận trong cơ thể bị ung thư ( như là ung thư phổi, đại tràng, thận,…). Sau đó khối u di căn đến các bộ phận khác và trong đó có não bộ rồi nhanh chóng biến chuyển thành ung thư não.

Các triệu chứng của bệnh ung thư não không giống nhau ở từng giai đoạn bệnh mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí và kích thước của khối u. Người bệnh cần chú ý tới các biểu hiện và dấu hiệu ung thư não để có thể phát hiện và chữa trị dứt điểm. 

Hiện nay, các chuyên gia chưa thể đưa ra được các nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư não. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra bệnh ung thư não như là:

  • Các trường hợp người bệnh đã từng thực hiện điều trị bằng xạ trị ở các khu vực như đầu – mặt – cổ hoặc làm việc, tiếp xúc với môi trường có chất phóng xạ, hóa chất độc hại như các dung môi, nhựa vinyl, thuốc trừ sâu,…
  • Hội chứng Neurofibromatosis (hội chứng u sợi thần kinh) là một loại bệnh ở sợi thần kinh và gây ảnh hưởng đến não, dây thần kinh và tủy sống của bệnh nhân.
  • Hội chứng Turcot: Đây là hội chứng tạo nhiều polyp trong khối u ở não và đại tràng.
  • Người có nhiễm virus CMV hay EBV là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Một số trường hợp khác có khả năng bị ung thư não cao đó là: Tuổi cao, di truyền trong gia đình có tiền sử người bị ung thư não.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh ung thư não. Trong quá trình chữa bệnh, bên cạnh các phương pháp điều trị thì người bệnh và gia đình cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm người bệnh ung thư não nên ăn và không nên ăn.

Ung thư não nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Bệnh nhân ung thư não nên ăn những loại thực phẩm nào?

Nếu còn phân vân không biết bệnh nhân ung thư não nên ăn gì thì hãy tham khảo một số thực phẩm gợi ý sau nhé:

2.1. Acid folic

Một số nghiên cứu đã cho kết quả, nếu cơ thể có thể nhận được đủ lượng axit folic cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, thì điều này sẽ giúp kìm hãm tốc độ lây lan của các tế bào ung thư diễn ra một cách chậm hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bệnh nhân cần cung cấp cho cơ thể một lượng ít nhất khoảng 400mg acid folic. Một số loại thực phẩm có hàm lượng acid folic dồi dào được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh ung thư não vào các bữa ăn hàng ngày như là:

  • Các loại rau tươi có màu xanh thẫm như cải xoăn, rau bina…
  • Ngũ cốc: Tốt nhất người bệnh nên ăn bữa sáng cùng với ngũ cốc.
  • Đậu hạt.
  • Các loại hạt, ví dụ như là vừng, lạc.
  • Súp lơ xanh ( hay còn gọi là bông cải xanh).
  • Trái cây tươi, đặc biệt là cam, bưởi.
  • Gan ( theo các nghiên cứu cho thấy trong 300g gan có chứa tới khoảng 176 axit folic) và một số bộ phận nội tạng. Tuy nhiên, đối với người bệnh không nên ăn quá nhiều các loại nội tạng này do ngoài acid folic thì chúng có chứa nhiều chất béo và một số độc tố không tốt cho sức khỏe.
  • Một số loại thịt gia cầm như gà, vịt…

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung acid folic từ tự nhiên, người bệnh có thể bổ sung thêm bằng các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng và không được lạm dụng.

2.2. Thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa với hàm lượng cao trong nhiều loại thực phẩm được biết đến với khả năng chống lại và ngăn ngừa quá trình phát triển của bệnh ung thư não.

Những thực phẩm có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao như là: quả việt quất, dâu tây, nho, cam quýt và táo… Các loại trái cây càng tươi ngon, được sử dụng ngay sau khi thu hái sẽ càng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm này nhé!

2.3. Thực phẩm giàu Omega-3

Omega -3 có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm như nhiều loại cá, các loại hạt. Đây không chỉ là hợp chất có thể chống lại nhiều căn bệnh ung thư bằng cách làm giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, mà còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, người bệnh ung thư não nên sử dụng các thực phẩm giàu omega 3. Bởi vì nếu người bệnh có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn thì cơ thể cũng sẽ có được khả năng chống lại các tế bào ung thư tốt hơn.

2.4. Thực phẩm có các chất chống ung thư

Bệnh nhân ung thư não nên thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày một số các thực phẩm có chứa nhiều chất chống ung thư như là: Cà chua, bông cải xanh, trà xanh, đậu nành ở dạng thô… Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại vitamin D, C, E ở dạng tổng hợp nhưng cần ý kiến của bác sĩ.

2.5. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu trong khẩu phần ăn có chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể đồng thời hỗ trợ tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị lên cao hơn.

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng, sửa chữa các tế bào, giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn cũng như tăng cường khả năng miễn dịch. Các loại vitamin C, D, E, K…cũng là những hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh tránh khỏi quá trình phá hủy của tế bào ung thư gây ra.

2.6. Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Bên cạnh đó, sữa chua cũng là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, giúp cho cơ thể người bệnh điều chỉnh hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng các loại sữa chua có đường, có hương vị và chất tạo màu. Nên kết hợp sử dụng sữa chua với quả mọng, mật ong, các loại hạt hoặc quế để tăng thêm hương vị thơm ngon đồng thời cách làm đơn giản và lành mạnh.

Bên cạnh chế độ ăn uống và áp dụng phương pháp điều trị thì người bệnh nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ giúp tăng hiệu quả đẩy lùi bệnh tật dễ dàng hơn.

3. Người bị bệnh ung thư não nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì bệnh nhân ung thư não cũng cần chú ý tới một số loại thực phẩm mà người bị bệnh này không nên ăn:

  • Những món ăn được chế biến cùng với nhiều dầu mỡ như các món chiên, rán, xào…
  • Một số loại thực phẩm được chế biến theo kỹ thuật lên men như dưa muối, cà muối, hành muối…
  • Các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia như thịt xông khói, xúc xích…
  • Hạn chế những loại thực phẩm có hàm lượng đạm quá cao như là: trứng vịt lộn, thịt chó…
Không ăn các loại thực phẩm muối chua

4. Một số sai lầm trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư não 

4.1. Chế độ ăn bồi bổ quá mức

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư não trong quá trình điều trị thì cơ thể thường sẽ ở trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thần kinh bị căng thẳng cũng như chán ăn…Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp người thân đã luôn cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng một cách tối đa nhất có thể cho người bệnh.

Các loại thảo dược bổ hay được ưa chuộng sử dụng như là nhân sâm, tam thất, rùa, đông trùng hạ thảo…Đây đều là những thực phẩm có công dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên lạm dụng những loại thảo dược này quá mức. Bởi vì, việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể người bệnh không thể tiêu hóa và hấp thụ được hết, dẫn đến nhiều vấn đề tiêu hóa như là đầy bụng, khó tiêu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bệnh vừa phải trải qua quá trình điều trị kéo dài, cộng thêm các yếu tố như cơ thể suy nhược, mệt mỏi và một số cơ quan trong cơ thể bị suy yếu, ảnh hưởng ( như gan, tụy, dạ dày…).

3.2. Chế độ ăn uống cắt giảm quá mức

Bên cạnh việc tẩm bổ quá mức thì nhiều trường hợp người bệnh lại có quan niệm cho rằng hạn chế ăn uống để giảm bớt nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng cho các tế bào ung thư. Từ đó, giảm thiểu tốc độ phát triển và di căn của các tế bào ung thư. Nhưng trên thực tế, đây là một quan niệm rất có hại cho sức khỏe và hoàn toàn sai lầm.

Cho tới hiện nay, vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được rằng việc cắt giảm chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp hạn chế nguy cơ phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư.

Tốt nhất, người bệnh nên có chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với thể trạng của mỗi người. 

Một số món ăn, thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng trong thực đơn ăn uống của bệnh nhân ung thư não như là canh bí đỏ hạt sen, canh xương hầm, hoa quả tươi, rau xanh, các sản phẩm chiết xuất từ đậu nành, các thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa…

Trên đây là toàn bộ bài viết giải đáp câu hỏi bệnh nhân ung thư não nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với thể trạng của mỗi người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: Lời nhắn gửi – Cùng GENK STF trao gửi lời yêu thương